U dây thần kinh số VIII: Phát hiện sớm và điều trị

Như chúng ta đã biết, hệ thần kinh của con người gồm thần kinh trung ương (não và tủy sống) và thần kinh ngoại biên (gồm các dây thần kinh sọ và thần kinh tủy sống). Trong bệnh lý u dây thần kinh ngoại biên thì có u dây thần kinh số VIII thường gặp nhất. Đây là u lành tính phát triển khá chậm. Vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị sẽ mang lại nhiều lợi ích.

1. Nguồn gốc của u dây thần kinh số VIII

U xuất phát từ tế bào bao sợi thần kinh. Dây thần kinh số VIII có nhiệm vụ dẫn truyền các tín hiệu thần kinh thu nhận ở ốc tai về trung tâm não bộ.

U dây thần kinh số VIII: Phát hiện sớm và điều trị

Bản chất của u là lành tính và phát triển rất chậm, kéo dài hàng tháng, có khi hàng năm. Ban đầu u phát triển trong ống tai. Sau đó ngày càng lớn dần và phát triển ra ngoài ống tai. Khi u lớn hơn nữa thì nó phát triển vào não bộ. Lúc này gây nên sự chèn ép các cấu trúc chức năng trong não bộ.

U dây thần kinh số VIII: Phát hiện sớm và điều trị

Nguyên nhân của sự phát triển u vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Tuy nhiên, các trường hợp bị hội chứng Neurofibromatosis típ 2 thì u phát triển do mất gen đè ép u trên nhánh dài của nhiễm sắc thể 22. Tên tiếng việt là hội chứng Đa u sợi thần kinh. Người bệnh phát triển nhiều u sợi thần kinh ở nhiều vị trí khác nhau.

Do u phát triển rất chậm, triệu chứng xảy ra âm thầm. Vì vậy bệnh nhân đôi khi khó nhận biết sự thay đổi của cơ thể mà đi khám và phát hiện bệnh. Phần sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những biểu hiện của u dây thần kinh số VIII.

2. Triệu chứng lâm sàng u dây thần kinh số VIII

Khi u còn nhỏ giới hạn ở ống tai trong thì có thể có biểu hiện sớm của tam chứng. Đó là giảm thính lực, ù tai và mất thăng bằng. Khi u lớn phát triển ra ngoài ống tai gây chèn ép tới các cấu trúc thần kinh khác, lúc đó có thể gây tê mặt, yếu nửa mặt, nặng hơn có thể đau đầu nhiều, ói, lơ mơ, hôn mê.

U dây thần kinh số VIII: Phát hiện sớm và điều trị

2.1. Giảm thính lực

Triệu chứng xuất hiện sớm nhất của u dây thần kinh số VIII là giảm thính lực. Triệu chứng có thể giảm từ từ hay mất thính lực đột ngột, mất hoàn toàn thính lực hoặc chỉ một phần. Người bệnh thường phát hiện triệu chứng này khi nghe điện thoại.

2.2. Ù tai

Ù tai có thể là dấu hiệu đầu tiên hoặc dấu hiệu đi kèm với giảm thính lực.

2.3. Chóng mặt, mất thăng bằng

Thỉnh thoảng bệnh nhân có thể có cơn chóng mặt, đi đứng loạng choạng, mất thăng bằng.

2.4. Tê mặt, yếu nửa mặt

Triệu chứng tê mặt do u chèn ép vào dây thần kinh số V (nhiệm vụ chi phối cảm giác ở mặt), yếu nửa mặt (méo miệng) do chèn ép vào dây thần kinh số VII (nhiệm vụ chi phối vận động các cơ mặt).

U dây thần kinh số VIII: Phát hiện sớm và điều trị

2.5. Các triệu chứng nặng

Vào giai đoạn cuối, khi u đã rất to, sẽ gây chèn ép vào cấu trúc não sâu quan trọng. Khi đó gây nên tình trạng đau đầu, ói, sau đó lơ mơ, hôn mê dần, cuối cùng là dẫn đến tử vong.

3. Chẩn đoán bệnh u dây thần kinh số VIII

Khi bệnh nhân các biểu hiện đã kể trên, đặc biệt là bệnh nhân với đầy đủ tam chứng: giảm thính lực, ù tai và mất thăng bằng. Bệnh nhân cần đến khám tại chuyên khoa tai mũi họng hoặc Ngoại thần kinh. Lúc đó các bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện các phương tiện chẩn đoán cần thiết.

3.1. Đo thính lực đồ

Nhằm đánh giá chức năng nghe của bệnh nhân ở các tần số khác nhau, khả năng phân biệt âm thanh, khả năng tiếp nhận âm thanh, khả năng hồi thính. Từ đó gợi ý nguyên nhân của sự suy giảm thính lực.

3.2. Chụp cộng hưởng từ sọ não có bơm thuốc cản từ

Đây là phương tiện tốt nhất được lựa chọn để phát hiện u dây thần kinh số VIII. Chụp cộng hưởng từ cung cấp rất nhiều thông tin cần thiết. Kích thước u, đặc điểm u, khảo sát các giới hạn u từ MRI não nhằm giúp cho việc lên kế hoạch điều trị.

3.3. Chụp cắt lớp vi tính sọ não có cản quang

Chụp CT scan có cản quang hay chụp cắt lớp vi tính có cản quang là lựa chọn thứ 2 sau chụp cộng hưởng từ. Khi bệnh nhân không thể chụp cộng hưởng từ do một số lý do như dị vật kim loại trong người, có đặt máy tạo nhịp thì sẽ được chụp CT. Ngoài ra thì chụp CT còn cung cấp thêm thông tin về cấu trúc xương của ống tai trong.

U dây thần kinh số VIII: Phát hiện sớm và điều trị

4. Các phương thức điều trị u dây thần kinh số VIII

Hiện nay có ba phương thức tiếp cận bệnh nhân u dây thần kinh số VIII. Nó bao gồm việc theo dõi định kì, xạ phẫu u và phẫu thuật lấy u. Việc lựa chọn dựa trên tình trạng bệnh nhân như tuổi, bệnh lý nội khoa, tình trạng thính lực và đặc điểm của u.

4.1. Theo dõi u dây thần kinh số VIII định kì

Do u lành tính và phát triển chậm nên có thể theo dõi định kì. Kích thước u và tốc độ phát triển u được kiểm tra mỗi 6 tháng. Phương tiện theo dõi là chụp MRI sọ não.

Nếu bệnh phát triển với tốc độ nhanh thì sẽ xem xét tới 2 phương pháp can thiệp u.

4.2. Xạ phẫu

Xạ phẫu là việc sử dụng tia xạ gamma chiếu vào vùng u được định vị dựa trên các hệ thống định vị 3 chiều với sự hỗ trợ của máy tính. Phương pháp này thường được thực hiện một lần. Do sự ảnh hưởng của tia xạ, u sẽ từ từ thoái triển.

Chỉ xem xét xạ phẫu dành cho trường hợp u nhỏ và vừa. Bởi vì lợi thế can thiệp nhanh chóng và ít nguy cơ biến chứng phẫu thuật. Bệnh nhân có thể quay trở lại làm việc ngay sau điều trị xạ phẫu.

4.3. Phẫu thuật

Khi u quá lớn không thể can thiệp bằng xạ phẫu thì phẫu thuật cần thực hiện. Mục tiêu là  để lấy toàn bộ u và bảo tồn chức năng thần kinh. Tuy nhiên đây là phẫu thuật lớn, khó khăn, nhiều biến chứng. Nên việc phẫu thuật đòi hỏi phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm.

U dây thần kinh số VIII: Phát hiện sớm và điều trị

Bài viết đã cung cấp thông tin cơ bản về triệu chứng, phương tiện chẩn đoán cũng như các hướng điều trị của u dây thần kinh số VIII. Các thông tin này nhằm nâng cao hiểu biết về loại u này. Từ đó giúp chúng ta đi khám bệnh và phát hiện sớm bệnh khi có các biểu hiện lâm sàng của u. Mong các bạn đọc cùng chia sẻ bài viết nhằm cùng nâng cao kiến thức của gia đình, bạn bè và xã hội.

Bác sĩ Nguyễn Nhật Duy

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong