Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ung thư giai đoạn cuối là ác mộng của rất nhiều người trong chúng ta bởi thời gian sống ngắn ngủi và những đợt điều trị đau đớn. Nhưng đối với ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối – một loại ung thư thường phát triển rất chậm rãi thì bệnh nhân có thể sống được trong bao lâu? Hãy cùng YouMed tìm hiểu về biểu hiện, diễn tiến bệnh, xu hướng điều trị và tiên lượng của bệnh lý này nhé.

Triệu chứng của ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối

Ung thư tuyến giáp hầu hết do bất thường ở các tế bào nang giáp (các tế bào sản xuất và dự trữ hormone tuyến giáp) gây ra. Hai loại ung thư tuyến giáp thường gặp nhất:

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú: Đây là thể ung thư giáp thường gặp nhất.  Độ tuổi thường mắc bệnh này là khoảng 30 đến 50 tuổi.
  • Ung thư tuyến giáp thể nang: Thể ung thư này ít phổ biến hơn và thường gặp ở những người ở độ tuổi khoảng 50. Có 1 biến thể của ung thư giáp dạng nang là ung thư tế bào Hurthle. Diễn tiến bệnh của biến thể này rất nhanh chóng, di căn sớm.

Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối là tình trạng ung thư đã di căn đến các cơ quan khác của cơ thể. Khả năng sống của người bệnh còn phụ thuộc vào loại ung thư mắc phải. Tỷ lệ sống sau 5 năm đối với bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp là 78% (thể nhú) và 63% (thể nang).

Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư tuyến giáp

Triệu chứng của ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối

U ở tuyến giáp

Tuyến giáp là một cấu trúc có hình cánh bướm 2 bên và 1 cầu nối ở giữa. Vị trí của tuyến này nằm dưới “trái cổ” của chúng ta 2 – 3 cm. Một tuyến giáp hoàn toàn bình thường sẽ không thể nhìn thấy bằng mắt thường hay cảm nhận bằng tay. Khi sờ thấy một khối u gồ ở tuyến giáp, hoặc nhìn vào cổ bệnh nhân thấy tuyến này to, bạn cần đến khám bác sĩ nội tiết để được hỗ trợ.

Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Vị trí của tuyến giáp
Đôi khi u ở tuyến giáp có thể chèn ép vào các bộ phận khác ở cổ, như:
  • Thanh quản: Bệnh nhân có thể bị khàn giọng, ho kéo dài.
  • Thực quản: Cảm giác nuốt khó, nuốt nghẹn.
  • Gây đau vùng cổ.
Các nguyên nhân gây ra tình trạng u ở tuyến giáp:
  • U nang tuyến giáp lành tính: Do một bộ phận tuyến giáp phình to bất thường.
  • Viêm giáp: Bao gồm các bệnh lý viêm tuyến giáp mạn tính.
  • Bướu giáp đa ổ: Đây là tình trạng tuyến giáp phình to, khi siêu âm bác sĩ sẽ ghi nhận rất nhiều nang nhỏ.
  • Ung thư tuyến giáp: Khi bạn có một khối u ở tuyến giáp, khả năng bạn bị ung thư khá thấp. Một khối u, nang ở giáp có nguy cơ 6 đến 8% là ung thư. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và nhận lời khuyên.
Hình ảnh siêu âm gợi ý một khối u ở tuyến giáp có khả năng là ung thư:
  • Kích thước khối u (hoặc nang giáp) trên 1 cm.
  • Nằm gần khí quản hoặc dây thần kinh (quặt ngược thanh quản).
  • Nằm nhô ra khỏi tuyến giáp.
  • Có các hạch bạch huyết kế cận cũng phì đại.
  • Khối u (nang) có bờ sần sùi, không trơn láng.
  • Có nhiều vị trí bị canxi hoá.
  • Có chiều cao lớn hơn chiều dài.
  • Kích thước khối u, nang tăng nhanh.

Khi siêu âm có những hình ảnh nghi ngờ hoặc kích thước khối u tăng nhanh, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện thủ thuật để lấy mô (bằng chọc kim hoặc phẫu thuật lấy u) và tiến hành giải phẫu bệnh. Những hạch sưng to bất thường ở gần tuyến giáp cũng sẽ được xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.

Đối với các khối u, nang giáp nhỏ hơn 0.5 cm, rất khó để sinh thiết được và dễ bị sót bệnh lý. Do đó, các trường hợp u nang nhỏ, bác sĩ sẽ đề nghị theo dõi.

Rối loạn chức năng tuyến giáp

Cường giáp

Là tình trạng tuyến giáp tăng sản xuất hormone bất thường. Cường giáp ít khi liên quan đến ung thư giáp, khoảng 20% trường hợp ung thư giáp gây ra cường giáp.

Các biểu hiện của cường giáp bao gồm:

  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực.
  • Giảm cân nhanh chóng dù không tập luyện hay ăn kiêng.
  • Cảm thấy nóng nực, mệt mỏi.
  • Dễ lo lắng, thậm chí là cáu gắt, không ngồi yên được một chỗ.
  • Khó ngủ.
  • Kinh nguyệt bất thường (rong kinh, rong huyết).

Suy giáp

Trái ngược với cường giáp. Nhược giáp do sự thiếu hụt hormone giáp gây ra:

Các biểu hiện của nhược giáp bao gồm:

  • Chậm chạp, lừ đừ, phản xạ chậm, trí nhớ giảm.
  • Phù chân (trước 2 cẳng chân).
  • Thiếu máu, dễ rụng tóc.
  • Sợ lanh, da khô.
  • Táo bón.

Triệu chứng do khối u di căn gây ra

  • Khoảng 60 – 70% đối tượng bị ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối sẽ di căn đến phổi. Bệnh nhân có thể biểu hiện tràn dịch màng phổi, khó thở. Tuy nhiên, các tổn thương di căn trên phổi đôi khi không có triệu chứng gì rõ rệt.
  • Khoảng 25% sẽ di căn đến xương. Triệu chứng di căn xương thường là đau nhiều ở vị trí di căn. Đau do di căn thường không giảm dù điều trị thuốc giảm đau. Ngoài ra, xương bị di căn dễ bị gẫy dù chấn thương nhỏ.
  • Di căn gan: Biểu hiện như chán ăn, sốt nhẹ, vàng da có thể xảy ra.
  • Di căn não: Tình trạng đau đầu kéo dài, yếu liệt cơ bắp. Đôi khi có thể có biểu hiện méo miệng, nói đớ như tai biến. Tuy nhiên, các triệu chứng do di căn thường xuất hiện từ từ và nặng dần.

Lưu ý:

Trong 3 nhóm biểu hiện trên thì khối u gồ ở cồ là triệu chứng thường gặp nhất. Cũng như để đánh giá có phải là giai đoạn cuối hay không, các bác sĩ sẽ làm thêm nhiều xét nghiệm để đánh giá sự di căn của bệnh.

Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối

Phẫu thuật: Là lựa chọn hàng đầu ở hầu hết các bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp. Thông thường, phẫu thuật sẽ bao gồm mổ cắt toàn bộ tuyến giáp cùng lấy các hạch bạch huyết gần đó.

Liệu pháp iod phóng xạ: Thường được thực hiện sau khi mổ cắt toàn bộ tuyến giáp. Tuy nhiên, hiệu quả chưa quá khả quan.

Liệu pháp iod phóng xạ là biện pháp gắn phóng xạ vào iod – chất có trong muối ăn hàng ngày của chúng ta. Tuyến giáp là cơ quan hấp thụ rất nhiều iod để tạo ra hormone giáp. Do đó, liệu pháp này sẽ đưa các các iod chưa phóng xạ vào trong tế bào giáp và tiêu diệt ung thư. Do tập trung chủ yếu ở tuyến giáp, liệu pháp này ít ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Đa số trường hợp ung thư tuyến giáp đều có thể sử dụng phương pháp điều trị này.

Trong trường hợp ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối không điều trị Iod phóng xạ, có thể hoá trị bằng thuốc ức chế tirosine kinase.

Lưu ý:

Sau khi cắt tuyến giáp, bệnh nhân cần uống bổ sung hormone giáp.

Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối di căn đến đâu?

Mọi cơ quan trên cơ thể hầu như đều có thể bị di căn đến. Tế bào ung thư có thể vào máu để đến gan, phổi, não, xương,… Trong số đó, ung thư tuyến giáp di căn đến phổi và xương là thường gặp nhất. Ngoài đi theo đường máu, ung thư có thể di căn theo đường bạch huyết, đến các hạch bạch huyết.

Nếu không đi theo 2 con đường trên, ung thư có thể to dần và xâm lấn các cấu trúc vùng cổ và ngực. Ung thư xâm lấn vào thanh quản và thực quản có thể gây ra:

  • Nuốt khó, nuốt đau, ói ra máu.
  • Khàn giọng, ho khan kéo dài, ho ra máu.

Để xác định tình trạng có phải do ung thư xâm lấn hay không, cần tiến hành CT, MRI hoặc nội soi để xác định.

Kết luận

Ung thư tuyến giáp được xem là loại ung thư lành tính nhất. Ung thư tuyến giáp có biểu hiện thường gặp nhất là u gồ ở vùng cổ. Điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối hiện nay thường phối hợp giữa phẫu thuật cắt tuyến giáp và liệu pháp iod phóng xạ. Phổi và xương là 2 vị trí thường bị di căn nhất ở một người bị ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?
“Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để
Hình ảnh tin tức Uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không?
Mỡ máu cao hiện là một trong những tình trạng đáng báo động bởi không chỉ người lớn tuổi mà nhiều người trẻ cũng đang gặp phải. Mỡ máu cao gây ra
Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như