Tại sao phụ nữ cần phải được phẫu thuật loại bỏ buồng trứng trong khi tế bào ung thư lại phát triển ở vú? Liệu phẫu thuật có ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống sau này của họ không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Vì sao bị ung thư vú nhưng lại phải cắt buồng trứng?
Theo thống kê, trên 80% trường hợp người mắc ung thư vú có thụ thể nội tiết dương tính (HR+). Những thụ thể này sẽ kích thích các tế bào đột biến phát triển mạnh khi có nội tiết tố (hormone), chủ yếu là estrogen, gắn vào.
Ở phụ nữ, estrogen chủ yếu được sản sinh ở buồng trứng. Vì vậy, không ít phụ nữ trẻ tuổi bị ung thư vú có thụ thể nội tiết dương tính được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ cả hai buồng trứng để làm giảm nồng độ nội tiết tố này, từ đó hạn chế tác động của hormone đến tế bào ung thư, góp phần kiểm soát khối u cũng như ngăn ngừa ung thư tái phát.
Mặc dù đã được chứng minh về hiệu quả cũng như an toàn, nhưng thực tế, việc cắt buồng trứng vẫn có thể dẫn đến một số vấn đề ngoài ý muốn, gây ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của người bệnh.
Hậu quả của việc cắt buồng trứng đối với cơ thể
Tương tự nhiều loại phẫu thuật khác, thủ thuật cắt buồng trứng cũng mang một số rủi ro tiềm ẩn gồm:
- Mệt mỏi trong nhiều ngày, có thể kéo dài đến 3 – 4 tuần đối với phẫu thuật nội soi và thậm chí 6 tuần đối với phẫu thuật mở ở bụng
- Để lại sẹo, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây đau nhức
- Mất cảm giác ngon miệng
- Giảm nhu động ruột
- Tổn thương thần kinh hoặc một số cơ quan nội tạng gần đó
- Xuất huyết hoặc nhiễm trùng
- Thoát vị thành bụng
- Tác dụng phụ của thuốc mê gây dị ứng hoặc ảnh hưởng đến hệ hô hấp hoặc tim (hiếm gặp)
Chương trình Siêu khuyến mại tháng 8 - 9/2023