Vàng da ứ mật : Những điều bạn cần biết ở trẻ

Tắc nghẽn đường mật là một tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên, nó có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ ngay sau khi sinh. Vàng da ứ mật là thuật ngữ biểu hiện sự tắc nghẽn lưu thông của mật đi từ gan đến ruột non. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ làm tổn thương các tế bào ở gan. Vàng da ứ mật chỉ có một phương pháp điều trị chính là phẫu thuật.

1. Nguyên nhân của vàng da ứ mật là gì?

Mật là chất lỏng giúp cơ thể tiêu hóa chất béo trong thức ăn. Sự tắc nghẽn trong các ống dẫn mật về lâu dài có thể làm các tế bào gan chết đi. Nếu trẻ không được điều trị, gan sẽ ngừng làm việc. Khi đó, trẻ sẽ dễ bị chảy máu, các chất độc không được gan chuyển hóa để bài tiết ra khỏi cơ thể.

Lý do gây vàng da ứ mật hiện vẫn chưa được tìm thấy rõ ràng. Vàng da ứ mật không phải là bệnh lí di truyền. Một số nguyên nhân có thể được nghi ngờ là:

Vàng da ứ mật : Những điều bạn cần biết ở trẻ
  • Các ống dẫn mật không được hình thành bình thường trước khi trẻ sinh ra.
  • Trẻ nhiễm một số loại virus hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch gây tổn thương ống dẫn mật.

2. Các triệu chứng của vàng da ứ mật là gì?

Trẻ sinh non có nguy cơ bị vàng da ứ mật cao hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Trẻ sơ sinh bị vàng da ứ mật thường vẫn khỏe mạnh như những trẻ khác sau khi sinh. Thông thường, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện khi trẻ khoảng 2 tuần đến 2 tháng tuổi. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Da và mắt vàng kéo dài. Trẻ sơ sinh có thể vàng da trong khoảng 2 đến 3 tuần đầu sau sinh. Đây được xem là bình thường, không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu do tắc nghẽn đường mật, vàng da không biến mất khi trẻ đã hơn 4 tuần tuổi. Đây được xem là một trong những triệu chứng quan trọng để phát hiện bệnh cho trẻ.
  • Nước tiểu sậm màu.
  • Tiêu phân bạc màu, phân trẻ có màu trắng hay xám.
  • Bụng chướng.
  • Trẻ chậm tăng cân hoặc sụt cân.
Vàng da ứ mật : Những điều bạn cần biết ở trẻ
Vàng da ứ mật kéo dài ở trẻ

3. Vàng da ứ mật được chẩn đoán như thế nào?

Vàng da ứ mật nếu được chẩn đoán càng sớm sẽ càng giúp cải thiện tiên lượng sống của trẻ. Thông thường, trẻ sẽ được chẩn đoán trong 2 tháng đầu đời. Sau khi được Bác sĩ khám và hỏi thông tin tiền sử sức khỏe, trẻ có thể cần phải làm một số xét nghiệm. 

3.1 Xét nghiệm máu

  • Men gan : Lượng men gan cao có thể cảnh báo về mức độ tổn thương các tế bào gan. Đó là vì các men này được những tế bào gan bị tổn thương tiết ra và đi vào máu.
  • Bilirubin. Bilirubin được tạo ra bởi gan và được chuyển vào mật. Nồng độ bilirubin cao có thể liên quan đến ống dẫn mật bị tắc nghẽn. 
  • Chức năng đông máu. Các xét nghiệm này để kiểm tra thời gian máu đông trong cơ thể trẻ. Sự đông máu đòi hỏi đủ vitamin K và protein do gan tạo ra. Nếu tổn thương tế bào gan và ống dẫn mật bị tắc nghẽn, có thể gây rối loạn quá trình đông máu.
  • Xét nghiệm tìm virus. Viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, HIV hay những virus trẻ có thể nhiễm trong bào thai. 
  • Cấy máu. Bởi vì tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn trong máu có thể ảnh hưởng đến gan.

3.2 Siêu âm bụng

Đây là xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm thanh để đánh giá gan, túi mật và đường đi của mật từ gan đến ruột non. Trẻ sẽ được yêu cầu phải nhịn bú ít nhất 4 giờ để có được hình ảnh chính xác nhất.

3.3 Sinh thiết gan

Một mẫu mô được lấy từ gan của con bạn và kiểm tra mức độ tắc nghẽn đường mật nếu có. Sinh thiết cũng có thể loại trừ các bất thường khác của gan.

3.4 Phẫu thuật chẩn đoán

Đây là cách để Bác sĩ có thể chẩn đoán chắc chắn con bạn bị vàng da ứ mật. Đây cũng là phương pháp điều trị cho trẻ.

4. Trẻ có thể điều trị bằng cách nào?

Nếu không phẫu thuật, vàng da ứ mật có thể khiến trẻ tử vong. Bác sĩ sẽ tư vấn về phương pháp phẫu thuật nào là lựa chọn tốt nhất cho con bạn.Vàng da ứ mật có thể được điều trị bằng 2 loại phẫu thuật:

  • Kasai: Các ống dẫn mật bị hư hỏng sẽ được loại bỏ. Sau đó, trẻ sẽ tạo đường nối đến ruột để mật có thể trực tiếp chảy từ gan vào ruột. Ngay cả sau khi thực hiện phẫu thuật Kasai thành công, hầu hết trẻ sơ sinh đều xuất hiện sẹo ở gan (gọi là bệnh xơ gan) và cần ghép gan khi trưởng thành.
  • Ghép gan: Phần gan bị tổn thương sẽ được thay thế bằng gan mới từ người hiến. Sau khi ghép gan, gan mới bắt đầu hoạt động và sức khỏe của trẻ sẽ nhanh chóng cải thiện hơn. Ngoài ra, trẻ có thể phải dùng thuốc để giúp ngăn chặn hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công những tế bào gan mới. 

Trẻ cũng cần thực hiện chế độ ăn uống đặc biệt và bổ sung thêm các vitamin cần thiết sau phẫu thuật.

Vàng da ứ mật : Những điều bạn cần biết ở trẻ
Phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất trong vàng da tắc mật ở trẻ.

Bạn hãy hỏi Bác sĩ được tư vấn những thông tin quan trọng sau nhé:

  • Sẽ mất bao lâu để sức khỏe trẻ hồi phục.
  • Những hoạt động trẻ nên tránh và khi nào trẻ có thể trở lại sinh hoạt bình thường.
  • Cách chăm sóc trẻ tại nhà.
  • Những triệu chứng hoặc vấn đề bạn nên theo dõi và cách xử trí nếu con bạn gặp phải.
  • Khi nào trẻ cần quay lại để Bác sĩ kiểm tra.

Bác sĩ : Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa