Cẩn trọng với 5 tác hại của sầu riêng trước khi ăn

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách, sầu riêng cũng có thể gây ra một số tác hại cho sức khỏe. Vậy tác hại của sầu riêng là gì? Ăn sầu

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách, sầu riêng cũng có thể gây ra một số tác hại cho sức khỏe. Vậy tác hại của sầu riêng là gì? Ăn sầu riêng có mập không? Ai không nên ăn sầu riêng?

Hãy cùng NT BacGiang tìm hiểu trong bài viết sau bạn nhé.

Năng lượng và các chất dinh dưỡng trong sầu riêng

Sầu riêng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

Bảng thành phần dinh dưỡng trong sầu riêng

Theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, Viện Dinh Dưỡng, Bộ Y tế, thành phần dinh dưỡng trong 100gr múi sầu riêng chứa:

  • Năng lượng: 132 KCal
  • Nước: 66.8g
  • Protein: 2.5g
  • Glucid (Carbohydrate): 26.9g
  • Lipid (Fat): 1.6g
  • Chất xơ: 1.4g
  • Vitamin: Vitamin B1 (0.27mg), vitamin B2 (0.29mg), vitamin C
  • (37mg), vitamin PP (1.2mg), vitamin B5 (0.23mg), vitamin B6 (0.316mg), folate (36μg)…
  • Khoáng chất: Calci (20mg), sắt (0.90mg), magiê (33mg), mangan (0.330mg), phospho (63mg), kali (601mg), natri (1mg), kẽm (0.28mg)…

1 múi sầu riêng bao nhiêu calo?

Lượng calo trong một múi sầu riêng phụ thuộc vào kích thước của múi và loại sầu riêng. Trung bình, một múi sầu riêng cỡ vừa có thể chứa từ 50kcal đến 70kcal.

Để biết chính xác 1 múi sầu riêng bao nhiêu calo, bạn có thể sử dụng cân thực phẩm để cân múi sầu, sau đó tra cứu lượng calo dựa trên bảng giá trị dinh dưỡng của sầu riêng.

Cẩn trọng với 5 tác hại của sầu riêng trước khi ăn

Ăn sầu riêng có tác dụng gì?

Không chỉ thơm ngon, việc bổ sung sầu riêng vào chế độ ăn uống đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Một số hợp chất trong sầu riêng có thể giúp giảm mức cholesterol và nguy cơ xơ cứng động mạch.
  • Giảm nguy cơ ung thư: Sầu riêng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh: Chất xơ trong sầu riêng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Sầu riêng chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các bệnh nhiễm trùng.
  • Hỗ trợ sức khỏe thần kinh: Sầu riêng cung cấp dồi dào các loại vitamin thiết yếu. Trong đó có thiamin – có thể giảm nguy cơ mắc chứng Alzheimer ở người già.
  • Sầu riêng có tác dụng gì với phụ nữ: Loại quả này chứa khá nhiều vitamin B, giúp cải thiện tâm trạng, giảm trầm cảm. Đồng thời, trái sầu riêng cũng là nguồn cung cấp folate quan trọng cho phụ nữ trẻ.

Cẩn trọng với 5 tác hại của sầu riêng trước khi ăn

Bên cạnh những lợi ích sức khỏe của sầu riêng, bạn nên cân nhắc những rủi ro tiềm ẩn mà loại thực phẩm này mang lại khi sử dụng sai cách.

1. Gây tăng cân do hàm lượng calo cao

Mặc dù sầu riêng không chứa cholesterol hoặc chất béo không lành mạnh, nhưng nó có nhiều calo. Một quả sầu riêng nhỏ nặng khoảng 600gr chứa gần 800 calo. Con số này bằng khoảng 40% lượng calo cần thiết mỗi ngày cho một người trưởng thành trung bình.

Do đó, nếu bạn ăn quá nhiều sầu riêng có thể dẫn đến tăng cân, tích tụ lượng mỡ thừa trong cơ thể.

Bạn có thể quan tâm:

2. Gây nóng trong người

Theo quan điểm của Đông y, sầu riêng được coi là thực phẩm có tính ấm. Ăn quá nhiều sầu riêng có thể khiến bạn gặp phải các triệu chứng khó chịu như loét miệng, táo bón hoặc tăng đờm. Do đó, những người có cơ địa dễ nóng trong người nên hạn chế ăn sầu riêng.

3. Tác hại của sầu riêng gây dị ứng

Mặc dù hiếm gặp nhưng các trường hợp dị ứng sầu riêng đã được ghi nhận và có liên quan đến viêm da tiếp xúc. Nếu bạn nghi ngờ mình có những triệu chứng dị ứng thực phẩm với sầu riêng, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia về dị ứng để được kiểm tra.

Bạn có thể quan tâm:

4. Gây tăng kali máu

Tăng kali máu là một bệnh cấp tính đe dọa tính mạng khẩn cấp. Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối dễ bị tăng kali máu vì kali được đào thải qua thận. Do đó, người mắc bệnh thận nên tránh thực phẩm có hàm lượng kali cao như sầu riêng.

Cẩn trọng với 5 tác hại của sầu riêng trước khi ăn

5. Gây ra các tác dụng phụ khi dùng cùng với rượu

Sầu riêng chứa các hợp chất lưu huỳnh có thể làm chậm quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể. Ngoài ra, gan cũng phải xử lý đường và chất béo trong sầu riêng cùng một lúc. Nếu bạn kết hợp sầu riêng với rượu và tiêu thụ chúng với số lượng lớn, bạn có thể bị đầy hơi, khó tiêu và tình trạng say rượu nặng hơn.

Bạn có thể quan tâm:

Ai không nên ăn sầu riêng?

Những đối tượng sau đây không nên ăn sầu riêng hoặc nên hạn chế ăn:

  • Người có cơ địa nóng: Những người có cơ địa nóng, hay bị nhiệt miệng, táo bón, nổi mụn… nên hạn chế ăn sầu riêng
  • Người bị dị ứng sầu riêng
  • Người có vấn đề về thận
  • Người nghiện rượu
  • Người đang sử dụng một số loại thuốc: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn sầu riêng nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Lưu ý để tránh tác hại của sầu riêng:
  • Nên ăn sầu riêng chín tới, không nên ăn sầu riêng chưa chín hoặc đã chín quá.
  • Không nên ăn quá nhiều sầu riêng trong một lần.
  • Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn sầu riêng.

Sầu riêng là một loại trái cây bổ dưỡng nhưng cũng có thể gây ra một số tác hại cho sức khỏe nếu ăn quá nhiều. Do vậy, bạn nên ăn sầu riêng với lượng vừa phải và lưu ý những điều trên để đảm bảo sức khỏe.

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Hội chứng siêu nữ là gì? Chẩn đoán thế nào, điều trị ra sao?
Mới đây, thông tin về việc bé gái mắc hội chứng siêu nữ ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các mẹ bầu.
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang