Y học thường thức : Bệnh bại liệt

Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm, gây ra do nhiễm virus Polio theo đường tiêu hóa, có thể bùng phát thành dịch. Trước đây, khi xuất hiện và gây ra dịch ở hầu hết các châu lục. Ở Việt Nam: trước khi có vắc xin đã xảy ra các dịch lớn vào năm 1957-1959. Hãy cùng nhau tìm hiểu về bệnh lý nguy hiểm này.

1. Bệnh bại liệt là gì ?

Bại liệt là một bệnh lý truyền nhiễm, gây ra bởi vi rút có tên gọi là poliovirus. Hầu hết những bệnh nhân mắc phải đều không gây ra triệu chứng, tuy nhiên một số ít bệnh nhân lại có triệu chứng yếu liệt, thậm chí là tử vong.

Y học thường thức : Bệnh bại liệt
Bại liệt là một bệnh lý truyền nhiễm, gây ra bởi vi rút có tên gọi là poliovirus

Nó từng trở nên rất phổ biến ở Mỹ. Từ những năm 1950, nhờ phát minh được vắc xin ngừa bại liệt và sử dụng vắc xin rộng rãi đối với những trẻ sơ sinh mà từ năm 1979 đến nay, tại Mỹ hầu như không còn phát hiện ca bệnh mới nào.Trong khi đó tại một số nước châu Á và châu Phi, bại liệt vẫn còn là một vấn đề sức khỏe lớn.

Y học thường thức : Bệnh bại liệt

>>Có thể bạn quan tâm:

Nhận thấy được mức độ nguy hiểm của bệnh bại liệt, cho nên việc nhận biết sớm tình trạng bệnh giúp nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế tối đa biến chứng. Nhưng nhiều người không biết trước khi đi khám cần chuẩn bị những gì? Nhưng những điều này sẽ được thông tin trong bài biết: “Cần chuẩn bị những gì khi đi thăm khám bệnh Bại liệt?” của YouMed

2. Triệu chứng của chứng bại liệt

Hầu hết bệnh nhân mắc bại liệt đều không có triệu chứng, tuy nhiên vẫn có một phần nhỏ bệnh nhân biểu hiện những triệu chứng từ nhẹ đến rất nặng như :

  • Đau đầu
  • Đau họng
  • Sốt
  • Buồn nôn, nôn
  • Mệt mỏi
  • Yếu liệt, càng ngày càng tăng và diễn tiến nhanh trong vài ngày

Yếu liệt có thể ảnh hưởng đến các cơ ở tay, chân nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan trọng trong việc nuốt cũng như hít thở. Ở bệnh nhân bại liệt thường cơ ở chân bị ảnh hưởng nhiều hơn các cơ ở tay. Một số bệnh nhân yếu liệt nặng có thể dẫn đến mất khả năng đi lại, không tự thở hay tự nuốt được.

Những bệnh nhân yếu liệt cũng có thể gặp phải những vấn đề sức khỏe lâu dài khác như yếu cơ, mất khả năng tự chăm sóc bản thân. Các triệu chứng có thể kéo dài nhiều năm, dẫn đến hội chứng bại liệt bao gồm :

  • Yếu cơ mới phát hiện hoặc diễn tiến nặng nề thêm
  • Mệt mỏi
  • Đau nhức

3. Bệnh bại liệt lan truyền như thế nào?

Y học thường thức : Bệnh bại liệt
Bệnh bại liệt có thể lan truyền qua đường tiêu hóa

Vi rút poliovirus thường lan truyền theo đường tiêu hóa. Bạn có thể mắc phải khi

  • Ăn thức ăn hoặc nước uống có nhiễm vi rút
  • Chạm vào những đồ vật hoặc bề mặt có hiện diện vi rút
  • Poliovirus còn có thể lan truyền thông qua nước bọt của người mang mầm bệnh.

4. Chẩn đoán bệnh bại liệt

Y học thường thức : Bệnh bại liệt
Phương pháp chẩn đoán chủ yếu bệnh bại liệt

Chọc dò dịch não tủy thắt lưng (chọc dò thắt lưng) là phương pháp chẩn đoán chủ yếu bệnh bại liệt. Đây là phương pháp lấy mẫu dịch não tủy ở vùng thắt lưng thông qua kim nhỏ đi từ ngoài da. Dịch não tủy là chất dịch bao quanh não bộ và tủy sống, sau khi được lấy mẫu dịch não tủy sẽ được đưa đến các cơ sở để xét nghiệm đánh giá và chẩn đoán bệnh.

5. Điều trị

Phương pháp điều trị bao gồm

  • Thuốc giảm đau
  • Vật lý trị liệu
  • Hỗ trợ hô hấp

6. Phòng ngừa bệnh bại liệt

Hiện nay bệnh bại liệt có thể ngừa bằng vắc xin. Vắc xin được sử dụng ở những trẻ sơ sinh trong độ tuổi 2 tháng đến 6 tuổi.

Hiện nay tại Việt Nam hầu hết người trưởng thành đều đã được phòng ngừa bại liệt bằng vắc xin từ bé. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều quốc gia chưa sử dụng vắc xin rộng rãi, du lịch đến những vùng này có thể bị lây nhiễm nếu chưa phòng ngừa bằng vắc xin.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh bại liệt. Hy vọng cung cấp được những thông tin bước đầu giúp người đọc dễ dàng tiếp tục tìm hiểu thêm về bệnh lý nguy hiểm này

Đừng ngại để lại những thắc mắc ở phần bình luận, cũng như chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Mong nhận được những phản hồi cũng như đồng hành cùng bạn ở những bài viết kế tiếp.

(*) Bài viết chỉ mang tính tham khảo, vui lòng liên hệ bác sĩ của bạn để có thêm thông tin.

Bác sĩ : Ngô Minh Quân

 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa
Hình ảnh tin tức 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung thường được khuyến nghị cho trẻ từ 12-13 tuổi để bảo vệ và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trước khi có quan hệ tình dục lần