U bàng quang lành tính liệu có đáng lo?

Nếu bạn được chẩn đoán u bàng quang lành tính, hãy cảm thấy mình thật may mắn. Bởi vì chỉ có 1% trường hợp khối u trong bàng quang là lành tính và sẽ không tiến triển thành ung thư. Những u xơ này không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nó vẫn có thể tăng trưởng và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.

Vậy nên, nắm rõ thông tin cơ bản về bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị khi cần thiết.

Các dạng u lành tính thường gặp ở bàng quang

Các khối u lành tính tại bàng quang phổ biến là:

  • U nhú bàng quang (Papilloma): Khối u bắt đầu phát triển từ các tế bào biểu mô tạo nên lớp lót bên trong của bàng quang và có xu hướng phát triển về phía trung tâm. Thường chỉ tìm thấy một u nhú nhỏ.
  • U nhú ngược (Inverted papilloma): Đây thường là những khối u xuất hiện ở lớp niêm mạc bàng quang và dần dần phát triển đến thành bàng quang.
  • U mềm cơ trơn (leiomyoma): Khối u khởi phát từ cơ trơn của bàng quang, chiếm 0.4% tổng các khối u bàng quang kể cả ác tính. Có đến 75% người gặp phải các khối u này là người trẻ tuổi và trung niên, chỉ có 25% là người cao tuổi.
  • U xơ đơn độc (solitary fibrous tumour): Phát triển từ các mô liên kết sợi của thành bàng quang
  • U máu (hemangioma): Sự tích tụ bất thường của các mạch máu trong bàng quang
  • U sợi thần kinh (neurofibroma): Khối u nhỏ nằm trong dây thần kinh bàng quang
  • Lipoma: Xuất phát từ chất béo xung quanh bàng quang.

Triệu chứng của u bàng quang lành tính

Thông thường, u lành tính tiến triển chậm, không lan rộng sang các mô hoặc cơ quan khác trong cơ thể và ít gây đau đớn hơn so với ung thư. Nhưng khi phát triển đủ lớn, nó có thể làm giảm sức chứa của bàng quang; chèn ép vào niệu đạo, tuyến tiền liệt ở nam giới hoặc tử cung của phụ nữ. Lúc này, khối u cũng gây ra triệu chứng tương tự như ung thư bàng quang. Đó là:

  • Khó khăn khi đi tiểu: bệnh nhân luôn có cảm giác bàng quang không hết nước, nhưng khi đi tiểu lại ra rất ít nước, dòng nước tiểu yếu, ngắt quãng thậm chí chỉ nhỏ giọt. Có trường hợp phải dùng sức rặn mới tiểu được.
  • Đau khi đi tiểu
  • Mắc tiểu liên tục, cần phải giải quyết ngay lập tức, đôi khi không kịp tiểu tiện khiến nước tiểu són ra quần
  • Tiểu ra máu: nước tiểu màu hồng, vàng cam hoặc đỏ, có lẫn cục máu đông hoặc không.

U bàng quang lành tính liệu có đáng lo?

Cách chẩn đoán u bàng quang

Thường u bàng quang lành tính chỉ được phát hiện tình cờ trong quá trình kiểm tra sức khỏe hoặc chẩn đoán các bệnh khác. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ cần xét nghiệm máu và nước tiểu để phân tích. Bên cạnh đó, bắt buộc phải nội soi bàng quang tìm kiếm sự hiện diện của khối u và mức độ của nó, đồng thời lấy mẫu ra ngoài. Từ mẫu này, bác sĩ kiểm tra mô xem u bàng quang là lành tính hay ung thư.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định chụp CT (tìm vị trí và xác định mức độ tăng trưởng của khối u) và/hoặc MRI (xem khối u có nguồn gốc từ đâu).

Có cần xử lý khối u bàng quang lành tính không?

Vì khối u lành tính thường phát triển chậm, ít đe dọa nên nếu không gây triệu chứng thì bệnh nhân không cần điều trị ngay mà có thể theo dõi tiến triển thường xuyên. Tuy nhiên, nếu u xơ lớn chiếm quá nhiều diện tích trong bàng quang, chèn ép vào những cơ quan bên cạnh hoặc gây chảy máu thì cần cắt bỏ.

Phương pháp điều trị u lành tính thường dùng nhất hiện nay là nội soi bàng quang qua đường niệu đạo, cũng chính là kỹ thuật dùng chẩn đoán bước đầu ở trên. Ban đầu, bệnh nhân cần được gây mê toàn thân hoặc gây tê nửa người dưới bằng cách tiêm thuốc vào cột sống thắt lưng. Bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng là một ống nhỏ có gắn dao cắt, đèn và máy quay ở đầu, đưa vào lỗ niệu đạo tới bàng quang của bệnh nhân, sau đó tìm khối u và loại bỏ chúng.

U bàng quang lành tính liệu có đáng lo?

Trường hợp chỉ có một khối u nhỏ, nội soi ban đầu vừa là phương pháp chẩn đoán, vừa là phương pháp điều trị triệt để cho bệnh nhân. Tuy nhiên, u lớn quá hoặc có nhiều u xơ, có thể phải nội soi để cắt thêm lần nữa. Khi làm xong thủ thuật, bệnh nhân được về nhà trong ngày và đeo thêm một ống thông để thoát nước tiểu trong vài ngày cho tới khi lành hẳn.

Thời gian này nếu thấy chảy máu hoặc đau nặng, hãy tới bệnh viện khám lại. Căn cứ vào mức độ chảy máu, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giãn bàng quang, giảm co thắt để giúp bạn giảm bớt triệu chứng.

Nhìn chung, phẫu thuật đối với u bàng quang lành tính chỉ là tiểu phẫu, không để lại sẹo, thời gian phục hồi sau mổ ngắn và rất hiếm khi chảy máu hay đau đớn nhiều. Vì vậy, bạn đừng quá lo lắng. Sau điều trị, u này hầu như không tái phát, nhưng vẫn cần theo dõi sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng một lần để phát hiện sớm những bất thường khác.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa
Hình ảnh tin tức 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung thường được khuyến nghị cho trẻ từ 12-13 tuổi để bảo vệ và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trước khi có quan hệ tình dục lần