Viêm phổi có lây không? Câu trả lời của bác sĩ

Viêm phổi thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, gây ra nhiều biểu hiện như sốt, ho, ớn lạnh. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng khác. Do tính phổ biến của bệnh, nhiều người lo ngại liệu bệnh viêm phổi có lây không? Nếu có thì sẽ lây truyền qua đường nào? Hãy cùng Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang trả lời câu hỏi này nhé!

Một số điều cơ bản về bệnh viêm phổi

Viêm phổi là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ảnh hưởng đến phổi. Phổi được tạo thành từ các túi nhỏ gọi là phế nang, chứa đầy không khí khi một người khỏe mạnh hít thở. Khi một cá nhân bị viêm phổi, các phế nang chứa đầy mủ và chất lỏng, khiến việc thở trở nên đau đớn và hạn chế lượng oxy hấp thụ.1

Viêm phổi có thể ở mức độ nhẹ đến đe dọa tính mạng, nghiêm trọng cho trẻ em, người trên 65 tuổi, người có vấn đề sức khỏe hoặc hệ thống miễn dịch yếu.2

Một số triệu chứng của viêm phổi như:3

  • Ho, có thể tiết ra chất nhầy màu xanh lục/vàng khi ho, hoặc thậm chí có máu.
  • Sốt, đổ mồ hôi và ớn lạnh.
  • Hụt hơi.
  • Thở nhanh, thở nông.
  • Đau nhói vùng ngực khi hít thở sâu hoặc ho.
  • Chán ăn, mệt mỏi.
  • Buồn nôn và nôn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
  • Lú lẫn, đặc biệt là ở người lớn tuổi.

Một số biến chứng khi bị viêm phổi như:2

  • Vi khuẩn trong máu: vi khuẩn xâm nhập vào máu từ phổi có thể lây nhiễm sang các cơ quan khác, gây suy cơ quan.
  • Khó thở.
  • Tràn dịch màng phổi.
  • Áp xe phổi.
Viêm phổi có lây không? Câu trả lời của bác sĩ
Túi khí bình thường và túi khí ở người bị viêm phổi

Viêm phổi có lây không?

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm phổi, như: virus, vi khuẩn, nấm,… Trong đó, viêm phổi do virus và vi khuẩn gây ra có thể lây truyền giữa người với người. Viêm phổi do nấm sẽ không thể lây truyền.3 Ngoài ra, viêm phổi do ký sinh trùng, do bụi kim loại cũng không lây truyền.

Virus, vi khuẩn gây viêm phổi có thể lây lan qua các con đường:4

  • Ho và hắt hơi. Khi người bệnh ho, hắt hơi, những giọt chất lỏng nhỏ li ti chứa virus, vi khuẩn viêm phổi sẽ bắn vào không khí. Nếu người khỏe mạnh hít phải thì có thể bị nhiễm bệnh.
  • Tiếp xúc với đồ vật có chứa virus, vi khuẩn gây viêm phổi. Người bệnh có thể chạm vào các đồ vật và để lại virus, vi khuẩn viêm phổi trên đó. Khi người khỏe mạnh vô tình chạm vào các đồ vật này và đưa tay lên mũi, miệng, thì họ có thể bị nhiễm viêm phổi.

Thời gian cụ thể viêm phổi có thể lây lan trong bao lâu sau khi một người mắc bệnh chưa được xác định. Thời gian này có thể phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Với viêm phổi do vi khuẩn, người bệnh có thể lây nhiễm vi khuẩn trong khoảng 48 giờ sau khi bắt đầu dùng kháng sinh và hết sốt. Với viêm phổi do virus, khi các triệu chứng bắt đầu biến mất (đặc biệt là sốt) thì giai đoạn truyền nhiễm cũng xem là kết thúc.3

Viêm phổi có lây không? Câu trả lời của bác sĩ
Viêm phổi do virus, vi khuẩn gây ra có thể lây truyền giữa người với người

Viêm phổi dễ lây trong giai đoạn nào?

Viêm phổi có thể lây lan trong bất kỳ giai đoạn nào. Do đó, người bệnh cũng như những người xung quanh cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, để tránh viêm phổi lây lan nhanh.

Đối tượng nào dễ bị lây nhiễm

Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm phổi. Tuy nhiên, bệnh lý này phổ biến và dễ lây ở các đối tượng sau:1 4 5

  • Trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ có hệ miễn dịch yếu, trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn.
  • Người lớn từ 65 tuổi trở lên.
  • Người nhiễm HIV, người mắc bệnh sởi,…
  • Người hút thuốc lá hoặc thường tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Người sống và làm việc trong môi trường đông đúc như trường học, ký túc xá, doanh trại, viện dưỡng lão,…
  • Người sống trong môi trường có không khí bị ô nhiễm, có thể là do gia đình nấu nướng hoặc sưởi ấm bằng nhiên liệu sinh khối.

Viêm phổi có di truyền không?

Ngoài “viêm phổi có lây không?”, thì “viêm phổi có di truyền không?” cũng là thắc mắc của nhiều người.

Mặc dù có thể lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc, nhưng viêm phổi không phải là bệnh di truyền.6

Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh viêm phổi

Viêm phổi là bệnh dễ lây truyền và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, việc phòng ngừa bệnh là điều quan trọng.

Các biện pháp phòng viêm phổi

Có thể giảm nguy cơ mắc phải viêm phổi khi thực hiện các biện pháp sau:4 7

  • Tiêm vắc-xin phòng bệnh.
  • Ngưng hút thuốc và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước rửa tay có cồn để diệt virus, vi khuẩn. Đặc biệt là nên rửa tay sau khi chạm vào mũi, miệng hoặc trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Ho, hắt hơi vào khăn giấy và ngay lập tức rửa tay, bỏ khăn giấy vào thùng rác.
  • Không sử dụng chung cốc hoặc dụng cụ ăn với người khác.
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, vừa sức và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Những điều này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu gặp tình trạng khó nuốt, hãy chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ với thức ăn dạng đặc hơn. Đồng thời, cần kê cao gối hoặc đầu giường khi ngủ. Các bước này sẽ hạn chế tình trạng thức ăn, đồ uống hoặc nước bọt tràn vào phổi.
Viêm phổi có lây không? Câu trả lời của bác sĩ
Tiêm vắc-xin là một biện pháp giúp phòng ngừa tốt bệnh viêm phổi

Vắc-xin phòng viêm phổi

Vắc-xin có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm phổi do vi khuẩn phế cầu hoặc virus cúm gây ra. Tuy không thể ngăn ngừa tất cả các dạng viêm phổi, nhưng so với những người không tiêm vắc-xin, những người đã tiêm nếu mắc viêm phổi sẽ có xu hướng nhẹ hơn:7

  • Ít biến chứng nghiêm trọng hơn.
  • Nhiễm trùng nhẹ hơn.
  • Viêm phổi không kéo dài.

Để ngừa viêm phổi, vắc-xin phế cầu khuẩn thường được sử dụng. Hiện nay, vắc-xin phế cầu khuẩn có các dạng sau:8

  • Vắc-xin PCV13 và PCV15: chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên.
  • Vắc-xin PCV20: được chỉ định để ngăn ngừa viêm phổi và các bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn ở người lớn từ 18 tuổi trở lên.
  • Vắc-xin PCV23: được phê duyệt ở những người từ 50 tuổi trở lên. Vắc-xin này cũng được chỉ định cho trẻ từ 2 tuổi trở lên có nguy cơ nhiễm phế cầu cao.

Ngoài ra, một số loại vắc-xin ngừa viêm phổi khác thường được sử dụng có thể kể đến như:7

  • Vắc-xin phòng cúm: thường được tiêm vào tháng 9 hoặc tháng 10, trước khi mùa cúm bắt đầu.
  • Vắc-xin Hib: được khuyến nghị cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên đến trẻ dưới 5 tuổi.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ về vấn đề viêm phổi có lây không. Viêm phổi là bệnh lý có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng bệnh (tiêm vắc-xin, ngừng hút thuốc, rửa tay sạch,…) là điều quan trọng.

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?
“Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để
Hình ảnh tin tức Uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không?
Mỡ máu cao hiện là một trong những tình trạng đáng báo động bởi không chỉ người lớn tuổi mà nhiều người trẻ cũng đang gặp phải. Mỡ máu cao gây ra
Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như