Xét nghiệm nội tiết tố nữ: Rất quan trọng cho phụ nữ

Xét nghiệm nội tiết tố nữ được thực hiện như thế nào? Khi nào cần làm xét nghiệm và giá cả ra sao? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về các loại xét nghiệm nội tiết quan trọng cho sức khỏe phụ nữ nhé. 

Ý nghĩa của các xét nghiệm nội tiết tố nữ

Xét nghiệm Estrogen

Estrogen là hormon sinh dục quan trọng cho phụ nữ. Chúng được sản xuất tại buồng trứng. Estrogen có 3 dạng phổ biến như sau:

  • Estrone (E1)
  • Estradiol (E2). Đây là dạng phổ biến nhất của estrogen và thường được quan tâm nhiều nhất. Nếu nồng độ estradiol quá cao, người phụ nữ có thể có những thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt, nhức đầu, rụng tóc và tăng nguy cơ ung thư vú. Ngoài ra còn tác động lên tâm lý, cảm xúc của người phụ nữ gây khó chịu, cảm xúc thất thường.
  • Estriol (E3).  Hormon E3 thường được kiểm tra ở phụ nữ mang thai. Nồng độ E3 bất thường có thể là dấu hiệu vấn đề về sức khỏe của thai nhi. Nhưng các bác sĩ sẽ cần làm thêm nhiều xét nghiệm khác để chẩn đoán chắc chắn.
Xét nghiệm nội tiết tố nữ: Rất quan trọng cho phụ nữ
Xét nghiệm nội tiết tố là việc mà phụ nữ nên làm thường xuyên

Xét nghiệm estrogen thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp như sau:

Xét nghiệm nội tiết tố nữ: Rất quan trọng cho phụ nữ
  • Kinh nguyệt không đều.
  • Chảy máu âm đạo bất thường sau mãn kinh.
  • Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hormone trong điều trị.
  • Dậy thì sớm hoặc muộn hơn bình thường.

Xét nghiệm progesteron

Đối với phụ nữ mang thai, progesterone cần duy trì ở mức cao để bảo vệ thai nhi. Còn đối với phụ nữ bình thường, nếu nồng độ progesterone quá cao sẽ gây mệt mỏi, đau ngực, trầm cảm, giảm ham muốn, mụn trứng cá. Sự mất cân bằng giữa progesterone và estrogen cũng sẽ làm đảo lộn chu kỳ kinh nguyệt, ngăn cản sự rụng trứng, làm giảm tỉ lệ mang thai.

Xét nghiệm progesteron giúp bác sĩ đảm bảo mọi thứ đều ổn nếu bạn đang mang thai, hoặc kiểm tra các vấn đề sinh sản khác của phụ nữ.

Xét nghiệm AMH

Đây là xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất trong việc chẩn đoán và điều trị hiếm muộn hiện nay. Nếu hormon AMH quá thấp, cơ thể phụ nữ sẽ đáp ứng kém với thuốc khi làm thụ tinh trong ống nghiệm. Ngược lại nếu như AMH quá cao, phụ nữ có thể mắc chứng quá kích buồng trứng, gây vô sinh.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ: Rất quan trọng cho phụ nữ
Xét nghiệm này được dùng để đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng

Ngoài ra, còn có các xét nghiệm nội tiết tố nữ quan trọng khác như FSH, LH, prolactin…Các xét nghiệm này giúp hỗ trợ chẩn đoán các bệnh về hệ sinh sản của phụ nữ. Để chẩn đoán chính xác, ngoài xét nghiệm nội tiết, bạn còn có thể cần làm thêm siêu âm, chụp chiếu cần thiết.

Khi nào bạn cần làm xét nghiệm nội tiết tố nữ?

Bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm nội tiết tố nữ nếu bạn có các vấn đề như:

  • Kinh nguyệt ra rất ít hoặc rất nhiều. Hoặc kinh kéo dài hơn bình thường;
  • Vô kinh nguyên phát (chưa khi nào có kinh nguyệt) hoặc vô kinh thứ phát (đã từng có nhưng đột nhiên nhiều tháng liền mới có hoặc không thấy có);
  • Chảy máu âm đạo bất thường ngoài kỳ kinh ;
  • Nghi ngờ hội chứng buồng trứng đa nang với các dấu hiệu như: Kinh nguyệt không đều, tâm trạng thất thường, rậm lông, tăng cân,…
  • Khó khăn khi thụ thai;
  • Phụ nữ thụ tinh trong ống nghiệm.

Chuẩn bị gì trước khi tiến hành xét nghiệm

Phần lớn xét nghiệm nội tiết tố nữ được thực hiện bằng cách lấy máu. Tuy nhiên, với xét nghiệm nội tiết tố nữ, bạn không cần phải nhịn ăn hoặc nhịn uống như với các xét nghiệm máu khác.

Trước khi làm xét nghiệm, bạn nên nói cho bác sĩ về các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang dùng. Đặc biệt là thuốc tránh thai hoặc các thuốc hormone vì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ: Rất quan trọng cho phụ nữ
Xét nghiệm nội tiết tố được thực hiện tại khoa nội tiết của phần lớn các bệnh viện

Xét nghiệm nội tiết tố nữ được thực hiện vào ngày nào trong kỳ kinh nguyệt?

Hormon (nội tiết tố) sinh dục của phụ nữ không phải lúc nào cũng như nhau. Nồng độ của chúng thay đổi tùy theo ngày của chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, biết được xét nghiệm nội tiết tố nữ nên thực hiện vào ngày nào giúp bạn vừa tiết kiệm được thời gian đi lại, vừa có được kết quả chính xác nhất.

Trên thực tế, xét nghiệm nội tiết tố nữ được thực hiện vào các ngày khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt:

  • Vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của chu kỳ kinh: Thực hiện xét nghiệm chỉ sổ FSH, LH, E2
  • Vào ngày thứ 21-22 của vòng kinh: Thực hiện xét nghiệm chỉ số progesterone (PRG).
  • Xét nghiệm chỉ số prolactin, testosterone và estrogen có thể thực hiện ở bất kỳ ngày nào tùy vào mục đích xét nghiệm.
  • Để đánh giá tình trạng buồng trứng người ta làm các xét nghiệm FSH, LH, PRL và E2 vào ngày 2 hoặc ngày 3 của chu kỳ kinh. Progesteron vào ngày 22 của chu kỳ. Tuy nhiên với những phụ nữ kinh nguyệt không đều các xét nghiệm chỉ cần làm vào ngày 2 hoặc ngày 3 của kỳ kinh là đủ. Chỉ số LH thường tăng cao vào thời điểm trước rụng trứng.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ hết bao nhiêu tiền?

Chi phí tại mỗi bệnh viện và giá cả cho mỗi loại xét nghiệm là khác nhau. Bạn có thể tham khảo giá tại các bệnh viện lớn sau đây (NT BacGiang cập nhật vào tháng 12/2018).

Xét nghiệm nội tiết tố nữ: Rất quan trọng cho phụ nữ
Rối loạn nội tiết tố sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, tâm sinh lý

Giá làm các xét nghiệm nội tiết tố nữ tại bệnh viện Từ Dũ TP.HCM

Loại xét nghiệm Giá dịch vụ hoặc khám BHYT Giá dịch vụ theo yêu cầu có hẹn giờ trước
FSH 79,500 đồng 120,000 đồng
LH 79,500 đồng 120,000 đồng
Estradiol 79,500 đồng 120,000 đồng
Progesteron 79,500 đồng 120,000 đồng
Testosteron 92,200 đồng 120,000 đồng
Prolactin 74,200 đồng 120,000 đồng

Tại bệnh viện Hùng Vương TP.HCM, giá cho một lần làm xét nghiệm nội tiết tố nữ (trọn bộ LH, FSH, Prolactin, Estrogen, Testoterone) là 405 ngàn VNĐ. Giá cho từng xét nghiệm máu riêng lẻ là:

  • FSH máu: 80.000 đồng
  • LH  trong máu: 80.000 đồng
  • Estradiol trong máu: 80.000 đồng
  • Định lượng Prolactin: 75.000 đồng
  • Định lượng Testosterol máu: 93.000 đồng

Điều trị rối loạn nội tiết có thể phức tạp. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu định kỳ để phát hiện các vấn đề hoặc để điều chỉnh việc điều trị cho phù hợp. Bạn cần đi khám đúng chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn các phương pháp chữa trị thích hợp.

Dược sĩ Trần Thị Thùy Linh


Xem thêm các bài viết liên quan:

>> Thông tin sức khỏe NT BacGiang: Yên tâm với trang tin tức chính thống được tham vấn y khoa bởi đội ngũ bác sĩ, dược sĩ.

>> Hướng dẫn đặt lịch khám các bác sĩ, phòng khám dễ dàng qua NT BacGiang

NT BacGiang là nền tảng giúp “Tìm bác sĩ chính xác – Đặt lịch khám dễ dàng” uy tín và tin cậy nhất hiện nay. 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai
Hình ảnh tin tức Nguyên nhân viêm phế quản là gì và cách phòng ngừa ra sao?
Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân viêm phế
Hình ảnh tin tức Bật mí 2 cách làm tắc ngâm đường phèn ai cũng làm được
Khi gặp các về đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, khò khè… nhiều người thường áp dụng các phương pháp dân gian như dùng tắc ngâm đường phèn hay ngâm
Hình ảnh tin tức Giải đáp thắc mắc: Chị em khi đi khám phụ khoa cần chuẩn bị gì?
Vì sao chị em phụ nữ cần đi khám phụ khoa, khám phụ khoa cần chuẩn bị những gì là những băn khoăn rất thường gặp của không ít chị em khi lần đầu đi
Hình ảnh tin tức Mùa hè ăn xoài có nóng không? Có gây nổi mụn như nhiều người nghĩ không?
Xoài là loại trái cây nhiệt đới đặc trưng của mùa hè được nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon, tốt cho sức khỏe. Dù vậy, nhiều chị em cũng e