Ung thư hậu môn và những dấu hiệu cảnh báo sớm

Ung thư hậu môn là một loại ung thư hiếm gặp, song tỉ lệ mắc bệnh đang có xu hướng ngày càng tăng ở cả giới nam và nữ. Hơn nữa dấu hiệu ung thư hậu môn có thể không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn. Hãy cùng Bác sĩ YouMed tìm hiểu về triệu chứng cũng như các biến chứng của ung thư hậu môn trong bài viết sau đây.

Ung thư hậu môn là gì?

Hậu môn là cơ quan thuộc phần cuối cùng của hệ tiêu hóa. Về cấu tạo, hậu môn dài từ 2,5cm- 4cm, đặt giữa hai mông. Mép dưới hậu môn là phần hậu môn thông với bên ngoài. Trong khi đó, mép trên tiếp nối với trực tràng của ruột già. Chức năng chính của hậu môn là thải phân ra ngoài cơ thể và kiểm soát việc đi tiêu cho phù hợp.

Ung thư hậu môn là hiện tượng các tế bào trong lớp niêm mạc hậu môn phát triển bất thường, hình thành nên khối u. Theo thời gian, chúng có khuynh hướng di căn ra các vùng lân cận. Phần lớn trường hợp ung thư hậu môn là ung thư biểu mô tế bào vảy, hoặc một số loại hiếm gặp hơn như ung thư biểu mô tuyến, u tế bào hắc tố, ung thư biểu mô tế bào đáy.

Ung thư hậu môn và những dấu hiệu cảnh báo sớm
Minh họa một khối u ung thư ở hậu môn

Ung thư hậu môn là một trong những loại ung thư hiếm gặp. Khoảng 1.300 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hậu môn mỗi năm ở Anh. Khi được phát hiện sớm, ung thư hậu môn có khả năng chữa trị cao. Tỷ lệ sống sót hơn 5 năm sau khi chẩn đoán ung thư hậu môn là 67%.

Dấu hiệu ung thư hậu môn

Đôi khi, người bệnh ung thư hậu môn không có bất kì triệu chứng nào bởi lẽ, dấu hiệu ung thư hậu môn có thể không rõ ràng.

Những triệu chứng  thường giống với các tình trạng bệnh thường gặp ở hậu môn. Ví dụ: trĩ, rò hậu môn, nứt hậu môn, mụn cóc hậu môn… Và thật không may rằng, những dấu hiệu ung thư hậu môn có thể không rầm rộ như các tình trạng bệnh này. Vì thế dễ gây nên tâm lý chủ quan cho người bệnh.

Cùng tìm hiểu những triệu chứng ung thư hậu môn ngay sau đây.

Chảy máu

Dấu hiệu ung thư hậu môn đầu tiên và thường gặp nhất là chảy máu. Theo thống kê, hơn một nửa số bệnh nhân ung thư hậu môn bị chảy máu.

Máu thường là màu đỏ tươi. Số lượng máu tương đối ít khiến người bệnh dễ hiểu lầm là do mắc bệnh trĩ. Bởi vì, bệnh trĩ là một nguyên nhân lành tính và khá phổ biến gây chảy máu trực tràng.

Ung thư hậu môn và những dấu hiệu cảnh báo sớm
Chảy máu thường là dấu hiệu đầu tiên trong ung thư hậu môn

Các dấu hiệu khác

Ngoài chảy máu, các triệu chứng phổ biến khác của ung thư hậu môn còn bao gồm:

  • Ngứa bên trong hoặc xung quanh hậu môn;
  • Một khối u ở cửa hậu môn;
  • Đau hoặc cảm giác đầy ở vùng hậu môn;
  • Phân nhỏ lại;
  • Những thay đổi trong thói quen đi tiêu: đi vệ sinh thường xuyên hơn hoặc ít hơn;
  • Tiết dịch bất thường từ hậu môn;
  • Không kiểm soát được việc đi tiêu (mất kiểm soát ruột);
  • Sưng hạch bạch huyết ở vùng hậu môn hoặc bẹn;

Ngoài ra, bạn có thể gặp những triệu chứng toàn thân khác như: sụt cân, chán ăn, ăn không ngon miệng, mệt mỏi…

Ung thư hậu môn và những dấu hiệu cảnh báo sớm
Chảy máu thường là dấu hiệu đầu tiên trong ung thư hậu môn

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số những dấu hiệu trên, hãy đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Bạn cũng đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan đến ung thư hậu môn. Bởi lẽ, cơ địa và tình trạng bệnh lý của mỗi người sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, trước khi gặp bác sĩ khám ung thư hậu môn, bạn cũng cần chuẩn bị những câu hỏi và thông tin cần thiết để dễ dàng nắm bắt tình trạng bệnh. 

Ai dễ mắc ung thư hậu môn?

Một số yếu tố được phát hiện làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn, bao gồm:

  • Tuổi cao: Ung thư hậu môn thường xảy ra ở những người từ 50 tuổi trở lên.
  • Nhiều bạn tình: Người có nhiều bạn tình trong đời có nguy cơ mắc ung thư hậu môn cao hơn.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn: Những người quan hệ tình dục qua đường hậu môn có nguy cơ mắc ung thư hậu môn cao hơn.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn.
  • Tiền sử bệnh ung thư: Những người đã từng bị ung thư cổ tử cung, âm hộ hoặc âm đạo có nguy cơ bị ung thư hậu môn cao hơn.
  • Vi rút u nhú ở người (HPV): Nhiễm HPV làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Bao gồm ung thư hậu môn và ung thư cổ tử cung.
  • Thuốc hoặc tình trạng ức chê miễn dịch: Dùng thuốc để ức chế miễn dịch có thể tăng nguy cơ ung thư hậu môn.
Ung thư hậu môn và những dấu hiệu cảnh báo sớm
Nhiễm HPV làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Biến chứng ung thư hậu môn

Ung thư hậu môn hiếm khi lây lan (di căn) đến các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, theo thống kê, ung thư hậu môn vẫn có khả năng di căn đến gan và phổi nhiều nhất. Chỉ một tỷ lệ nhỏ các khối u được phát hiện là đã di căn, dù vậy những khối u này đặc biệt khó điều trị.

Khoảng một nửa số ca ung thư hậu môn được chẩn đoán kịp thời trước khi khối u ác tính lan ra ngoài vị trí ban đầu. Trong khi đó, có đến 13% đến 25% trường hợp được chẩn đoán sau khi ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết, 10% trường hợp được chẩn đoán sau khi ung thư di căn đến các cơ quan ở xa.

Kết luận

Tóm lại, ung thư hậu môn là một loại ung thư đường tiêu hóa hiếm gặp. Dấu hiệu ung thư hậu môn thường gặp nhất là chảy máu. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh có thể không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn. Song, ung thư hậu môn vẫn có khả năng chữa trị cao nếu được phát hiện sớm. Vì vậy, nếu có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ ung thư hậu môn, bạn cần được bác sĩ thăm khám và tư vấn kịp thời.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm
Hình ảnh tin tức Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa?
Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa? Đây là câu hỏi chung của nhiều người khi đối mặt với tình trạng gàu xuất hiện liên tục trên da đầu dù đã
Hình ảnh tin tức Cho con bú uống rau má được không? Những lưu ý cần nhớ
Trong những ngày oi bức, một ly nước rau má mát lạnh hoặc một chén canh rau má tôm tươi có thể giúp thanh nhiệt, mát gan hiệu quả. Nhờ có đặc tính hàn