Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không và câu trả lời đến từ bác sĩ

Thiếu máu là một bệnh lí khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Trong đó, thiếu máu do thiếu sắt vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển. Việc tìm hiểu trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không sẽ giúp nhiều cha mẹ nhận thức tốt hơn về việc phòng ngừa bệnh lý này. Hãy cùng bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm trả lời câu hỏi trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không thông qua bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan tình trạng trẻ bị thiếu máu

Trẻ bị thiếu máu là gì?

Thiếu máu xảy ra khi con bạn không có đủ hồng cầu. Các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển hemoglobin, là một loại protein giúp đưa oxy trong máu đến các cơ quan trong cơ thể. Nếu không có đủ oxy, các cơ quan không thể hoạt động bình thường. Có nhiều loại thiếu máu khác nhau. Vì vậy các phương pháp điều trị cũng khác nhau.1

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không và câu trả lời đến từ bác sĩ
Trẻ bị thiếu máu khi không có đủ hồng cầu để vận chuyển hemoglobin

Dấu hiệu trẻ thiếu máu

Trẻ có thể không biểu hiện triệu chứng và chỉ tình cờ phát hiện khi khám tổng quát hoặc kiểm tra xét nghiệm máu vì một bệnh lí khác. Tuy nhiên, đa số trường hợp trẻ bị thiếu máu thường biểu hiện:1 2

  • Chóng mặt, đau đầu hoặc suy nhược.
  • Đau rát lưỡi, dễ chảy máu chân răng.
  • Vàng mắt hoặc vàng da.
  • Da nhợt nhạt (thường dễ phát hiện là lòng bàn tay trắng nhợt), da khô hoặc dễ bị bầm tím.
  • Rụng tóc, móng tay dễ gãy.
  • Tim đập nhanh.
  • Khó thở.
  • Bụng to (do gan và lách to).
  • Thiếu năng lượng, dễ mệt mỏi, giảm sự tập trung.
  • Chậm tăng trưởng về thể chất và phát triển trí tuệ.
  • Vết thương chậm hồi phục.
Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không và câu trả lời đến từ bác sĩ
Trẻ bị thiếu máu thường bị vàng da hoặc có làn da nhợt nhạt

Thiếu máu còn có thể là một triệu chứng của một bệnh lí khác nghiêm trọng hơn. Nếu bạn nghi ngờ con mình bị thiếu máu, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ

Một số yếu tố nguy cơ gây thiếu máu ở trẻ em bao gồm:1

  • Sinh non hoặc nhẹ cân.
  • Điều kiện sống không đủ khả năng mua những thực phẩm giàu chất sắt.
  • Uống sữa bò khi còn nhỏ (trẻ mới biết đi có thể bị thiếu máu do thiếu sắt nếu trẻ uống quá nhiều sữa bò).
  • Chế độ ăn ít chất sắt, vitamin hoặc khoáng chất.
  • Mất máu quá nhiều do phẫu thuật hoặc tai nạn.
  • Nhiễm trùng nặng.
  • Bệnh thận hoặc gan.
  • Tiền sử gia đình bị thiếu máu di truyền. Thường gặp nhất là thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Xem thêm: Nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em mà bố mẹ thường bỏ qua

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?

Ảnh hưởng thể trạng

Câu trả lời cho thắc mắc “trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?” sẽ tùy thuộc vào nhiều khía cạnh như: mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân của bệnh. Điều quan trọng là trẻ em phải có đủ sắt và các chất dinh dưỡng khác trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa thiếu máu.3

Bởi vì thiếu máu ảnh hưởng đến tổng trạng do tất cả cơ quan không hoạt động hiệu quả. Trẻ nhỏ có thể chậm tăng cân. Ở trẻ lớn, bạn cần chú ý nhiều hơn đến các dấu hiệu thiếu máu trong giai đoạn tăng trưởng và chu kỳ kinh nguyệt.3

Mặc dù hầu hết các loại bệnh thiếu máu có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng bệnh thiếu máu vẫn có thể gây tử vong.4

Ảnh hưởng lên hệ thần kinh

Thiếu máu nếu không được phát hiện kịp thời, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, đặc biệt là hệ thần kinh. Thiếu máu ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan tới hệ thần kinh như giảm sự chú ý, hay quên, chậm phát triển các kỹ năng vận động và các vấn đề về học tập.5 Nếu chóng mặt hoặc đau đầu kéo dài, trẻ có thể bị té và chấn thương.

Ảnh hưởng đến tim, phổi

Các loại thiếu máu khác nhau có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác nhau. Những trẻ bị thiếu máu hồng cầu hình liềm thường có các biến chứng về tim và phổi.6 7 Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), tim to hoặc suy tim. Trẻ cũng có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng hơn.

Phòng ngừa thiếu máu ở trẻ

Chế độ ăn uống đầy đủ1

Sau khi biết được trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không, bạn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng rất nhiều cách. Nếu bệnh thiếu máu của con bạn liên quan đến thiếu chất dinh dưỡng như thiếu sắt, thiếu vitamin B12 và vitamin B9. Bạn có thể giúp ngăn ngừa bằng cách đảm bảo rằng con bạn có một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ các chất cần thiết.

Cần bổ sung các nguồn cung cấp chất sắt tốt từ thực phẩm trong bữa ăn của trẻ. Bao gồm đậu, các loại rau xanh đậm, lòng đỏ trứng, khoai tây, cà chua, nho khô và thịt đỏ… Cùng với các nguồn thực phẩm giàu vitamin C để giúp hấp thu tốt các chất trên và đảm bảo rằng trẻ uống đủ nước, sẽ giúp con bạn tránh tình trạng thiếu máu. 

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không và câu trả lời đến từ bác sĩ
Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt (iron) giúp phòng ngừa thiếu máu ở trẻ em

Tránh cho trẻ uống sữa bò tươi trước khi trẻ được ít nhất 12 tháng tuổi. Uống sữa bò quá sớm có thể làm giảm lượng sắt hấp thụ trong ruột, và có thể gây mất máu trong phân của chúng do trẻ chưa có khả năng hấp thu.

Xem thêm: Folate (vitamin B9) có trong thực phẩm nào?

Bổ sung sắt đối với trẻ có nguy cơ1

Đối với trẻ sinh non bú sữa mẹ, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung sắt sớm hơn so với trẻ đủ tháng. Bạn nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ về vấn đề này. Thông thường, trẻ bú mẹ nên được bổ sung thêm chất sắt cho đến khi trẻ ăn đủ thức ăn giàu chất sắt. Nếu bạn đang cho trẻ bú sữa công thức, hãy sử dụng sữa bột dành cho trẻ em có bổ sung chất sắt.

Thăm khám định kì1

Nếu con bạn thiếu máu do nguyên nhân di truyền, bác sĩ huyết học nhi khoa sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng của trẻ và cung cấp dịch vụ chăm sóc hỗ trợ cho con bạn.

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không là nỗi lo lắng của rất nhiều bố mẹ. Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu, nhưng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ là thiếu máu do thiếu sắt. Bạn có thể bắt đầu phòng ngừa các triệu chứng của tình trạng thiếu máu này bằng cách bổ sung chất sắt vào chế độ ăn uống của trẻ nhé.

Nguồn: youmed.vn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ uống thuốc gì? 9 thuốc tiềm năng điều trị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan nhiều hơn mức bình thường. Tính đến tháng 3 năm 2024, chỉ có một loại thuốc duy nhất (Rezdiffra)
Hình ảnh tin tức Sau khi hút thai có nên đi lại nhiều? Chị em cần chú ý những gì sau hút thai?
Sau khi hút thai cơ thể chị em phụ nữ sẽ mất lượng máu, buồng tử cung, vùng kín có thể bị tổn thương ít nhiều. Do đó để tạo điều kiện cho tử cung,
Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm