Viêm phổi ở trẻ: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Viêm phổi là một trong những nguyên nhân truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu ở trẻ em trên toàn thế giới. Viêm phổi chiếm 15% tổng số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi, giết chết hơn tám trăm nghìn trẻ (trong năm 2017 – theo số liệu của tổ chức y tế thế giới WHO). Vậy bệnh viêm phổi là gì, do đâu gây nên, có các triệu chứng gì và điều trị như thế nào? Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin tổng quan về căn bệnh này cho quý phụ huynh!

1. Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ảnh hưởng đến phổi. Phổi được tạo thành từ các túi nhỏ gọi là phế nang, chứa không khí khi một người khỏe mạnh thở. Khi một cá nhân bị viêm phổi, phế nang chứa đầy mủ và chất lỏng, khiến việc thở bị đau và hạn chế lượng oxy vào máu qua phổi.

Viêm phổi ở trẻ: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Viêm phổi là gì? Có nguy hiểm không ?

2. Những nguyên nhân nào gây viêm phổi ở trẻ?

Viêm phổi do một số tác nhân truyền nhiễm gây nên, bao gồm virus, vi khuẩn và nấm. Phổ biến nhất là:

Viêm phổi ở trẻ: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa hiệu quả
  • Streptococcus pneumoniae – nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ em;
  • Haemophilus influenzae type b (Hib)- nguyên nhân phổ biến thứ hai gây viêm phổi do vi khuẩn;
  • Virus hợp bào đường hô hấp (RSV) là nguyên nhân virus phổ biến nhất của viêm phổi;

Ở trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV, Pneumocystis jiroveci là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi, gây ra ít nhất một phần tư số ca tử vong do viêm phổi ở trẻ nhiễm HIV.

3. Viêm phổi lây bệnh như thế nào?

Viêm phổi có thể lây lan theo nhiều cách.

Các vi-rút và vi khuẩn thường được tìm thấy trong niêm mạc mũi hoặc cổ họng của trẻ, có thể lây nhiễm vào phổi nếu trẻ hít phải.

Tác nhân gây bệnh cũng có thể lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí do ho hoặc hắt hơi.

Ngoài ra, đối với trẻ sơ sinh, viêm phổi có thể lây qua đường máu, trong và ngay sau khi sinh.

4. Các dấu hiệu nào cho thấy con của bạn có thể đang bị bệnh viêm phổi?

Các triệu chứng viêm phổi do virus và vi khuẩn thường tương tự nhau và khó phân biệt với nhau.

Tuy nhiên, các triệu chứng viêm phổi do virus có thể nhiều hơn các triệu chứng viêm phổi do vi khuẩn.

Ở trẻ em dưới 5 tuổi, bị ho và/hoặc khó thở, có hoặc không bị sốt, viêm phổi được chẩn đoán là do thở nhanh hoặc co rút lồng ngực trong khi hít vào (ở trẻ khỏe mạnh, ngực mở rộng ra trong khi hít vào).

Viêm phổi ở trẻ: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Thở nhanh theo lứa tuổi ở trẻ đang nằm yên và không sốt.

  • Dưới 2 tháng tuổi: từ 60 nhịp thở/ phút trở lên
  • 2 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi: Từ 50 nhịp thở/ phút trở lên
  • 12 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi: Từ 40 nhịp thở/ phút trở lên

Khò khè là triệu chứng thường gặp hơn trong viêm phổi do virus.

Lưu ý nhỏ là trẻ sơ sinh khỏe mạnh vẩn có thể thở co lõm ngực nhẹ, điều đó là bình thường mẹ nhé!

Ở những trẻ nhỏ bị bệnh rất nặng có thể li bì, không bú được, hạ thân nhiệt và co giật.

5. Những trẻ nào thì dễ mắc bệnh?

Hầu hết trẻ khỏe mạnh có thể chống lại tác nhân gây bệnh với khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể.

Những trẻ có hệ thống miễn dịch bị tổn thương có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao hơn. Hệ thống miễn dịch của trẻ có thể bị suy yếu do thiếu/suy dinh dưỡng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn.

Các bệnh đã có từ trước, như nhiễm HIV và sởi có triệu chứng, cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ.

Các yếu tố môi trường sau đây cũng làm tăng khả năng mắc bệnh viêm phổi của trẻ:

  • Ô nhiễm không khí
  • Sống trong môi trường đông đúc, chật chội
  • Cha/mẹ hút thuốc lá

6. Điều trị bệnh này như thế nào?

Viêm phổi nên được điều trị bằng kháng sinh. Hầu hết các trường hợp viêm phổi chỉ cần dùng kháng sinh đường uống.

 Loại kháng sinh được lựa chọn thường là amoxicillin.

Những trường hợp viêm phổi nặng, cần được nhập viện để theo dõi và điều trị.

7. Các cách giúp mẹ phòng ngừa bệnh cho bé yêu

Tiêm vắc-xin phòng ngừa các tác nhân thường gặp gây viêm phổi như Hib, phế cầu, sởi và ho gà là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa viêm phổi.

Dinh dưỡng đầy đủ là chìa khóa để cải thiện khả năng phòng vệ tự nhiên của trẻ, bắt đầu bằng việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời.

Ngoài việc có hiệu quả trong việc ngăn ngừa viêm phổi, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời cũng giúp giảm thời gian mắc bệnh nếu trẻ bị bệnh.

Giải quyết các yếu tố môi trường như ô nhiễm không khí trong nhà và khuyến khích vệ sinh tốt trong nhà đông người cũng làm giảm số trẻ em bị bệnh viêm phổi.

Trên đây là một số thông tin hết sức tổng quan về bệnh viêm phổi để mẹ có thể tham khảo và áp dụng vào việc chăm sóc cho bé yêu nhà mình. Hãy mang con của bạn đến bác sĩ nếu nghi ngờ trẻ bị viêm phổi mẹ nhé! Chúc mẹ có thêm nhiều kiến thức và vững tâm trong việc chăm sóc con yêu của mình!

Xem thêm bài viết liên quan:

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai
Hình ảnh tin tức Nguyên nhân viêm phế quản là gì và cách phòng ngừa ra sao?
Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân viêm phế
Hình ảnh tin tức Bật mí 2 cách làm tắc ngâm đường phèn ai cũng làm được
Khi gặp các về đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, khò khè… nhiều người thường áp dụng các phương pháp dân gian như dùng tắc ngâm đường phèn hay ngâm
Hình ảnh tin tức Giải đáp thắc mắc: Chị em khi đi khám phụ khoa cần chuẩn bị gì?
Vì sao chị em phụ nữ cần đi khám phụ khoa, khám phụ khoa cần chuẩn bị những gì là những băn khoăn rất thường gặp của không ít chị em khi lần đầu đi
Hình ảnh tin tức Mùa hè ăn xoài có nóng không? Có gây nổi mụn như nhiều người nghĩ không?
Xoài là loại trái cây nhiệt đới đặc trưng của mùa hè được nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon, tốt cho sức khỏe. Dù vậy, nhiều chị em cũng e