Viêm niệu đạo: Nguyên nhân thực sự là gì?

Một sáng thức dậy, bạn chợt hoảng hốt khi thấy ở đầu cậu bé hay từ cô bé có rỉ ra chất dịch đục. Đã vậy mấy hôm nay cứ mắc tiểu liên tục, mỗi lần đi tiểu lại thấy đau. Hãy cẩn thận! Bạn có thể đang bị viêm niệu đạo.

Viêm niệu đạo vốn rất phổ biến ở nữ giới. Hầu như người phụ nữ nào cũng từng bị nhiễm trùng tiểu trong đời. Ở nam giới tuy ít gặp nhiễm trùng tiểu hơn nhưng một khi mắc thì tình hình khá là phức tạp.

Hãy cùng đọc bài viết này để tìm hiểu xem vì sao một người có thể bị nhiễm trùng tiểu, cũng như làm thế nào để điều trị hay phòng ngừa căn bệnh phổ biến này, bạn nhé.

1. Niệu đạo là gì?

Niệu đạo là một phần trong đường tiết niệu của con người. Đường tiết niệu là tên gọi chung của các cơ quan giữ nhiệm vụ xử lý nước tiểu trong cơ thể. Các cơ quan này bao gồm:

  • Thận: to tròn hình hạt đậu, có vai trò lọc nước từ máu trong hệ tuần hoàn để tạo ra nước tiểu. Bình thường, mỗi người có hai quả thận.
  • Bàng quang: giống như một cái túi để lưu trữ nước tiểu. Khi nước tiểu đầy, bàng quang căng ra có hình dạng như quả bóng, có thể sờ được ở bụng dưới.
  • Niệu quản: hai ống dẫn nước tiểu từ hai thận xuống bàng quang
  • Niệu đạo: ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể.
  • Ống niệu đạo kết thúc ở lỗ tiểu. Ở nam lỗ tiểu nằm ở đầu dương vật. Ở nữ, lỗ tiểu nằm trên âm hộ.
Viêm niệu đạo: Nguyên nhân thực sự là gì?
Vị trí và hình dạng các cơ quan trong hệ tiết niệu.
Nguồn ảnh: uptodate

2. Viêm niệu đạo là gì?

Viêm niệu đạo là thuật ngữ y khoa. Từ này được bác sĩ dùng để mô tả tình trạng niệu đạo bị kích thích hoặc viêm nhiễm.

3. Nguyên nhân gây viêm niệu đạo?

Viêm niệu đạo thường do nhiễm trùng, phổ biến nhất là các bệnh lây qua đường tình dục (STIs – sexual transmitted infections). Đây là những bệnh bạn có thể mắc phải khi tiếp xúc da hoặc dịch cơ thể trong khi quan hệ tình dục.

Các STIs có thể gây viêm niệu đạo bao gồm:

  • Chlamydia
  • Bệnh lậu
  • Mycoplasma sinh dục
  • Trichomonas (ký sinh trùng gây ngứa)

Những người bị viêm niệu đạo có thể bị đau, nóng rát hoặc châm chích khi đi tiểu. Đôi khi cũng có dịch lạ tiết ra từ đường tiểu. Bệnh nhân hay mô tả là tôi thấy mủ hoặc dịch trắng đục chảy ra từ dương vật hoặc âm đạo. Đàn ông bị viêm niệu đạo có thể bị đỏ hoặc sưng ở đầu dương vật.

4. Tôi nên đi khám bác sĩ?

Đúng. Nếu bạn có triệu chứng viêm niệu đạo, hãy đi khám bác sĩ vì bạn cần được chẩn đoán và dùng thuốc để điều trị.

5. Tôi sẽ cần xét nghiệm?

Có lẽ. Bạn có thể sẽ cần phải cung cấp một mẫu nước tiểu, một mẫu chất dịch từ âm đạo hoặc từ dương vật của bạn. Nếu bạn là phụ nữ, bác sĩ sẽ kết hợp thăm khám vùng chậu. Bên cạnh đó, xét nghiệm máu đôi khi cũng cần thiết, để cho thấy bạn có bị nhiễm trùng không và nếu có là loại nào.

Viêm niệu đạo: Nguyên nhân thực sự là gì?
Cần tiến hành xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra có bị viêm cơ tim hay không.
(Nguồn ảnh: Internet)

6. Viêm niệu đạo được điều trị như thế nào?

Điều trị thường bao gồm dùng thuốc kháng sinh. Trong trường hợp có nhiều bằng chứng cho thấy bạn bị viêm niệu đạo, bác sĩ sẽ điều trị ngay lập tức mà không cần đợi đến khi có kết quả xét nghiệm

Nếu đang điều trị viêm niệu đạo kèm với STIs, bạn không nên quan hệ tình dục với bất cứ ai cho đến 7 ngày sau khi bắt đầu dùng kháng sinh. Tốt nhất là không quan hệ tình dục cho tới khi khi bạn không còn triệu chứng nào nữa.

Khi biết mình bị STIs, bạn nên trao đổi với tất cả những người bạn đã quan hệ tình dục gần đây. Họ cũng có thể bị nhiễm bệnh và cần điều trị. Điều này thực sự quan trọng!

7. Viêm niệu đạo có thể được ngăn ngừa?

Vì viêm niệu đạo thường do STIs gây ra, bạn có thể giảm nguy cơ bị viêm niệu đạo bằng cách:

  • Sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ tình dục
  • Tránh quan hệ tình dục khi bạn hoặc bạn tình có bất kỳ triệu chứng nào giống với nhiễm trùng niệu đạo (ngứa, chảy mủ, đau hoặc rát khi đi tiểu)
  • Không quan hệ tình dục nếu không cảm thấy đủ an toàn
  • Định kỳ kiểm tra sức khỏe của mình và bạn tình, đặc biệt là tầm soát các bệnh STIs. Vì hầu như tất cả các STIs đều âm thầm lặng lẽ nên không thể biết được người nào đang bị STIs chỉ qua cảm quan bên ngoài.
Viêm niệu đạo: Nguyên nhân thực sự là gì?
Sử dụng bao cao su và thăm khám định kỳ là hai điều cần lưu ý để giảm nguy cơ gây viêm niệu đạo.
Nguồn ảnh: healthsex

Bao cao su từ lâu đã trở thành trợ thủ đắc lực trong việc phòng ngừa việc mang thai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

>>>Nếu bạn muốn biết bao cao su ra đời như thế nào thì có thể tham khảo tại: Nguồn gốc lịch sử thú vị của bao cao su

8. Những điều bạn cần lưu ý khi bị nhiễm trùng lập đi lập lại

  • Uống nhiều nước hơn
  • Đi tiểu ngay sau khi quan hệ
  • Estrogen âm đạo – Nếu bạn là phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh, bác sĩ có thể gợi ý điều này. Estrogen âm đạo có trong một loại kem hoặc loại dụng cụ linh hoạt mà bạn có thể đặt vào âm đạo của mình.
  • Thuốc kháng sinh – Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiểu nhiều lần và các phương pháp trên không có tác dụng, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc kháng sinh để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Nhưng uống thuốc kháng sinh có nhược điểm là gây kháng thuốc nên các bác sĩ thường khuyên bạn nên thử những thứ khác trước.

Như vậy, qua bài viết, chúng ta đã biết được vị trí của niệu đạo, triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa nhiễm trùng niệu đạo. Cần lưu ý rằng đa phần các trường hợp nhiễm trùng niệu đạo là do các bệnh lây qua đường tình dục. Học tập các kiến thức và kĩ năng quan hệ tình dục an toàn là cần thiết. Hãy chia sẻ bài viết này với người bạn đồng hành của mình để cùng bảo vệ cho nhau, bạn nhé.  

 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong