Viêm màng não mủ: Nguyên nhân, cách điều trị và chủng ngừa

Viêm màng não mủ là một bệnh lý tương đối không xa lạ đối với chuyên ngành Nhi khoa hay Truyền nhiễm. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hay để lại di chứng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hãy theo dõi  bài viết sau để có nhìn đầy đủ hơn cũng như cách nhận diện sớm bệnh nhé. 

1. Bệnh viêm màng não mủ là như thế nào?

Đây là tình trạng có phản ứng viêm tại màng não do tác nhân sinh mủ (Đa số là vi khuẩn). Phản ứng này có thể gây ra các triệu chứng thần kinh, triệu chứng của phù não và nhiều hệ luỵ quan trọng khác như tổn thương thần kinh, gây di chứng ảnh hưởng sự tâm thần vận động. 

2. Ai là người dễ mắc viêm màng não mủ? 

Các vi khuẩn gây bệnh xuất hiện ở khoang có chứa dịch não tuỷ. Bình thường, khoang này ngăn cách với hệ thống mạch máu bằng một hệ thống “hàng rào máu não”. Một lý do nào đó hàng rào này bị thương tổn thì các vi khuẩn sẽ có cơ hội gây bệnh.

Viêm màng não mủ: Nguyên nhân, cách điều trị và chủng ngừa
Viêm màng não mủ: Nguyên nhân, cách điều trị và chủng ngừa
Phản ứng viêm tại màng não do vi khuẩn sinh mủ

Các đối tượng sau dễ bị bệnh: 

  • Trẻ nhỏ: Đặc biệt là trẻ sơ sinh khi hàng rào máu não này chưa hoàn thiện. 
  • Viêm xoang, viêm tai giữa.
  • Suy giảm miễn dịch.
  • Đã phẫu thuật cắt lách. 
  • Ung thư máu, giảm bạch cầu, suy tuỷ. 
  • Chấn thương sọ não, phẫu thuật thần kinh. 

Ở Việt Nam, có một đặc điểm về viêm màng não mủ khá đặc biệt là viêm màng não do vi khuẩn Streptococcus suis, còn được gọi là liên cầu lợn. Những người thường xuyên ăn các thực phẩm sống từ lợn, đặc biệt là tiết canh sẽ có nguy cơ viêm màng não do tác nhân này.

3. Viêm màng não mủ nguy hiểm như thế nào? 

Đây là một tình trạng cấp cứu nội khoa. Phải điều trị ngay càng sớm càng tốt. Bệnh lý tại vị trí nhạy cảm như hệ thần kinh nếu không được can thiệp sẽ có nhiều hệ quả khôn lường. Tình trạng bệnh sẽ diễn tiến nặng dần, có thể kèm theo bệnh lý khác như nhiễm khuẩn huyết. Người bệnh nhanh chóng rơi vào trạng thái yếu liệt, hôn mê, suy hô hấp. Còn nếu can thiệp muộn thì sẽ có nhiều nguy cơ để lại di chứng thần kinh vĩnh viễn.

4. Triệu chứng của viêm màng não mủ là gì? 

Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì triệu chứng cực kỳ mơ hồ. Bác sĩ nhi khoa chuyên ngành sơ sinh sẽ nhận định dựa vào nhiều đặc điểm ở nhiều cơ quan khác nhau, không nhất thiết là phải có triệu chứng thần kinh. 

Đối với trẻ lớn hơn hoặc người lớn thì sẽ có một số triệu chứng điển hình như: 

  • Thóp phồng ở những trẻ còn thóp.
  • Đau đầu. 
  • Sốt. 
  • Cứng cổ. 
  • Nôn ói. 
  • Táo bón. 
  • Co giật, yếu liệt. 
  • Rối loạn tri giác: kích động, lơ mơ, thậm chí là hôn mê. 
  • Xuất hiện những sang thương xuất huyết (tử ban) trên da. 

5. Bệnh điều trị như thế nào? 

Phương thức điều trị bệnh là kháng sinh. Bác sĩ sẽ lựa chọn kháng sinh phù hợp sau khi đánh giá là có chỉ định. Nếu được đưa đến bệnh viện kịp thời, hiệu quả điều trị sẽ rất khả quan. Tuy nhiên, có thể viêm màng não cho nguyên nhân khác có triệu chứng tương tự như do lao hoặc u não, điều trị này sẽ không hiệu quả. Việc loại trừ nguyên nhân khác sẽ là công tác của bác sĩ lâm sàng. Hãy lắng nghe bác sĩ tư vấn để hiểu chính xác tình hình của bệnh nhân nhé.

Viêm màng não mủ: Nguyên nhân, cách điều trị và chủng ngừa
Tử ban trên da của bệnh nhân viêm màng não mô cầu

6. Viêm màng não mủ có lây không?

Các vi khuẩn gây viêm màng não thường là vi khuẩn lây truyền qua đường hô hấp. Do đó, về lý thuyết thì nhiều loài sẽ truyền từ người này sang người khác qua nước bọt, qua hắt hơi,… Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch bình thường và khoẻ mạnh thì khả năng phát bệnh của người này là rất thấp. 

Trường hợp viêm màng não do Streptococcus suis, thì đường lây truyền thường là do thực phẩm nguy cơ cao như tiết canh, nem,… Và chủ yếu là lây từ heo sang người.

7. Tiêm ngừa viêm màng não mủ như thế nào? 

Có nhiều loại chủng vi khuẩn khác nhau gây bệnh. Do vậy, tiêm phòng một loại vắc xin sẽ ngừa được đúng tác nhân đó. Hiện nay, việc tiêm ngừa đang áp dụng trên các loài vi khuẩn:

7.1. Haemophilus influenzae tuýp B

Thường nhất là trẻ em, nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Nằm trong bộ vắc xin 5 trong 1.

7.2. Não mô cầu

Có 3 chủng não mô cầu nguy hiểm gây bệnh thường gặp là A, B và C. Ở Việt Nam, hiện tại có 2 loại vắc xin: 

7.2.1. AC

Cho tuýp A và tuýp C, thường cho trẻ 2 tuổi trở lên. Tiêm nhắc mỗi 3 đến 5 năm. Nếu trẻ tiếp xúc với người bệnh viêm màng não mô cầu, có thể tiêm khi trẻ trên 6 tháng tuổi. 

7.2.2. BC

Hiệu quả trên tuýp B và C: Trẻ trên 6 tháng được tiêm mũi đầu và mũi sau sẽ từ 6 đến 8 tuần sau đó.

7.3. Phế cầu

Loại đang lưu hành là Synflorix với hiệu quả phòng ngừa trên 10 chủng phế cầu thường gặp. Lịch tiêm chủng thường như sau: 

7.3.1. Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi

Lịch trình 3+1: Gồm 4 mũi:

  • 2 tháng tuổi.
  • 3 tháng tuổi.
  • 4 tháng tuổi
  • Nhắc sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3.

7.3.2. Trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi

Gồm 3 mũi (2+1):

  • Mũi thứ 2 cách mũi đầu 1 tháng.
  • Nhắc lại sau mũi 2 ít nhất hai tháng nhưng lúc trẻ trên 1 tuổi.

7.3.3. Trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi 

Gồm 2 mũi: mũi 2 cách mũi đầu 2 tháng.

Viêm màng não mủ: Nguyên nhân, cách điều trị và chủng ngừa
Vắc xin 5 trong 1, trong đó có phòng ngừa viêm màng não do Haemophilus influenzae type B. Hoàn toàn miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng của nhà nước.

Viêm màng não mủ là bệnh lý rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh thường gặp nhất là ở trẻ em và đối tượng suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, với thói quen ăn tiết canh và sản phẩm thịt lợn sống, viêm màng não do liên cầu lợn rất phổ biến. Điều trị sớm với kháng sinh sẽ giúp cải thiện bệnh ngoạn mục. Bệnh có thể phòng ngừa một phần bởi việc chủng ngừa các chủng vi khuẩn thường gặp. Hãy tham khảo bác sĩ để được hướng dẫn cách tiêm cho trẻ nhé.

Bác sĩ Đinh Gia Khánh

Ngoài những thông tin về nguyên nhân và thuốc điều trị bệnh, mời các bạn tìm hiểu thêm bài viết của bác sĩ về câu hỏi thường gặp bệnh viêm màng não mủ

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong