Triệu chứng bệnh viêm khớp: Chớ bỏ qua dấu hiệu nhẹ nhất!

Viêm khớp là một trong những vấn đề về xương khớp phổ biến ở người lớn tuổi, đặc biệt là ở phụ nữ. Mặc dù, bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, thậm chí là tàn tật vĩnh viễn. Do đó, mọi người nên chủ động tìm hiểu về các triệu chứng bệnh viêm khớp để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Viêm khớp là một thuật ngữ chung dùng để chỉ tất cả các rối loạn có ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp. Đây là những bệnh lý thường xảy ra do chấn thương, tuổi tác hoặc hậu quả của các vấn đề sức khỏe khác. Viêm khớp có thể gây nhiều khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt và lao động như đau khớp, hạn chế vận động.

Có khoảng 100 loại viêm khớp khác nhau, trong đó hai loại viêm khớp thường gặp nhất là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Do đó, việc hiểu rõ các triệu chứng là một trong những yếu tố quyết định giúp bạn phát hiện chính xác bệnh để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Vậy triệu chứng bệnh viêm khớp là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu dấu hiệu bệnh viêm khớp trong bài viết dưới đây.

Triệu chứng chung của các bệnh viêm khớp thường gặp

Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp xảy ra ở mỗi người có thể không giống nhau tùy vào vị trí khớp viêm và loại viêm khớp. Hầu hết trường hợp bệnh mang tính chất mạn tính nên các triệu chứng bệnh viêm khớp có thể xuất hiện đột ngột và tự thuyên giảm hoặc kéo dài dai dẳng.

Nhìn chung, người mắc bệnh viêm khớp thường sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Đau khớp: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều bộ phận trong cơ thể.
  • Sưng khớp: Trong một số loại viêm khớp, vùng da ngay tại vị trí khớp viêm có thể bị ảnh hưởng, trở nên sưng đỏ và có cảm giác ấm khi chạm vào.
  • Cứng khớp: Tương tự đau khớp, đây cũng là triệu chứng viêm khớp điển hình. Tùy vào loại viêm khớp đang diễn ra mà bạn có thể bị cứng khớp vào buổi sáng, sau một thời gian ngồi làm việc hoặc lái xe, sau khi vận động,…
  • Khó cử động khớp: Thường đi kèm với cảm giác đau và cứng khớp khi đứng dậy và di chuyển.

Thông thường, các triệu chứng viêm khớp rất dễ bị nhầm lẫn với một vài bệnh lý khác hoặc nhầm lẫn với nhau, khó phân biệt. Chính vì thế, có rất nhiều bệnh nhân chủ quan và điều trị muộn, khiến tình trạng đau nhức ngày một nặng hơn. Bên cạnh những dấu hiệu chung của các bệnh viêm khớp nêu trên, bạn có thể dựa theo những triệu chứng cụ thể của từng bệnh viêm khớp phổ biến sau đây để dễ dàng nhận diện và phân biệt bệnh.

Triệu chứng của một số loại bệnh viêm khớp phổ biến Triệu chứng bệnh viêm khớp: Chớ bỏ qua dấu hiệu nhẹ nhất!

Mặc dù có đến 100 loại viêm khớp khác nhau, nhưng chỉ có một số bệnh phổ biến với các triệu chứng kèm theo dưới đây:

Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một dạng của rối loạn tự miễn. Bệnh xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khớp khỏe mạnh, từ đó dẫn đến phản ứng viêm, gây sưng đau ở những bộ phận chịu ảnh hưởng. Thông thường, bệnh có khả năng tác động đến nhiều khớp cùng lúc nên còn được gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Những khớp dễ gặp phải tình trạng này chủ yếu là:

  • Khớp tay, bao gồm cổ tay, bàn tay và cả ngón tay
  • Khớp gối

Viêm khớp dạng thấp không chỉ gây đau mạn tính mà còn có thể khiến khớp biến dạng. Các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm:

  • Cứng khớp buổi sáng, thường kéo dài hơn 1 giờ hoặc cứng khớp sau một thời gian dài bất động
  • Các khớp chịu ảnh hưởng mang tính đối xứng
  • Mất phạm vi cử động của khớp
  • Khó thở
  • Mắt chảy dịch và ngứa, khô mắt, đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng
  • Khô miệng, viêm nướu, kích ứng hoặc nhiễm trùng ở miệng
  • Xuất hiện nốt sần dưới da
  • Tê, ngứa ran hoặc bỏng rát ở bàn tay và bàn chân
  • Khó ngủ

Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp (viêm xương khớp) là tình trạng hao mòn ở các khớp theo thời gian. Các khớp dễ bị thoái hóa thường là những khớp hoạt động nhiều như khớp ở đầu gối, cột sống, bàn tay, cổ chân,… Khi bị thoái hóa khớp, sụn bị hủy hoại và mất khả năng đệm cho xương, do đó sẽ không còn hàng rào bảo vệ giữa hai đầu xương. Các xương sẽ cọ xát vào nhau khi bạn cử động, dẫn đến các dấu hiệu của loại bệnh viêm khớp này như:

  • Đau khớp
  • Cứng khớp vào buổi sáng, thường không quá 30 phút và sẽ dịu bớt khi cử động nhẹ nhàng. Thời gian bị cứng khớp sẽ giúp bạn phần nào phân biệt được bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.
  • Cơn đau sẽ nặng hơn khi tập thể dục và sẽ giảm khi nghỉ ngơi
  • Khớp trở nên kém linh hoạt
  • Nghe thấy tiếng xương cọ xát khi cử động
  • Cơn đau gây rối loạn giấc ngủ

Triệu chứng bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên

Triệu chứng bệnh viêm khớp: Chớ bỏ qua dấu hiệu nhẹ nhất!

Viêm khớp tự phát thiếu niên (viêm khớp dạng thấp thiếu niên) là một bệnh viêm khớp mạn tính, thường xảy ra ở trẻ dưới 16 tuổi, không rõ nguyên nhân cụ thể. Bệnh được xác định khi thời gian bị viêm khớp của trẻ kéo dài ít nhất 6 tuần và đã loại trừ các tình trạng khác. Bệnh viêm khớp thiếu niên thường xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Sưng khớp hoặc tràn dịch màng trong khớp
  • Khó giữ thăng bằng khi di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày như mặc quần áo, vui chơi…
  • Hạn chế vận động khớp
  • Sốt cao đột ngột
  • Phát ban
  • Da nhợt nhạt
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Các triệu chứng về mắt khác như đỏ mắt, đau nhức và thay đổi tầm nhìn

Triệu chứng bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng bên trong khớp, xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào khớp khiến khớp sưng tấy và đau. Viêm khớp nhiễm khuẩn hiếm khi xuất hiện ở nhiều khớp cùng lúc. Những khớp dễ bị nhiễm trùng bao gồm khớp gối, khớp hông, khớp cổ tay, khớp vai, khuỷu tay và khớp mắt cá chân.

Viêm khớp nhiễm khuẩn gây tổn thương và hủy hoại khớp, bạn thậm chí có thể phải tiến hành phẫu thuật thay khớp. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và người lớn tuổi. Những bệnh nhân được thay khớp nhân tạo cũng có nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn cao hơn người bình thường. Dấu hiệu bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn phổ biến bao gồm:

  • Sốt
  • Đau khớp, đặc biệt là khi di chuyển khớp
  • Sưng, đỏ các khớp bị ảnh hưởng
  • Khó chịu, quấy khóc ở trẻ em

Dấu hiệu bệnh viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là tình trạng các khớp viêm nhiễm được phát hiện ở những bệnh nhân bị mắc bệnh da vảy nến nghiêm trọng. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Các vùng thường bị ảnh hưởng nhất là khớp lớn ở các chi, khớp ngón tay hoặc ngón chân và khớp cột sống. Phát ban thường bắt đầu trước khi đau khớp nhưng một số người sẽ không nhận ra cho tới sau khi cơn đau xuất hiện.

Các triệu chứng bệnh viêm khớp vảy nến ở cơ xương có thể bao gồm:

  • Đau khớp
  • Sưng khớp, người bệnh có thể cảm thấy ấm khi chạm vào vùng bị ảnh hưởng.
  • Cứng khớp ở cổ và thắt lưng
  • Giảm phạm vi chuyển động
  • Các ngón tay và ngón chân bị sưng to như xúc xích (tình trạng ngón tay, ngón chân xúc xích), gây đỏ và đau
  • Đau ở gót chân hoặc dưới bàn chân, đau khuỷu tay

Triệu chứng viêm khớp vảy nến ở ngoài da có thể bao gồm:

  • Da đỏ và phát triển vảy nến
  • Móng rỗ và có thể bị tách khỏi giường móng

Các triệu chứng bệnh viêm khớp vảy nến khác như:

  • Mệt mỏi và cảm thấy khó chịu
  • Viêm mắt

Triệu chứng bệnh gout

Triệu chứng bệnh viêm khớp: Chớ bỏ qua dấu hiệu nhẹ nhất!

Bệnh gout (gút hay thống phong) là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng do sự tích tụ axit uric quá mức gây ra. Bệnh thường ảnh hưởng đến bàn chân, đặc biệt là ngón chân cái. Các triệu chứng bệnh gout bao gồm:

  • Đau khớp có thể từ âm ỉ đến đau nhói, dữ dội
  • Cơn đau xuất hiện đột ngột, thường vào ban đêm
  • Khớp bị viêm và sưng đỏ
  • Phạm vi chuyển động hạn chế
  • Sốt

Ngoài ra, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân mắc bệnh gout có thể phát triển tophi, một dạng khối u lớn do uric lắng đọng, tại nhiều khu vực của cơ thể như khớp ngón tay. Đây là giai đoạn bệnh gout gây suy nhược nhất cho cơ thể. Các tổn thương vĩnh viễn có khả năng đã xảy ra ở khớp và thận.

Nhóm bệnh viêm khớp có tính chất mạn tính và có nguy cơ tái phát cao. Nếu không sớm điều trị, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Chính vì vậy, nếu phát hiện bất cứ triệu chứng bệnh viêm khớp nào, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như
Hình ảnh tin tức 6 cách kiềm chế ham muốn ở tuổi dậy thì và những điều cần biết!
Ở độ tuổi dậy thì, trẻ trải qua những thay đổi đáng chú ý về thể chất, cảm xúc và tâm sinh lý, bao gồm cả việc hình thành ham muốn tình dục. Cha mẹ
Hình ảnh tin tức Cảm giác quan hệ sau khi cắt bao quy đầu thế nào? Có giảm khoái cảm khi yêu không?
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật y tế cần thiết thực hiện ở nam giới bị hẹp bao quy đầu. Dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe sau khi cắt bao quy đầu
Hình ảnh tin tức 3 cách nấu trà bí đao thơm ngon mát lành giải nhiệt ngày hè
Trà bí đao là thức uống mát lạnh, đem lại cảm giác sảng khoái giúp xua tan cái nóng ngày hè. Để có ly trà bí đao thơm ngon, hãy tham khảo 3 cách nấu