Viêm cơ tim và những điều bạn nên biết

 

Viêm cơ tim dù rất hiếm nhưng có thể gây tử vong. Bệnh lại thường xảy ra ở người khỏe mạnh và trẻ em. Vậy làm sao để bạn biết mình không nằm trong số hiếm đó? Thôi thì hãy cùng đọc bài viết này để nhận ra và biết lúc nào mình nên gặp bác sĩ nhé. Sức khỏe là của bạn, bạn hãy tự quyết định.

1. Viêm cơ tim là gì?

Trái tim bình thường bao gồm các bộ phận chính:

  • Cơ tim: làm nhiệm vụ co giãn, hút máu về và bơm máu đi nuôi cơ thể.
  • Hệ thống tạo nhịp:cái tên nói lên tất cả, tạo cho trái tim chúng ta có nhịp đập đều đặn.
  • Hệ thống van tim: phối hợp đóng mở để dòng máu đến và đi theo một chiều nhất định.
Viêm cơ tim và những điều bạn nên biết
Bệnh viêm cơ tim là gì? (Nguồn: Internet)

Viêm cơ tim là bệnh của cơ tim do bị viêm. Bệnh ảnh hưởng đến cơ tim và hệ thống tạo nhịp của tim, khiến tim bị suy. Khi đó nhịp tim bị rối loạn, tim giảm hoặc không còn khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể. Và cuối cùng dẫn đến một kết cục đau lòng là tử vong.

Viêm cơ tim và những điều bạn nên biết

2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng bệnh

Một trong những thách thức lớn nhất đối với chẩn đoán, điều trị bệnh là thiếu triệu chứng đặc hiệu. Điều này có nghĩa, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân không hề có triệu chứng nào cả. Hoặc nếu có cũng chỉ là triệu chứng của nhiễm siêu vi hoặc gợi ý các bệnh tim khác như nhồi máu cơ tim.

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Đau ngực
  • Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim không đều, nhanh hoặc chậm.
  • Khó thở, khi hoạt động hoặc cả lúc nghỉ ngơi.
  • Phù, thể hiện rõ ở hai bàn chân, cẳng chân bị sưng lên.
  • Mệt mỏi.
  • Các dấu hiệu và triệu chứng khác của nhiễm siêu vi, như đau đầu, đau nhức cơ, đau khớp, sốt, đau họng hoặc tiêu chảy.
Viêm cơ tim và những điều bạn nên biết
Các dấu hiệu của bệnh viêm cơ tim. Nguồn: Internet

3. Viêm cơ tim ở trẻ em

Viêm cơ tim có thể để lại di chứng bệnh cơ tim giãn ở trẻ em – bệnh khiến tim hoạt động không hiệu quả, trẻ không thể sống khỏe mạnh, vui chơi như những bé bình thường khác. Tệ hơn bé có thể bị suy tim cấp và tử vong.

Chính vì thế, bắt buộc phải nhận ra viêm cơ tim sớm và điều trị thích hợp, kịp thời cho các bé. Thế nhưng, cũng giống như người lớn, triệu chứng bệnh ở trẻ không có triệu chứng đặc hiệu. Điều đó gây khó khăn trong chẩn đoán, khiến không ít ca có kết cục đáng buồn. Khi mắc bệnh, bé có thể có các dấu hiệu sau:

  • Sốt
  • Ngất
  • Khó thở
  • Thở nhanh
  • Rối loạn nhịp tim

Ngoài ra, khi bệnh viêm cơ tim do virus, bé có thể đau khớp, viêm họng, viêm amidan trong 1-2 tuần gần đây.

4. Khi nào cần đi khám bác sĩ

Nên đến gặp bác sĩ nếu bạn hoặc con bạn có triệu chứng viêm cơ tim. Đặc biệt là đau ngực, khó thở xảy ra sau đợt nhiễm siêu trùng, viêm họng, tiêu chảy gần đây.

Viêm cơ tim và những điều bạn nên biết
Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện những triệu chứng viêm cơ tim. Nguồn Internet

Khi đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để khám bệnh xem có mắt bệnh này hay không, bạn đã biết mình cần chuẩn bị những gì chưa?

>>>Nếu chưa thì những thông tin trong bài viết Bỏ túi các tip nhỏ khi đến khám Viêm cơ tim” sẽ giúp bạn.

5. Nguyên nhân của viêm cơ tim

Thông thường, nguyên nhân gây bệnh ít được xác định rõ, khi đó gọi là vô căn. Có nhiều khả năng có thể dẫn đến viêm cơ tim, nhưng không phải ai có khả năng này cũng chắc chắn mắc bệnh. Có thể kể đến các khả năng sau:

  • Có nhiều loại virus có liên quan đến bệnh. Bao gồm vi-rút gây cảm cúm; vi-rút viêm gan B, C, vi-rút gây nhiễm trùng đường ruột, HIV…

  • Vi khuẩn có vô số vi khuẩn có thể gây viêm cơ tim.

  • Ký sinh trùng.

  • Nấm. Nhiễm trùng nấm men, như candida; nấm mốc như aspergillus (có nhiều trong lạc, đậu mốc)…

  • Một số thuốc hoặc chất cấm có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc gây độc cho tim. Ví dụ thuốc trị ung thư; thuốc kháng sinh,…và một số chất cấm, như cocaine.

  • Hóa chất hoặc phóng xạ đôi khi tiếp xúc có thể gây viêm cơ tim.

  • Một số bệnh lý toàn thân cũng có thể gây viêm cơ tim như bệnh Lupus hệ thống, viêm động mạch Takayasu…

6. Chẩn đoán viêm cơ tim

Chẩn đoán sớm là chìa khóa để ngăn ngừa tổn thương tim lâu dài. Sau khi hỏi bệnh và khám, bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm. Mục đích là để xác nhận rằng bạn có bị bệnh về tim hay không và xác định mức độ nghiêm trọng. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Điện tâm đồ (ECG): có thể phát hiện nhịp tim bất thường.
  • X-quang ngực: cung cấp một vài dấu hiệu cho thấy suy tim.
  • Siêu âm tim. Có thể phát hiện tim to, chức năng bơm kém,…
  • Xét nghiệm máu.

7. Tại sao phải sợ viêm cơ tim?

Viêm cơ tim và những điều bạn nên biết
Bệnh viêm cơ tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nguồn Internet

Bởi vì nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Suy tim. Không được điều trị, khi bệnh diễn biến nặng có thể làm hỏng cơ tim, khiến nó không thể bơm máu hiệu quả.
  • Nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Do mạch máu nuôi tim hoặc não bị tắc nghẽn bởi cục máu đông hình thành ở tim.
  • Nhịp tim nhanh hoặc bất thường (rối loạn nhịp tim).
  • Đột tử do tim. Một số rối loạn nhịp tim nghiêm trọng có thể khiến tim bạn ngừng đập đột ngột và gây tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.

8. Phòng ngừa viêm cơ tim.

Không có biện pháp phòng ngừa cụ thể cho viêm cơ tim. Tuy nhiên, thực hiện các bước dưới đây để ngăn ngừa nhiễm trùng có thể có ích:

  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm cho đến khi họ bình phục. Nếu bạn có biểu hiện của nhiễm siêu vi hãy cố gắng tránh tiếp xúc với người khác.
  • Thực hiện theo vệ sinh tốt. Rửa tay thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa bệnh lây lan.
  • Tránh những hành vi tăng nguy cơ nhiễm HIV- quan hệ tình dục an toàn, không dùng chung bơm kim tiêm.
  • Thực hiện tiêm chủng vắc-xin đầy đủ, để hạn chế nhiễm tác nhân có thể gây viêm cơ tim.
Viêm cơ tim và những điều bạn nên biết
Thực hiện tiêm chủng vắc-xin đầy đủ, để hạn chế nhiễm tác nhân có thể gây viêm cơ tim. Nguồn Internet

9. Điều trị viêm cơ tim

Trong nhiều trường hợp, viêm cơ tim có thể tự hồi phục hoàn toàn. Nhưng đôi khi cũng cần sự can thiệp y khoa. Khi đó, mục đích điều trị tập trung vào nguyên nhân và làm giảm nhẹ các triệu chứng khác.

Trong trường hợp nhẹ, người bệnh nên tránh các môn thể thao mạnh trong ít nhất ba đến sáu tháng. Nghỉ ngơi và dùng thuốc theo toa của bác sĩ có thể đủ. Nhưng nếu bệnh nặng như suy tim, rối loạn nhịp tim, có thể bạn sẽ cần được nhập viện. Các bác sĩ sẽ theo dõi và can thiệp thích hợp để giúp đỡ bạn.

Mọi thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, các bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.

Bác sĩ Đào Thị Thu Hương

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ uống thuốc gì? 9 thuốc tiềm năng điều trị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan nhiều hơn mức bình thường. Tính đến tháng 3 năm 2024, chỉ có một loại thuốc duy nhất (Rezdiffra)
Hình ảnh tin tức Sau khi hút thai có nên đi lại nhiều? Chị em cần chú ý những gì sau hút thai?
Sau khi hút thai cơ thể chị em phụ nữ sẽ mất lượng máu, buồng tử cung, vùng kín có thể bị tổn thương ít nhiều. Do đó để tạo điều kiện cho tử cung,
Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm