Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật biểu hiện như thế nào?

Rối loạn thần kinh thực vật hay bệnh dây thần kinh tự động là tình trạng xảy ra khi có tổn thương các dây thần kinh điều khiển các chức năng tự động trong cơ thể. Chúng bao gồm: chức năng kiểm soát

Rối loạn thần kinh thực vật hay bệnh dây thần kinh tự động là tình trạng xảy ra khi có tổn thương các dây thần kinh điều khiển các chức năng tự động trong cơ thể. Chúng bao gồm: chức năng kiểm soát huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, mồ hôi, làm rỗng ruột và bàng quang, tiêu hóa, thậm chí cả tình dục. Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật có thể biểu hiện khác nhau ở mỗi bệnh nhân, tùy thuộc vào dây thần kinh bị tổn thương. Chúng thường tiến triển chậm qua nhiều năm. Nguyên nhân thường gặp nhất của tình trạng này là bệnh đái tháo đường, ngoài ra có thể gặp trong một số bệnh khác hay do một số loại thuốc.

Mời bạn cùng NT BacGiang tìm hiểu rõ hơn trong bài viết ngay sau đây nhé!

Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật trên tiêu hóa

Nếu dây thần kinh kiểm soát chức năng dạ dày và ruột bị tổn thương thì có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật trong trường hợp này có thể bao gồm:

  • Táo bón (đi ngoài phân cứng, giảm tần suất đại tiện)
  • Tiêu chảy (đi ngoài phân lỏng)
  • Cảm thấy no nhanh
  • Chán ăn
  • Đầy bụng, đầy hơi
  • Buồn nôn sau khi ăn
  • Vấn đề kiểm soát nhu động ruột
  • Đại tiện không tự chủ
  • Khó nuốt
  • Ợ nóng
  • Chướng bụng
  • Nôn ra thức ăn không tiêu.

Bệnh cũng có thể gây liệt dạ dày, khiến dạ dày bị giảm hoặc không còn co bóp, làm chậm hoặc ngừng vận chuyển thức ăn từ dạ dày đến ruột non. Liệt dạ dày có thể gây rối loạn quá trình hấp thụ glucose và sử dụng insulin đúng cách, kéo theo khó khăn cho việc kiểm soát lượng đường huyết, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân cũng sẽ khó nhận biết tình trạng hạ nồng độ đường trong máu (hạ đường huyết) vì ít có dấu hiệu lâm sàng (run rẩy, chóng mặt, cáu kỉnh, đói…).

Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật biểu hiện như thế nào?

Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật trên nhịp tim và huyết áp

Tổn thương dây thần kinh kiểm soát nhịp tim và huyết áp có thể khiến những dây thần kinh này phản ứng chậm hơn với sự thay đổi vị trí, căng thẳng cảm xúc, hoạt động thể chất, giấc ngủ và nhịp thở của cơ thể. Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật lúc này có thể bao gồm:

  • Cảm thấy choáng váng hoặc ngất xỉu khi thay đổi tư thế đột ngột hoặc khi vận động do huyết áp giảm
  • Nhịp tim nhanh, nhịp tim thay đổi đột ngột
  • Không có cảm giác đau ngực khi thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim
  • Huyết áp cao
  • Khó thở khi hoạt động thể chất hoặc tập thể dục.

Bạn có thể quan tâm: Rối loạn thần kinh tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị không dùng thuốc

Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật trên tiết niệu

Tổn thương dây thần kinh ở bàng quang có thể gây ra các vấn đề tiết niệu với những triệu chứng sau đây:

  • Khó bắt đầu đi tiểu
  • Mất kiểm soát bàng quang
  • Khó cảm nhận khi bàng quang đầy
  • Không thể làm trống hoàn toàn bàng quang
  • Rò rỉ nước tiểu (tiểu không tự chủ)
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật biểu hiện như thế nào?

    Các triệu chứng khác

    Ngoài các dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật đã đề cập ở trên, một số triệu chứng khác có thể bao gồm:

    • Tổn thương dây thần kinh ở cơ quan sinh dục có thể gây ra các vấn đề về tình dục, bao gồm khó cương cứng ở nam giới (rối loạn cương dương) hoặc các vấn đề về xuất tinh, đối với phụ nữ là khô âm đạo, giảm ham muốn và khó đạt cực khoái.
    • Tổn thương dây thần kinh kiểm soát tuyến mồ hôi có thể khiến bạn đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm hoặc khi ăn, đổ quá ít mồ hôi, một số bộ phận trên cơ thể có thể đổ mồ hôi trong khi các bộ phận khác lại khô, dẫn đến cơ thể không kiểm soát được thân nhiệt.
    • Tổn thương dây thần kinh trong đồng tử ở mắt khiến chúng phản ứng chậm với những thay đổi về ánh sáng và bóng tối bên ngoài. Mắt bạn có thể mất nhiều thời gian hơn để điều chỉnh khi bước vào phòng tối. Bạn có thể gặp khó khăn khi lái xe vào ban đêm.

    Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

    Hãy thăm khám sớm với bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật vừa đề cập ở trên. Ngoài ra, hãy cảnh giác với các triệu chứng bệnh ban đầu như:

    • Cảm thấy chóng mặt hoặc lâng lâng khi đứng
    • Thay đổi chức năng ruột, bàng quang hoặc tình dục
    • Buồn nôn và nôn không rõ nguyên nhân khi ăn.

    Hy vọng bài viết này của NT BacGiang đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích. Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật không phải lúc nào cũng dễ dàng phát hiện trong quá trình thăm khám. Vậy nên, lựa chọn cơ sở y tế tin cậy để chẩn đoán và điều trị sớm là vô cùng quan trọng nhằm giúp kiểm soát và giảm nhẹ tình trạng bệnh.

    Ý kiến

    Hãy là người đầu tiên
    bình luận trong bài

    Tin tức mới nhất

    Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
    Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
    Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
    Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
    Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
    Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
    Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
    Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
    Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
    Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan