Xuất huyết dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Xuất huyết dạ dày thuộc nhóm các rối loạn ở đường tiêu hóa trên (bao gồm thực quản, dạ dày, phần trên của ruột non gọi là tá tràng). Chúng ta nghi ngờ chảy máu dạ dày khi có các biểu hiện như nôn ra

Xuất huyết dạ dày thuộc nhóm các rối loạn ở đường tiêu hóa trên (bao gồm thực quản, dạ dày, phần trên của ruột non gọi là tá tràng). Chúng ta nghi ngờ chảy máu dạ dày khi có các biểu hiện như nôn ra máu, đi tiêu phân đen, phân lẫn máu, đau bụng hoặc các biểu hiện của thiếu máu như mệt mỏi, nhợt nhạt. Vị trí xuất huyết chỉ được xác định bằng các kiểm tra cận lâm sàng.

Cùng tìm hiểu về đặc điểm, nguyên nhân, các dấu hiệu cũng như các phòng ngừa, điều trị tình trạng chảy máu dạ dày thông qua bài viết sau.

Tìm hiểu chung

Xuất huyết dạ dày (bao tử) là gì?

Xuất huyết dạ dày là tình trạng xuất hiện tổn thương gây chảy máu ở dạ dày (bao tử). Dạ dày là một phần của đường tiêu hóa trên, do đó, xuất huyết dạ dày được xếp vào nhóm xuất huyết tiêu hóa trên (cùng với xuất huyết thực quản và xuất huyết tá tràng).

Các dấu hiệu chảy máu dạ dày giống như các biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa nói chung. Bạn không thể tự xác định được vị trí chảy máu mà cần đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng để tìm hiểu vị trí tổn thương nằm ở dạ dày hay cơ quan khác, từ đó đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?

Chảy máu dạ dày có thể nghiêm trọng hoặc không tùy thuộc vào lượng máu mất và nguyên nhân gây chảy máu. Các biến chứng có thể gặp phải bao gồm: thiếu máu, sốc và tử vong.

Chảy máu ồ ạt cực kỳ nguy hiểm và cần cấp cứu ngay lập tức. Chảy máu lượng ít nhưng trong thời gian dài cũng dẫn đến mất một lượng máu đáng kể và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, việc chẩn đoán xác định vị trí chảy máu và cầm máu kịp thời là rất quan trọng.

Triệu chứng

Các triệu chứng xuất huyết dạ dày phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của nó. Đôi khi, lượng máu mất rất nhỏ không nhìn thấy được và chỉ có thể thấy các dấu hiệu của thiếu máu khi xét nghiệm. Một số dấu hiệu bạn có thể nhận thấy là:

  • Đau bụng
  • Phân có màu sẫm hoặc màu bình thường nhưng có lẫn máu
  • Nôn ra máu hoặc chất nôn trông giống bã cà phê.

Nếu chảy máu trong thời gian dài, bạn có thể có các biểu hiện của thiếu máu như:

  • Da nhợt nhạt, xanh xao
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Suy nhược và mệt mỏi.

Các triệu chứng xuất huyết dạ dày cấp tính xuất hiện đột ngột và thường nghiêm trọng. Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn nhận thấy:

  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu (bất tỉnh)
  • Khó tiểu
  • Mạch nhanh, tim đập mạnh
  • Sốc: xảy ra khi không có đủ máu đến các cơ quan, các dấu hiệu gồm da lạnh, nhợt nhạt, buồn nôn hoặc nôn mửa, môi hoặc móng tay có màu xám hoặc hơi xanh, thay đổi trạng thái tinh thần hoặc hành vi (lo lắng hoặc kích động), đồng tử mở rộng,…
Nếu thấy bản thân hoặc người nào đó có các triệu chứng sốc, cần gọi 115 và đưa đến cơ sở y tế ngay. Nếu có tình trạng nôn ra máu, nhìn thấy máu trong phân hoặc phân đen, hãy đi khám ngay lập tức. Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng chảy máu tiêu hóa nào khác, hãy hẹn gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị.

Xuất huyết dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân xuất huyết dạ dày

Các vấn đề ảnh hưởng đến dạ dày có thể gây chảy máu bao gồm:

  • Loét dạ dày: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất huyết tiêu hóa trên. Loét dạ dày là vết thương hở phát triển ở lớp lót bên trong dạ dày. Do tác động của vi khuẩn hoặc một số thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc aspirin, acid dạ dày sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc, gây ra vết loét.
  • Viêm thực quản: Tình trạng viêm thực quản thường do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây ra.
  • Viêm dạ dày: Là tình trạng đỏ và sưng viêm niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân có thể là do uống quá nhiều rượu, một số loại thuốc hoặc hút thuốc. Nếu viêm nghiêm trọng có thể dẫn đến chảy máu và loét ở niêm mạc dạ dày.
  • Giãn tĩnh mạch thực quản: Tình trạng tĩnh mạch mở rộng ở thực quản xảy ra thường xuyên nhất ở những người mắc bệnh gan nghiêm trọng, phổ biến nhất là do sử dụng rượu quá mức.
  • Rách Mallory-Weiss: Là tình trạng rách ở niêm mạc ống nối cổ họng với dạ dày, gọi là thực quản. Chúng có thể gây chảy máu nhiều và thường gặp nhất ở những người uống rượu quá mức, dẫn đến buồn nôn và nôn mửa.
  • Mạch máu bất thường: Đôi khi, mạch máu bất thường, động mạch và tĩnh mạch chảy máu nhỏ cũng có thể dẫn đến chảy máu.
  • Bệnh Crohn: Là một tình trạng tự miễn dịch mạn tính, gây viêm và kích thích đường tiêu hóa, phổ biến nhất là ruột non và ruột già nhưng có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào, bao gồm cả dạ dày.
  • Khối u hoặc ung thư dạ dày: Chảy máu có thể do sự phát triển ung thư hoặc khối u bất thường không phải ung thư ở đường tiêu hóa trên (hiếm gặp).

Chẩn đoán và điều trị

Xuất huyết dạ dày được chẩn đoán thế nào?

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đến khám bác sĩ để xác định đúng vị trí chảy máu vì các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa sẽ giống nhau. Ban đầu, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, triệu chứng, thói quen sinh hoạt và ăn uống, các thuốc đang dùng, cũng như thăm khám lâm sàng. Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện một số kỹ thuật cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm phân
  • Rửa mũi dạ dày
  • Nội soi đại trực tràng
  • Chụp động mạch
  • Chẩn đoán hình ảnh (ví dụ như chụp X-quang, CT bụng).
  • Xuất huyết dạ dày có chữa được không?

    Xuất huyết dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

    Xuất huyết tiêu hóa thường tự dừng lại. Nếu tình trạng chảy máu dạ dày nghiêm trọng và cần điều trị, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc ức chế bơm proton (PPI) đường tiêm để ức chế tiết acid dạ dày. Sau khi xác định được nguồn chảy máu, bác sĩ sẽ xác định xem bạn có cần tiếp tục dùng PPI hay không.

    Tùy thuộc vào nguy cơ tiếp diễn và mức độ nặng của tình trạng chảy máu, bác sĩ có thể cân nhắc truyền dịch hoặc truyền máu qua đường tĩnh mạch. Nếu bạn đang dùng thuốc như warfarin, aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid, bác sĩ có thể yêu cầu ngưng thuốc.

    Xuất huyết dạ dày có phải mổ không? Khi một người bị chảy máu cấp tính nghiêm trọng hoặc chảy máu không ngừng, bác sĩ có thể cần phải thực hiện nội soi hoặc phẫu thuật nội soi để loại bỏ sự phát triển bất thường (chẳng hạn như polyp) và cầm máu.

    Xuất huyết dạ dày bao lâu thì khỏi?

    Hầu hết mọi trường hợp bệnh nhân đều có thể hồi phục hoàn toàn. Việc mất bao lâu để hồi phục sau chảy máu dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân, cũng như thời điểm chẩn đoán và điều trị. Những trường hợp tổn thương nhỏ có thể lành khá nhanh, nhưng chảy máu nặng có thể mất nhiều thời gian hơn để lành lại. Ví dụ như những người bị chảy máu do loét dạ dày, có thể cần tới vài tháng để lành hoàn toàn. 

    Bạn có thể quan tâm:

    Cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà

    Trong thời gian vết thương hồi phục, bạn có thể giảm nguy cơ tái diễn chảy máu trong tương lai bằng cách thay đổi lối sống, chẳng hạn như:

  • Tránh các loại thuốc có nguy cơ gây chảy máu nếu có thể
  • Điều trị nguyên nhân gây loét, như nhiễm trùng Helicobacter pylori
  • Giảm căng thẳng bằng cách thư giãn, thiền, tập hít thở sâu…
  • Duy trì lối sống năng động và chế độ ăn uống cân bằng để giữ cân nặng khỏe mạnh
  • Chú ý tới các dấu hiệu chảy máu tiêu hóa để phát hiện và kiểm soát sớm.
  • Phòng ngừa

    Xuất huyết dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

    Các bước có thể thực hiện để tránh xuất huyết dạ dày bao gồm:

    • Chỉ dùng thuốc chống viêm không steroid và aspirin khi cần thiết
    • Hạn chế uống rượu
    • Bỏ thuốc lá
    • Kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa như viêm túi thừa, trào ngược dạ dày thực quản
    • Kiểm tra các bệnh nhiễm trùng như Helicobacter pylori nếu có nguy cơ có thể gây loét.

    Xuất huyết dạ dày không thể dự đoán chỉ thông qua các triệu chứng lâm sàng. Việc xác định được vị trí chính xác gây chảy máu ở dạ dày sẽ giúp các bác sĩ điều trị hiệu quả hơn. Do đó, nếu có các dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

    Đọc bài gốc tại đây.
    Ý kiến

    Hãy là người đầu tiên
    bình luận trong bài

    Tin tức mới nhất

    Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
    Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
    Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
    Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
    Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
    Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
    Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
    Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
    Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
    Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan