Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?

Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương pháp điều trị ra sao và tiên lượng sống thế nào?

Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương pháp điều trị ra sao và tiên lượng sống thế nào? Cùng Nhà thuốc Bắc Giang tìm hiểu cụ thể trong bài viết ngay sau đây nhé!

Ung thư phổi giai đoạn cuối là gì?

Trước khi đi giải đáp cho thắc mắc “Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ung thư phổi giai đoạn cuối là giai đoạn như thế nào? Ung thư phổi giai đoạn cuối (hay ung thư phổi giai đoạn 4) là giai đoạn muộn, khi khối u bắt đầu ở một phổi đã lan sang phổi còn lại và di căn đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể, chẳng hạn như hạch bạch huyết, não, xương hoặc gan. Vì vậy, giai đoạn này còn được gọi là ung thư phổi di căn.

Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?

Nhiều người mắc ung thư phổi được chẩn đoán lần đầu tiên khi tình trạng bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối. Viện Ung thư Quốc gia ước tính rằng khoảng 40% bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ được chẩn đoán mắc bệnh ở giai đoạn 4 và 66% bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ cũng được chẩn đoán ở giai đoạn này.

Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối khác nhau tùy vào vị trí di căn, bao gồm:

  • Sưng hạch bạch huyết quanh cổ hoặc xương đòn (di căn hạch)
  • Vàng da hoặc vàng mắt (di căn gan)
  • Cảm giác đau nhức trong xương (di căn xương)
  • Nhức đầu (di căn não)
  • Các vấn đề về hệ thần kinh như vấn đề về thăng bằng, co giật, chóng mặt, yếu cơ hoặc tê ở cánh tay/chân (di căn não).

Những triệu chứng này có thể kết hợp với các triệu chứng điển hình khác của ung thư phổi, bao gồm: ho dai dẳng, đau ngực, khó thở, khàn giọng và ho ra máu.

Bạn có thể quan tâm: Ung thư phổi di căn hạch sống được bao lâu?

Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?

Câu trả lời là có thể chữa được nhưng khó chữa khỏi hoàn toàn. Chữa được ở đây tức là việc điều trị giúp kiểm soát tế bào ung thư, làm giảm nhẹ các triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân càng lâu càng tốt.

Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không và điều trị như thế nào sẽ phụ thuộc vào loại ung thư phổi, vị trí và mức độ lan rộng của ung thư, liệu các tế bào ung thư có thay đổi gen hoặc protein nhất định hay không, cũng như khả năng đáp ứng với điều trị và tình hình sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ có chữa được không?

Nếu sức khỏe bệnh nhân ổn, bác sĩ có thể chỉ định:

  • Thuốc điều trị ung thư nhắm mục tiêu
  • Liệu pháp miễn dịch
  • Hóa trị
  • Xạ phẫu lập thể (SRS) để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại
  • Xạ phẫu lập thể (SRS) não hoặc xạ trị toàn bộ não cho di căn não.
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ có chữa được không?

    Bác sĩ thường chỉ định hóa trị có hoặc không kèm theo liệu pháp miễn dịch nếu bệnh nhân có sức khỏe ổn. Sau đó, nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị, bác sĩ có thể chỉ định tiếp xạ trị ở ngực.

    Sau khi kết thúc điều trị, bệnh nhân có thể được xạ trị sọ não dự phòng (PCR) nếu đáp ứng tốt với điều trị. Loại xạ trị này nhằm mục đích tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào có thể đã di căn lên não nhưng chưa nhìn thấy được thông qua xét nghiệm hình ảnh.

    Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không? Điều trị sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng. Bác sĩ cũng có thể chỉ định:

    • Xạ trị ngoài
    • Xạ trị áp sát
    • Xạ trị lập thể (SABR) đối với trường hợp di căn ít (chỉ lan đến một hoặc một vài vị trí ở xa)
    • Điều trị bằng laser
    • Liệu pháp áp lạnh
    • Liệu pháp quang động (PDT)
    • Ống đỡ động mạch để giữ cho đường thở luôn thông thoáng
    • Đặt stent để giữ cho tĩnh mạch lớn (gọi là tĩnh mạch chủ trên) luôn mở

    Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không và sống được bao lâu?

    Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?

    Theo số liệu thống kê về tỷ lệ sống sót cho từng giai đoạn của bệnh ung thư phổi (những số liệu này được thống kê trên những người được chẩn đoán ở Anh trong khoảng thời gian từ 2016 đến 2020), khoảng 5% mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn 4 sẽ sống sót từ 5 năm trở lên kể từ khi được chẩn đoán.

    Tỷ lệ sống sót của bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối phụ thuộc rất lớn vào mức độ lan rộng của ung thư khi được chẩn đoán, loại ung thư phổi, khả năng phản ứng với điều trị và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

    Hi vọng bài viết này đã giải đáp được cho bạn thắc mắc “Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?”, cũng như cách điều trị và tiên lượng cho giai đoạn này. Hãy thăm khám với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Nếu đang hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem có nên làm sàng lọc ung thư phổi hay không để phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sớm.

    Đọc bài gốc tại đây.
    Ý kiến

    Hãy là người đầu tiên
    bình luận trong bài

    Tin tức mới nhất

    Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
    Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào
    Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?
    “Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để
    Hình ảnh tin tức Uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không?
    Mỡ máu cao hiện là một trong những tình trạng đáng báo động bởi không chỉ người lớn tuổi mà nhiều người trẻ cũng đang gặp phải. Mỡ máu cao gây ra
    Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
    Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
    Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
    Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như