Viêm dạ dày ruột nên ăn gì? “Bỏ túi” 7 thực phẩm giúp bệnh nhanh khỏi

Viêm dạ dày ruột gây ra những cơn đau dữ dội, cùng với đó là tiêu chảy và nôn ói liên tục. Thế nên, bên cạnh việc tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng rất quan tâm đến vấn đề viêm dạ dày ruột nên ăn gì để các triệu chứng nhanh khỏi.

Viêm dạ dày ruột, đôi khi thường được gọi là cúm dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Đây là bệnh lý rất phổ biến, nhất là ở những nước nhiệt đới đang phát triển và có mật độ dân số cao như Việt Nam.

Triệu chứng đặc trưng của viêm dạ dày ruột là nôn mửa, tiêu chảy và đau quặn bụng. Chính điều này khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống và không biết nên ăn gì hay không nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi. Nếu cũng đang rơi vào tình huống này, hãy tham khảo 7 thực phẩm giúp kiểm soát nhanh các triệu chứng để mau hồi phục và không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt mà NT BacGiang tổng hợp được.

Viêm dạ dày ruột nên ăn gì?

Viêm dạ dày ruột nên ăn gì? “Bỏ túi” 7 thực phẩm giúp bệnh nhanh khỏi

1. Các món súp loãng hoặc nước canh hầm

Các món súp, cháo loãng hoặc nước hầm xương là những món ăn rất tốt cho người bị viêm dạ dày ruột. Khi bị viêm dạ dày ruột, tình trạng tiêu chảy sẽ khiến người bệnh mất nước, các món ăn loãng như cháo, súp hoặc nước dùng vừa cung cấp nước, năng lượng, vừa dễ tiêu hóa nên giúp người bệnh nhanh hồi sức. Cụ thể, bạn có thể thêm vào thực đơn các món sau:

  • Cháo loãng nấu với thịt bằm hoặc thịt gà
  • Cháo yến mạch
  • Nước canh hầm rau củ hoặc xương gà…

2. Viêm dạ dày ruột nên ăn gì? Áp dụng chế độ ăn BRAT với chuối, cơm, sốt táo và bánh mì

BRAT là chế độ ăn thường được khuyến nghị cho người bị tiêu chảy và nôn mửa với các thực phẩm dễ tiêu hóa, giúp cầm tiêu chảy do chứa ít chất xơ, có thể làm phân rắn hơn. Ngoài ra, chế độ ăn này cũng cung cấp nhiều kali và tinh bột để bù đắp sự thiếu hụt dinh dưỡng khi bị nôn hay tiêu chảy. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, nếu muốn thực hiện thì cần có sự giám sát của bác sĩ bởi chế độ ăn này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. 4 thực phẩm có trong chế độ ăn BRAT là:

  • Chuối
  • Cơm
  • Bánh mì
  • Sốt táo.

3. Các loại thịt chứa ít chất béo

Người bị viêm dạ dày ruột chỉ nên ăn một lượng chất béo vừa phải, tránh ăn quá nhiều vì có thể gây khó tiêu. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần đảm bảo cung cấp đủ protein để giúp cơ thể nhanh lấy lại sức và mau hồi phục. Dưới đây là một số loại thịt giàu protein, ít chất béo, tốt cho người bị cúm dạ dày mà bạn có thể dùng để chế biến các món ăn:

  • Thịt gà bỏ da
  • Thịt bò nhiều nạc, chẳng hạn như phần thịt thăn
  • Thịt heo đã lọc bỏ da và mỡ

Bạn có thể dùng thịt để chế biến thành các món kho, canh, cháo, súp thay vì các món chiên, rán. Bởi quá trình chiên, rán có thể khiến lượng chất béo trong thực phẩm tăng lên, khiến bạn càng đau bụng dữ dội hơn.

4. Viêm dạ dày ruột nên ăn gì? Trái cây là món ăn không thể thiếu nếu muốn hồi phục nhanh

Viêm dạ dày ruột nên ăn gì? “Bỏ túi” 7 thực phẩm giúp bệnh nhanh khỏi

Khi bị viêm dạ dày ruột, việc bổ sung nước cho cơ thể là ưu tiên hàng đầu. Ngoài việc uống nhiều nước, bạn có thể ăn nhiều trái cây để bù nước cho cơ thể. Bởi nhiều loại trái cây có đến 80 – 90% thành phần là nước. Ngoài ra, trái cây cũng chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể như vitamin A, C. Các loại trái cây nhiều nước mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn là:

  • Dưa hấu
  • Dưa lưới
  • Bưởi
  • Dâu tây
  • Dưa gang
  • Đào.

5. Sữa chua – Món ăn tốt cho hệ vi sinh đường ruột

Bên trong đường tiêu hóa của con người có một hệ vi sinh đường ruột rất đa dạng. Hệ vi sinh này có rất nhiều lợi khuẩn cần thiết cho việc tiêu hóa và khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, những vi sinh vật có lợi này lại bị tiêu diệt do nôn mửa và tiêu chảy khi bị viêm dạ dạy ruột.

Số lượng lợi khuẩn giảm nhanh sẽ làm cho hại khuẩn có cơ hội phát triển và khiến các triệu chứng của viêm dạ dày ruột trở nên nghiêm trọng hơn. Việc thêm sữa chua vào chế độ ăn mỗi ngày là cách bổ sung lợi khuẩn đường ruột đơn giản, hiệu quả, giúp hệ vi sinh đường ruột nhanh lấy lại sự cân bằng. Từ đó, các triệu chứng của viêm dạ dày ruột cũng nhanh được kiểm soát.

6. Viêm dạ dày ruột nên ăn gì? Đừng quên thêm gừng vào các món ăn

Gừng là thảo dược thường được sử dụng để giảm buồn nôn, một triệu chứng đặc trưng của bệnh cúm dạ dày. Ngoài ra, gừng còn có đặc tính sát khuẩn, kháng viêm, giúp hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn, cải thiện tiêu hóa.

Bạn có thêm gừng vào các món ăn như cháo hoặc súp hoặc dùng gừng để pha trà, uống với nước ấm hoặc ngậm một vài lát gừng tươi.

7. Uống thật nhiều nhiều nước

Viêm dạ dày ruột nên ăn gì? “Bỏ túi” 7 thực phẩm giúp bệnh nhanh khỏi

Tiêu chảy và nôn mửa là 2 triệu chứng đặc trưng của chứng viêm dạ dày ruột. Hai triệu chứng này kéo dài liên tục sẽ khiến người bệnh mất nước, suy kiệt. Chính vì vậy, việc bổ sung nước cho cơ thể là cực kỳ quan trọng. Bạn có thể bù nước cho cơ thể bằng việc uống một số thức uống như:

  • Nước đun sôi để nguội
  • Các loại trà không chứa caffein
  • Nước ép trái cây tươi như táo, việt quất
  • Nước dừa
  • Dung dịch bù nước đường uống.

Các loại nước ép trái cây bày bán sẵn thường chứa rất nhiều đường. Do đó, tốt nhất, bạn nên dùng nước ép tươi, nguyên chất không thêm đường hoặc thêm rất ít. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng bất cứ thức uống nào bởi nếu dùng không đúng, bé có thể bị tiêu chảy nặng hơn.

Viêm dạ dày ruột nên kiêng gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu viêm dạ dày ruột nên ăn gì, bạn cũng cần hiểu rõ các món cần tránh khi bị viêm dạ dày ruột. Bởi có một số thực phẩm có thể khiến các triệu chứng của viêm dạ dày ruột như nôn mửa, tiêu chảy trở nên nặng hơn:

  • Thức uống chứa caffeine bởi caffeine có thể gây khó ngủ, khiến bệnh lâu khỏi. Ngoài ra, caffein còn có thể kích thích tiêu hóa và khiến tiêu chảy nặng hơn.
  • Thực phẩm chiên, rán nhiều dầu mỡ bởi đây là những thực phẩm khó tiêu hóa, có thể dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa.
  • Thực phẩm cay, nóng vì có thể khiến tình trạng buồn nôn và nôn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thức ăn và đồ uống có đường: Lượng đường cao có thể khiến tiêu chảy diễn tiến nặng hơn
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Khi bị bệnh cúm dạ dày, bạn có thể gặp vấn đề trong việc tiêu hóa đường lactose, một loại protein trong sữa và các sản phẩm từ sữa.

Ngoài ra, đừng bao giờ ép buộc cơ thể phải ăn nếu bạn thật sự không muốn. Quan trọng nhất vẫn là chú ý bổ sung nước, ăn các món loãng, dễ tiêu và nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể nhanh hồi phục.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ uống thuốc gì? 9 thuốc tiềm năng điều trị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan nhiều hơn mức bình thường. Tính đến tháng 3 năm 2024, chỉ có một loại thuốc duy nhất (Rezdiffra)
Hình ảnh tin tức Sau khi hút thai có nên đi lại nhiều? Chị em cần chú ý những gì sau hút thai?
Sau khi hút thai cơ thể chị em phụ nữ sẽ mất lượng máu, buồng tử cung, vùng kín có thể bị tổn thương ít nhiều. Do đó để tạo điều kiện cho tử cung,
Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm