Virus HPV và nguy cơ ung thư cổ tử cung

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC), virus HPV là tác nhân lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Mặc dù đa số trường hợp nhiễm HPV không có triệu chứng, nhưng nếu nhiễm HPV dai dẳng có thể gây ra ung thư cổ tử cung cũng như các bệnh ung thư ở đường sinh dục khác. Vậy nên, việc tìm hiểu về đường lây truyền và các biện pháp phòng ngừa nhiễm một số loại virus HPV sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh kể trên.

Virus HPV là gì?

HPV là gì ? – virus gây bệnh lây qua đường tình dục phổ biến. Có khoảng 79 triệu người Mỹ, hầu hết là ở cuối độ tuổi teen và tầm ngoài 20 tuổi, hiện đang bị nhiễm HPV. Có nhiều loại HPV khác nhau. Một số loại có thể gây ra bệnh về đường sinh dục và ung thư. Đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, hiện đã có vắc-xin có thể ngăn chặn các vấn đề về sức khỏe này.

HPV lây truyền như thế nào?

HPV (virus u nhú ở người) là một loại virus rất dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp qua da của người mang mầm bệnh. Ngoài ra, nó có thể lây nhiễm qua đường miệng, trực tràng và hậu môn. Virus HPV cũng có thể lây nhiễm qua cả bộ phận sinh dục của nam và nữ. Bao gồm vùng da trên dương vật hoặc âm hộ (khu vực xung quanh âm đạo), hay bề mặt niêm mạc của âm đạo và cổ tử cung.

HPV là một trong những tác nhân gây bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến. Có tới 75% trường hợp đã quan hệ tình dục sẽ bị nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời. Bệnh thường lây lan qua âm đạo hoặc hậu môn. HPV có thể lây cho người khác ngay cả khi người bệnh không có dấu hiệu hay triệu chứng gì.

Bất cứ ai  từng quan hệ tình dục đều có khả năng bị nhiễm HPV. Ngay cả khi bạn chỉ có một bạn tình. Những triệu chứng có thể xuất hiện muộn hơn vài năm sau khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Do đó rất khó để biết bạn bị nhiễm bệnh lần đầu vào lúc nào.

Hiếm khi phụ nữ mang thai bị nhiễm HPV sinh dục có thể truyền HPV cho con khi sinh qua đường âm đạo. Những em bé này có thể bị nhiễm HPV ở miệng, thanh quản hoặc vòm họng.

Xem thêm: Virus HPV gây ung thư miệng: Những điều bạn cần biết

HPV có bao nhiêu loại? Loại nào có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung?

Có hơn 200 loại virus HPV đã được phát hiện. Trong đó, khoảng 40 loại có thể lây truyền qua đường tình dục. Các loại HPV thường được chia thành 2 nhóm.

Virus HPV và nguy cơ ung thư cổ tử cung
Các loại virus HPV

Nhóm nguy cơ cao

Chủng virus nguy cơ cao (như chủng số 16 và số 18) có thể gây ra các hình ảnh bất thường ở tế bào cổ tử cung mức độ nhẹ hoặc mức độ nặng là dấu hiệu của ung thư. Gần như tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung là do các chủng HPV nguy cơ cao. Khoảng 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới là do chủng số 16 và số 18. Nhiễm HPV số 16 cũng là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp ung thư ở đường sinh dục khác như ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật và hậu môn hay ung thư vùng hầu họng.

Nhóm nguy cơ thấp

Chủng virus nguy cơ thấp (như chủng số 6 và số 11) có thể gây ra mụn cóc sinh dục hoặc làm thay đổi tế bào cổ tử cung cấp mức độ nhẹ và lành tính. Ngoài ra, các chủng HPV cũng làm xuất hiện nhiều đợt u nhú ở đường hô hấp.

Làm sao để phát hiện và phòng ngừa HPV?

Triệu chứng

Virus HPV có thể sống trên da hoặc niêm mạc đường sinh dục.Nhưng không gây ra bất kỳ dấu hiệu nào. Hầu hết mọi người không biết rằng họ đã bị nhiễm HPV. Đa số những người bị nhiễm HPV cuối cùng sẽ tự khỏi.

Triệu chứng thường gặp khi nhiễm HPV là mụn cóc trên da. Thường do một số loại HPV “nguy cơ thấp” gây ra. Chúng thường được thấy ở bàn tay và bàn chân. Ngoài ra, mụn cóc có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Mụn cóc sinh dục có hình dạng như một hoặc nhiều cục u. Những cục u này có thể nhỏ hay lớn, nhô lên hay dẹt. Hoặc có hình dạng như bông cải. Có thể xuất hiện trên âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, dương vật, bìu, bẹn hoặc đùi. Những mụn cóc này có thể xuất hiện vài tuần đến vài tháng sau khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Bác sĩ chuyên khoa thường có thể chẩn đoán mụn cóc bằng cách khám vùng sinh dục.

Virus HPV và nguy cơ ung thư cổ tử cung
Mụn cóc nổi ở bộ phận sinh dục

Không có xét nghiệm nào biết được “tình trạng nhiễm HPV” ở người. Chỉ có các xét nghiệm HPV dùng để tầm soát ung thư cổ tử cung. Nữ giới có thể biết được mình bị nhiễm HPV khi có kết quả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung bất thường. Sau quá trình bác sĩ khám thăm dò ung thư cổ tử cung cho họ. Trong khi đó, những người khác chỉ biết được sau khi gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn từ HPV. Ví dụ như mụn cóc hoặc ung thư.

Phòng ngừa

Bạn có thể thực hiện một số cách dưới đây để giảm nguy cơ bị nhiễm HPV.

Tiêm vắc-xin HPV

Vắc-xin HPV rất an toàn và hữu hiệu trong việc phòng bệnh bệnh sinh dục và ung thư do virus HPV gây ra khi được sử dụng ở những nhóm tuổi được khuyến cáo. Vắc-xin HPV hiện giúp bạn phòng ngừa 4 chủng HPV thường gặp nhất. Đó là HPV chủng số 6 và số 11 (gây ra 90% trường hợp mụn cóc đường sinh dục) và HPV chủng số 16 và số 18 (gây ra 70% trường hợp ung thư cổ tử cung).

Vắc-xin HPV chủ yếu có hiệu quả ở phụ nữ chưa tiếp xúc với HPV. Do đó, phụ nữ nên tiêm phòng trước khi họ có quan hệ tình dục. Ngay cả khi đã tiêm phòng với vắc-xin, xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thường xuyên là điều cần thiết. Vì vắc-xin không giúp bạn bảo vệ chống lại tất cả các chủng HPV có thể gây ung thư cổ tử cung. Để biết thêm thông tin về các vắc-xin HPV, vui lòng truy cập bài viết: “5 điều cần biết về vắc-xin HPV”.

Tầm soát ung thư cổ tử cung

Tầm soát định kỳ ung thư cổ tử cung được thực hiện cho nữ giới từ 21 đến 65 tuổi có thể ngăn ngừa bệnh. Nhiễm HPV ở cổ tử cung có thể được phát hiện nhờ xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (PAP). Bằng cách thu thập các tế bào từ cổ tử cung. Các tế bào này được gửi đến phòng thí nghiệm để được kiểm tra liệu có các thay đổi cho thấy ung thư hoặc tiền ung thư do nhiễm HPV đã xuất hiện chưa. Thực hiện định kỳ phết tế bào cổ tử cung thường xuyên là một phương pháp rất hiệu quả để ngăn ngừa bệnh do nhiễm HPV.

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung định kì.
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung định kì

Tất cả các loại virus HPV đều có thể khiến các tế bào của cổ tử cung thay đổi nhẹ. Ở 90% trường hợp, những thay đổi này không thể phát hiện được trong vòng 2 năm. Khoảng 10 trong số 40 chủng HPV sinh dục có thể dẫn đến những thay đổi ở cổ tử cung và diễn tiến thành ung thư.

Quan hệ tình dục an toàn

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục sẽ giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm HPV. Tuy nhiên, bao cao su không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả 100%. Bởi vì bao cao su chỉ bảo vệ vùng cơ quan sinh dục được che phủ. Nếu có mụn cóc sinh dục ở vị trí khác, HPV có thể bị lây nhiễm. Các biện pháp khác như màng chắn, thuốc tránh thai và vòng tránh thai, không giúp bạn bảo vệ khỏi chuyện nhiễm HPV. Nên duy trì mối quan hệ một vợ một chồng từ hai phía. Nghĩa là chỉ quan hệ tình dục với người chỉ quan hệ tình dục với bạn.

Virus HPV và nguy cơ ung thư cổ tử cung
Quan hệ tình dục an toàn

Bất kỳ ai đã từng tiếp xúc bộ phận sinh dục với người khác đều có thể bị nhiễm HPV. Cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh và truyền bệnh – mà không hề hay biết. Bởi vì đa số trường hợp nhiễm HPV không có bất kỳ dấu hiệu nào. Bạn có thể bị nhiễm HPV sau lần cuối quan hệ tình dục rất nhiều năm. Vậy nên, ngoài quan hệ tình dục an toàn, việc tiêm vắc-xin và tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ rất quan trọng để giúp bạn giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh do virus HPV gây ra. 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm
Hình ảnh tin tức Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa?
Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa? Đây là câu hỏi chung của nhiều người khi đối mặt với tình trạng gàu xuất hiện liên tục trên da đầu dù đã
Hình ảnh tin tức Cho con bú uống rau má được không? Những lưu ý cần nhớ
Trong những ngày oi bức, một ly nước rau má mát lạnh hoặc một chén canh rau má tôm tươi có thể giúp thanh nhiệt, mát gan hiệu quả. Nhờ có đặc tính hàn