Viêm tai giữa ở trẻ: Cách phòng ngừa và điều trị

Viêm tai giữa là một bệnh khá phổ biến. Thường xảy ra ở trẻ em hơn người lớn. Bệnh tuy có thể tự khỏi nhưng bạn cần theo dõi và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời, tránh những biến chứng ảnh hưởng tới khả năng nghe của trẻ. Vậy có những cách nào để điều trị bệnh? Hay làm thế nào để phòng tránh căn bệnh này? Hãy cũng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! 

1. Tổng quan về viêm tai giữa

Viêm tai giữa là một tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa. Trẻ con thường bị viêm tai giữa hơn người lớn. Có các loại khác nhau.

Viêm tai giữa có thể tự khỏi nhưng đôi khi cần điều trị tích cực để tránh xảy ra các biến chứng. Luôn theo dõi các dấu hiệu nặng của viêm tai giữa để đưa trẻ đến khám bác sĩ kịp thời.

Viêm tai giữa ở trẻ: Cách phòng ngừa và điều trị
Tổng quan về viêm tai giữa

2. Viêm tai giữa có thể gây ra những biến chứng nào?

Đa số trường hợp viêm tai giữa không gây ra những biến chứng lâu dài. Tuy nhiên, viêm tai giữa tái phát nhiều lần có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng sau:

  • Thủng màng nhĩ. Màng nhĩ bị thủng nhỏ có thể lành trong vòng 72 giờ. Trong vài trường hợp, cần phải làm phẫu thuật để vá lại màng nhĩ thủng.
  • Nghe kém. Nghe kém nhẹ có thể xảy ra và biến mất khi tình trạng viêm tai giữa ổn định. Viêm tai giữa tái phát nhiều lần hay dịch tích tụ trong tai giữa có thể khiến nghe kém nặng hơn. Nếu màng nhĩ hay các cấu trúc khác của tai giữa bị tổn thương, bệnh nhân có thể nghe kém kéo dài.
  • Trẻ chậm nói hay chậm phát triển tâm thần. Nếu nghe kém thường xuyên hay cố định ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các bé có thể chậm biết nói, chậm phát triển tâm thần. Trẻ lớn có thể giảm khả năng học tập.
  • Nhiễm trùng lan rộng. Viêm tai giữa không được điều trị có thể lan rộng ra các vùng xung quanh. Khi nhiễm trùng lan đến xương chũm – mỏm xương nhô ra phía sau tai – gọi là viêm xương chũm. Tuy hiếm, viêm tai giữa nặng có thể lan đến các mô khác trong sọ, gây ra viêm màng não,…
Viêm tai giữa ở trẻ: Cách phòng ngừa và điều trị
Viêm tai giữa có thể gây ra những biến chứng nào?

3. Có những cách nào để phòng ngừa bệnh?

Cảm cúm hay viêm nhiễm đường hô hấp góp phần rất lớn trong

ở trẻ. Vì vậy, phòng ngừa tốt cảm cúm cũng giúp ngăn ngừa bệnh. Thực hiện những biện pháp dưới đây giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa cho trẻ và cả gia đình:

  • Phòng ngừa cảm cúm hay những bệnh đường hô hấp khác. Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên và nên cho trẻ dùng ly chén riêng. Dạy trẻ lấy tay che lại khi ho hay hắc hơi, bạn cũng nên làm vậy để tránh lây nhiễm cho trẻ. Nếu có thể nên giảm thời gian ở nhà trẻ của bé. Giữ trẻ ở nhà khi trẻ bị cảm cúm.
  • Tiêm ngừa vacxin. Tiêm ngừa cho trẻ đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia. Đồng thời, tiêm ngừa các bệnh cúm, phế cầu và những loại vacxin khác để giảm nguy cơ cảm cúm.
  • Giữ ấm cho trẻ, không để viêm hô hấp kéo dài
  • Điều trị triệt để khi bị cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang,…

Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh môi trường sống.
  • Luyện tâp thể dục, thể thao, sử dụng các thuốc bổ tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lý viêm tai giữa hay bệnh lý mũi xoang. Tránh diễn tiến sang viêm tai xương chũm mạn tính.
  • Tránh hút thuốc lá thụ động (hít khói thuốc lá do người khác hút). Đảm bảo rằng không có ai hút thuốc lá trong nhà để tạo môi trường trong lành cho bạn và trẻ. Khi đến những nơi công cộng, nên ngồi những nơi cấm hút thuốc lá để tránh khói thuốc.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ. Nếu có khả năng, nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng. Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể từ mẹ có thể bảo vệ trẻ phần nào khỏi viêm tai giữa.
  • Nếu bạn cho trẻ bú bằng bình, nên đặt trẻ ở tư thế ngồi thẳng. Tránh để trẻ ở tư thế nằm khi cho bú bình.
  • Nếu trẻ bị Amiđan hoặc VA to gây tắc nghẽn đường hô hấp và viêm nhiễm tái phát thì nên nạo VA và cắt amiđan.

4. Chẩn đoán viêm tai giữa như thế nào?

Bác sĩ có thể chẩn đoán được viêm tai giữa dựa trên triệu chứng bạn mô tả và qua thăm khám tai mũi họng.

Bác sĩ sẽ dùng đèn soi tai hoặc dùng ống nội soi để soi tai. Qua đó quan sát được màng nhĩ và đánh giá xem có dịch trong hòm nhĩ không. Đôi khi làm nghiệm pháp thôi hơi phùng má để kiểm tra màng nhĩ có di động hay không. Nếu không di động hay di động ít thường do hòm tai giữa chứa nhiều dịch hay vòi nhĩ bị tắc.

Bạn có thể được cho thực hiện các xét nghiệm khác nếu như còn nghi ngờ chẩn đoán hay tình trạng bệnh không đáp ứng với điều trị trước đó,…

4.1 Nhĩ lượng đồ

Xét nghiệm này giúp đánh giá tình trạng di động của màng nhĩ. Thiết bị được đặt bịt kín ống tai, điều chỉnh áp lực khí trong ống tai, khiến cho màng nhĩ di chuyển. Thiết bị đo lường sự di động của màng nhĩ và cung cấp thông tin gián tiếp về áp lực trong hòm tai giữa.

4.2 Đo phản xạ âm

Test này đo lường mức độ âm thanh dội ngược lại từ màng nhĩ. Qua đó gián tiếp đánh giá dịch trong tai giữa. Bình thường, màng nhĩ sẽ hấp thu lượng lớn âm thanh. Tuy nhiên, nếu dịch trong tai giữa càng nhiều, thì màng nhĩ càng dội ngược âm thanh lại nhiều hơn.

4.3 Rút dịch trong tai giữa

Hiếm thực hiện. Bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ để đâm xuyên qua màng nhĩ và hút dịch trong tai giữa. Dịch rút ra sau đó được đem đi xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh. Xét nghiệm này có thể có ích trong trường hợp viêm tai giữa không đáp ứng tốt với những điều trị trước đó.

Viêm tai giữa ở trẻ: Cách phòng ngừa và điều trị
Bác sĩ dùng đèn soi tai kiểm tra tai cho trẻ

5. Điều trị viêm tai giữa

Đôi khi viêm tai giữa tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh. Lựa chọn sự điều trị tốt nhất dựa vào nhiều yếu tố. Bao gồm cả độ tuổi mắc bệnh và mức độ nặng của triệu chứng.

5.1 Chờ đợi

Triệu chứng của viêm tai giữa thường cải thiện trong vòng vài ngày đầu. Và đa số viêm tai giữa có thể tự khỏi trong vòng khoảng 1-2 tuần mà không cần điều trị đặc hiệu gì. Có thể chờ đợi đối với những trường hợp viêm tai giữa nhẹ.

5.2 Giảm đau

Có thể sử dụng thuốc uống hoặc thuốc nhỏ tai giảm đau. Thuốc nhỏ tai giảm đau chỉ dùng khi màng nhĩ còn nguyên vẹn không bị thủng.

5.3 Kháng sinh

Điều trị với kháng sinh giúp ích trong một số trường hợp. Tuy nhiên, dùng kháng sinh một cách bừa bãi có thể gây đề kháng thuốc. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về nguy cơ và lợi ích của việc điều trị kháng sinh trong trường hợp cụ thể.

Ngay cả khi triệu chứng đã cải thiện sau khi dùng kháng sinh vài ngày đầu, bạn vẫn nên tiếp tục sử dụng kháng sinh đủ liều theo chỉ định của bác sĩ. Dùng kháng sinh không đủ liều có thể khiến bệnh tái phát và gây ra tình trạng đề kháng kháng sinh.

5.4 Đặt ống thông màng nhĩ

Nếu trẻ bị viêm tai giữa kéo dài hay ứ đọng dịch dai dẳng trong tai giữa, bác sĩ có thể chọn đặt ống thông màng nhĩ để thoát dịch từ trong tai giữa ra ngoài.

Bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ trên màng nhĩ. Sau đó sẽ đặt một ống nhỏ tại lỗ vừa tạo ra. Mục đích là để giữ sự thông thương với hòm tai giữa và ngăn dịch tích tụ thêm.

Màng nhĩ thường sẽ liền lại khi lấy ống thông màng nhĩ ra.

Viêm tai giữa ở trẻ: Cách phòng ngừa và điều trị
Đặt ống thông màng nhĩ

5.5 Điều trị viêm tai giữa mạn tính mủ

Viêm tai giữa mạn tính mủ thường dẫn đến thủng màng nhĩ. Tình trạng này rất khó điều trị. Thường được điều trị bằng kháng sinh nhỏ trực tiếp vào tai.

6. Theo dõi bệnh

Những trẻ thường xuyên bị viêm tai giữa tái phát hay có tình trạng dịch tai giữa kéo dài cần được theo dõi chặt chẽ. Tái khám đầy đủ theo ý kiến bác sĩ điều trị. Bác sĩ có thể cho chỉ định đo chức năng nghe hay kiểm tra khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Viêm tai giữa là một bệnh khá phổ biến. Thường xảy ra ở trẻ em hơn người lớn. Bệnh tuy có thể tự khỏi nhưng bạn cần theo dõi và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời để tránh những biến chứng ảnh hưởng tới khả năng nghe của trẻ. Thực hiện những biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bạn và trẻ khỏi viêm tai giữa.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan