35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung thường được khuyến nghị cho trẻ từ 12-13 tuổi để bảo vệ và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trước khi có quan hệ tình dục lần đầu tiên. Vậy, 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung thường được khuyến nghị cho trẻ từ 12-13 tuổi để bảo vệ và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trước khi có quan hệ tình dục lần đầu tiên. Vậy, 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không? Cùng Nhà thuốc Bắc Giang đi tìm lời giải đáp ngay sau đây!

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung bao nhiêu tuổi?

[engage-subot id="873"]
Vắc xin HPV giúp bảo vệ chống lại virus u nhú ở người (HPV). HPV là một nhóm gồm hơn 200 loại virus liên quan, trong đó có hơn 40 loại lây lan qua quan hệ tình dục trực tiếp. Trong số này, 2 loại HPV gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục và khoảng chục loại HPV có thể gây ra một số loại ung thư như ung thư cổ tử cung, hậu môn, hầu họng, dương vật, âm hộ và âm đạo. Hầu hết trường hợp ung thư cổ tử cung đều do virus HPV gây ra.

Chích ngừa ung thư cổ tử cung bao nhiêu tuổi? Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đề nghị tiêm ngừa ung thư cổ tử cung (hay tiêm vắc xin HPV) cho trẻ trong độ tuổi 11 hoặc 12. Đây là độ tuổi lý tưởng để tiêm ngừa trước khi một người bắt đầu có hoạt động tình dục. Vắc xin HPV hoạt động tốt nhất khi bạn tiêm trước khi có quan hệ tình dục lần đầu tiên.

35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?

CDC cũng đề nghị tiêm ngừa ung thư cổ tử cung bổ sung cho tất cả những người từ 26 tuổi trở xuống chưa được tiêm phòng đầy đủ với liệu trình tiêm như sau:

  • Những người dưới 15 tuổi có thể tiêm ngừa 2 mũi tiêm. Mũi thứ 2 được tiêm 6 đến 12 tháng sau mũi đầu tiên. Mũi đầu tiên có thể bắt đầu ngay từ năm 9 tuổi.
  • Những người bắt đầu tiêm muộn hơn, trong độ tuổi từ 15 đến 26, nên tiêm 3 mũi. Mũi thứ 2 được tiêm sau mũi đầu tiên 2 tháng và mũi thứ 3 được tiêm sau mũi thứ 2 khoảng 4 tháng. Như vậy, tổng cộng phải mất khoảng 6 tháng để tiêm đủ 3 mũi.
  • 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?

    Vậy, 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không? Câu trả lời là CÓ THỂ ĐƯỢC. Mọi người từ 26 tuổi trở lên nên tiêm vắc xin HPV nếu họ chưa được tiêm phòng đầy đủ trước đó. Vắc xin Gardasil 9 đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt tiêm cho nam và nữ trong độ tuổi từ 9 đến 45 tuổi.

    Việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung cho người lớn hơn 26 tuổi có thể mang lại ít lợi ích hơn. Nếu bạn ở trong độ tuổi từ 27 đến 45, hãy thảo luận với bác sĩ về lợi ích và nguy cơ của việc tiêm ngừa. Sau đó, bạn có thể quyết định xem mình có nên tiêm hay không. 

    Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có mang lại lợi ích nếu đã quan hệ tình dục không?

    35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?

    Như đã nói ở trên, độ tuổi lý tưởng để tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là trước khi một người bắt đầu có hoạt động tình dục. Trên thực tế, 35 thường là độ tuổi mà một người có nhiều khả năng đã xảy ra hoạt động tình dục. Vì vậy, nhiều người thường băn khoăn không biết 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không do sợ tốn kém chi phí mà lại không mang lại hiệu quả phòng ngừa bệnh tối đa.

    Một khi đã quan hệ tình dục thì nguy cơ nhiễm virus HPV là rất cao. Tiêm ngừa sẽ không bảo vệ cơ thể chống lại các chủng virus HPV có thể đã lây nhiễm trước khi tiêm. Nguyên nhân là vì mục tiêu của việc tiêm ngừa là ngăn ngừa và bảo vệ cơ thể khỏi chủng virus mới chưa mắc phải. Bên cạnh đó, nếu một người nhiễm virus HPV, tiêm ngừa sẽ không giúp cơ thể loại bỏ nhiễm trùng đang tồn tại trong cơ thể.

    Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ngay cả khi bạn đã quan hệ tình dục hoặc bị nhiễm virus HPV, bạn vẫn có thể hưởng lợi ích từ việc tiêm ngừa. Có nhiều chủng virus HPV gây ung thư cổ tử cung và tiêm ngừa có thể bảo vệ bạn khỏi chủng virus HPV bất kỳ mà bạn chưa mắc phải. Vì vậy, bất kể tuổi tác, hãy hỏi bác sĩ xem 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không trong trường hợp của mình để cân nhắc và tìm hiểu xem vắc xin HPV có mang lại lợi ích cho bạn hay không.

    Ai không nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung?

    Nếu bạn thắc mắc “35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?” thì những trường hợp sau đây tuyệt đối KHÔNG NÊN tiêm ngừa:

  • Phụ nữ đang mang thai
  • Người đã bị phản ứng dị ứng sau lần tiêm ngừa đầu tiên hoặc nếu một người đã từng bị dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ), đe dọa tính mạng
  • Những người đang bị bệnh ở mức độ vừa phải hoặc nặng nên đợi cho đến khi cảm thấy khỏe hơn mới tiêm ngừa.
  • Một số lưu ý khác khi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung

    35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?

    Dù 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không hay bạn tiêm ngừa ở độ tuổi nào thì cũng nên lưu ý những điều sau đây:

    • Tiêm vắc xin HPV đã được chứng minh là an toàn trong đa số trường hợp. Các tác dụng phụ thường gặp như đau nhức, sưng tấy hoặc mẩn đỏ tại chỗ tiêm; đôi khi chóng mặt hoặc ngất xỉu xảy ra sau khi tiêm; nhức đầu, buồn nôn, nôn, mệt mỏi hoặc suy nhược cũng có thể xảy ra.
    • Tiếp tục theo dõi sau khi tiêm vắc xin để phát hiện các vấn đề bất thường hoặc nghiêm trọng.
    • Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung không thay thế xét nghiệm Pap. Sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap thường xuyên kể từ năm 21 tuổi để tìm ra bất kỳ thay đổi bất thường nào trong tế bào có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.
    • Tiêm vắc xin HPV không thay thế cho việc sử dụng bao cao su để bảo vệ chống lại các chủng virus HPV khác và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác khi quan hệ tình dục.

    Hi vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?” để có quyết định chính xác. Hãy thăm khám với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của ung thư cổ tử cung như chảy máu âm đạo bất thường sau khi quan hệ tình dục, giữa kỳ kinh hoặc sau khi mãn kinh; đau vùng xương chậu; hoặc đau khi quan hệ tình dục.

    Read the original article at here.
    Leave your comment

    Hãy là người đầu tiên
    bình luận trong bài

    Tin tức mới nhất

    Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
    Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào
    Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?
    “Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để
    Hình ảnh tin tức Uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không?
    Mỡ máu cao hiện là một trong những tình trạng đáng báo động bởi không chỉ người lớn tuổi mà nhiều người trẻ cũng đang gặp phải. Mỡ máu cao gây ra
    Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
    Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
    Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
    Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như