Xạ trị ung thư tuyến giáp là gì? Quy trình và cách ly bao lâu?

Xạ trị là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh ung thư tuyến giáp, thường được thực hiện sau phẫu thuật. Vậy, xạ trị ung thư tuyến giáp là gì, quy trình diễn ra như thế nào và bệnh nhân phải

Xạ trị là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh ung thư tuyến giáp, thường được thực hiện sau phẫu thuật. Vậy, xạ trị ung thư tuyến giáp là gì, quy trình diễn ra như thế nào và bệnh nhân phải cách ly bao lâu? Mời bạn cùng NT BacGiang tìm hiểu rõ hơn trong bài viết ngay sau đây nhé!

Tìm hiểu chung

Xạ trị ung thư tuyến giáp là gì?

Xạ trị ung thư tuyến giáp là phương pháp sử dụng iod (iốt) phóng xạ, một loại iod phát ra bức xạ tác động trực tiếp đến các mô trong quá trình điều trị bệnh ung thư tuyến giáp. Thông thường, loại được sử dụng phổ biến nhất là I-131 (Iodine 131).

Tuyến giáp hấp thụ gần như toàn bộ lượng iod trong cơ thể. Do đó, iod phóng xạ có thể được hấp thụ vào cơ thể và bị các tế bào tuyến giáp thu giữ lại. Sau đó, chính bức xạ từ dạng iod đặc biệt này sẽ làm tổn thương hoặc phá hủy các tế bào ung thư tuyến giáp.

Xạ trị ung thư tuyến giáp là gì? Quy trình và cách ly bao lâu?

Khi nào cần thực hiện xạ trị ung thư tuyến giáp?

  • Xạ trị sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp đặc biệt là các trường hợp có di căn hạch vùng cổ để loại bỏ bất kỳ mô tuyến giáp hay tế bào ung thư nào còn sót lại.
  • Xạ trị điều trị ung thư tuyến giáp tái phát sau lần điều trị đầu tiên, đặc biệt là đối với những trường hợp hiếm gặp khi bệnh di căn sang hạch bạch huyết hay các bộ phận khác trên cơ thể cơ thể.
  • Xạ trị điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang.

Thận trọng

Các tác dụng phụ có thể xảy ra từ xạ trị ung thư tuyến giáp

Tương tự như các phương pháp điều trị ung thư khác, xạ trị ung thư tuyến giáp có thể gây ra một số tác dụng phụ sau đây:

  • Cổ đau và sưng tấy
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Viêm dạ dày
  • Sưng và đau tuyến nước bọt 
  • Khô miệng
  • Thay đổi vị giác
  • Khô mắt, chảy nước mắt quá nhiều
  • Đối với nam, số lượng tinh trùng thấp hơn hoặc bị vô sinh trong vòng 2 năm sau khi điều trị (hiếm gặp)
  • Đối với nữ, ảnh hưởng đến buồng trứng khiến kinh nguyệt không đều trong vòng 1 năm sau khi điều trị (hiếm gặp).
  • Nồng độ hormone tuyến giáp rất thấp hoặc không có, cần dùng thuốc thay thế hormone (phổ biến).

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên điều trị bằng xạ trị. Nếu đang trong độ tuổi sinh đẻ, hãy trì hoãn việc mang thai ít nhất 6 đến 12 tháng sau khi điều trị. Bạn cũng nên ngừng cho con bú ít nhất 6 tuần trước khi điều trị và không nên tiếp tục cho con bú sau đó.

Nam giới nên tránh thụ thai ít nhất 6 tháng sau khi điều trị.

Ngoài ra, những người đã điều trị bằng iod phóng xạ có thể tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh bạch cầu, ung thư dạ dày và ung thư tuyến nước bọt nhưng cực kỳ hiếm gặp.

Quy trình

Chuẩn bị gì trước khi xạ trị ung thư tuyến giáp?

Xạ trị ung thư tuyến giáp là gì? Quy trình và cách ly bao lâu?

Trước khi xạ trị ung thư tuyến giáp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn:

  • Duy trì chế độ ăn ít iốt trong 2-3 tuần trước khi điều trị. Tránh các thực phẩm có chứa muối iốt, cũng như các sản phẩm từ sữa, trứng, hải sản, rong biển, đậu nành và các thực phẩm được nhuộm màu đỏ.
  • Ngừng dùng thuốc hormone tuyến giáp trong vài tuần và các loại thuốc ức chế tuyến giáp ít nhất 1 tuần trước khi xạ trị.
  • Thực hiện tiêm hormone kích thích tuyến giáp để tăng sự hấp thu iod của tế bào tuyến giáp.
  • Làm xét nghiệm để kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp.
  • Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bằng hình ảnh (thường là xạ hình tuyến giáp) để thấy rõ ràng tình trạng tuyến giáp trước khi điều trị vài ngày hoặc vài tuần.

Quá trình xạ trị ung thư tuyến giáp diễn ra như thế nào?

Xạ trị ung thư tuyến giáp sẽ được thực hiện tại bệnh viện trong phòng cách ly. Bác sĩ cung cấp một liều iod phóng xạ cần thiết cho bạn dưới dạng viên nang hoặc chất lỏng hay tiêm vào tĩnh mạch.

Vì các tế bào tuyến giáp không thể phân biệt được sự khác biệt giữa iod phóng xạ và dạng iod không phóng xạ nên chúng hấp thụ hết một cách nhanh chóng. Bất kỳ lượng iod phóng xạ nào không được tuyến giáp hấp thụ sẽ được cơ thể đào thải thông qua mồ hôi và nước tiểu trong vòng vài ngày sau đó.

Bạn cần uống nhiều nước trong suốt quá trình điều trị để giúp loại bỏ iod phóng xạ dư thừa ra khỏi cơ thể.

Bạn cũng có thể được cho thuốc để ngăn ngừa buồn nôn và nôn trong quá trình xạ trị. Thông thường, chỉ cần một lần điều trị bằng iod phóng xạ. Một số ít người có thể cần điều trị lần thứ hai.

Điều gì xảy ra sau khi xạ trị ung thư tuyến giáp?

Điều trị bằng iod phóng xạ có thể khiến cơ thể bạn phát ra bức xạ trong vài ngày sau khi điều trị và làm tăng nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ cho những người xung quanh. Tùy thuộc vào liều lượng và nơi bạn đang thực hiện điều trị, bạn có thể phải ở lại bệnh viện vài ngày sau khi điều trị, ở trong phòng cách ly đặc biệt để ngăn người khác tiếp xúc và bị phơi nhiễm bức xạ.

Xạ trị ung thư tuyến giáp là gì? Quy trình và cách ly bao lâu?

Uống thuốc xạ trị ung thư tuyến giáp cách ly bao lâu? Thông thường, bạn sẽ không phải tự cách ly quá 5 ngày. Bạn sẽ được kiểm tra thường xuyên về lượng bức xạ trong cơ thể. Bạn có thể được cho về nhà ngay khi bức xạ giảm xuống mức an toàn, thường là sau khoảng từ 4 đến 7 ngày.

Nếu được phép về nhà trong ngày, bạn không nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng như taxi, xe buýt,…. Nếu được, hãy tự lái xe thẳng về nhà một mình. Nếu không thể tự lái xe, hãy chọn chỗ ngồi giữ khoảng cách với tài xế càng xa càng tốt.

Uống thuốc phóng xạ cách ly bao nhiêu ngày tại nhà? Trong khoảng 3 ngày sau khi điều trị, bệnh nhân nên áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ những người xung quanh khỏi phơi nhiễm phóng xạ:

  • Tránh hôn, tránh tiếp xúc thân thể lâu dài và gần gũi với người khác, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai.
  • Không dùng chung dụng cụ ăn uống, chăn drap, gối đệm, khăn tắm, khăn mặt và các vật dụng cá nhân với người khác.
  • Tự giặt quần áo, tự rửa chén và vệ sinh riêng các món đồ mà bạn đã sử dụng.
  • Ngủ riêng phòng, không ngủ chung giường, không dùng chung phòng tắm với người khác.
  • Rửa tay thường xuyên và tắm hàng ngày.
  • Ngồi xuống khi đi tiểu và xả bồn cầu 2 đến 3 lần sau khi sử dụng.
  • Khoảng 5 ngày sau điều trị, bạn cần tránh xa nơi công cộng và giữ khoảng cách nhất định với những người khác, ít nhất là 2 mét.

    Ngoài ra, không ngủ chung giường với người khác ít nhất 5 ngày và tối đa 11 ngày.

    Bạn có thể được quét cơ thể để kiểm tra xem có tế bào ung thư tuyến giáp nào còn sót lại sau khi xạ trị ung thư tuyến giáp hay không.

    Bạn có thể cần phải xét nghiệm máu sau 4 tuần xạ trị, sau đó là 6 đến 12 tháng một lần để kiểm tra xem có tình trạng suy giáp hay không.

    Thông thường, những bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau khi cắt bỏ tuyến giáp đều sẽ được chỉ định dùng hormone tuyến giáp thay thế suốt đời.

    Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để bạn hiểu hơn về một phương pháp điều trị rất phổ biến cho bệnh ung thư tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh ung thư có khả năng chữa khỏi cao nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Vì vậy, đừng quá lo lắng mà hãy tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị từ bác sĩ nhé!

    Ý kiến

    Hãy là người đầu tiên
    bình luận trong bài

    Tin tức mới nhất

    Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
    Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
    Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
    Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
    Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
    Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
    Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
    Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
    Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
    Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa