Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không? Cách tắm giải cảm hiệu quả, an toàn

Khi thời tiết chuyển mùa, trẻ nhỏ dễ bị cảm lạnh khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Mỗi lúc như vậy, phụ huynh thường băn khoăn không biết trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không?Có quan điểm cho rằng nếu tắm cho

Khi thời tiết chuyển mùa, trẻ nhỏ dễ bị cảm lạnh khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Mỗi lúc như vậy, phụ huynh thường băn khoăn không biết trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không?

Có quan điểm cho rằng nếu tắm cho trẻ bị cảm lạnh thì có thể khiến bé nhiễm lạnh nặng hơn. Thực hư điều này ra sao? Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị cảm lạnh, cảm cúm có nên tắm không? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Bắc Giang sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn, đồng thời hướng dẫn bạn cách nấu nước tắm giải cảm cho bé.

Tổng quan về cảm lạnh ở trẻ em

Trước khi biết được trẻ bị cảm có nên tắm không, cùng tìm hiểu về những tình trạng cảm lạnh ở trẻ em.

Cảm lạnh là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không ít trường hợp đợt cảm lạnh sau nối tiếp đợt trước khiến trẻ bị ốm liên tiếp nhiều tuần, nhất là khi trời trở lạnh. 

Hầu hết những cơn cảm lạnh đều do virus xâm nhập vào đường hô hấp trên gây ra. Trẻ bị cảm lạnh thường có những triệu chứng như:

  • Nghẹt mũi, sổ mũi
  • Ho
  • Hắt hơi
  • Đau họng
  • Đau tai
  • Đau đầu
  • Mắt đỏ
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Thỉnh thoảng sốt.

Một số trẻ có thể cảm thấy chán ăn, thậm chí buồn nôn, nôn mửa và dễ cáu kỉnh. Các triệu chứng cảm lạnh thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần hoặc hơn. Nếu không có cách chăm sóc khoa học, trẻ có nguy cơ gặp phải các biến chứng như:

  • Nhiễm trùng tai
  • Viêm thanh quản
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi.

Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không?

Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không? Cách tắm giải cảm hiệu quả, an toàn

Theo quan niệm dân gian, trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm nên kiêng gió, kiêng nước để tránh bệnh trở nặng. Cũng vì vậy mà một số cha mẹ lựa chọn không tắm cho trẻ mỗi khi bé bị ốm. Liệu cách làm này có đúng hay không? Trẻ ốm có nên tắm không?

Nghiên cứu nói gì về vấn đề trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không?

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (Hoa Kỳ), một khảo sát đã được thực hiện để thu thập ý kiến của các bác sĩ Nhi khoa Nhật Bản về việc trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không. Kết quả, có đến 88% bác sĩ trong tổng số những người trả lời câu hỏi cho rằng trẻ bị cảm lạnh thông thường vẫn nên tắm rửa.

Hầu hết các chuyên gia sức khỏe đều cho rằng việc kiêng tắm trong giai đoạn trẻ bị cảm lạnh là không cần thiết. Trẻ bị cảm vẫn nên tắm rửa bình thường, miễn là tuân thủ cách tắm cho bé bị ốm đúng chuẩn khoa học, chẳng hạn như:

  • Chỉ cho bé tắm với nước ấm
  • Không để trẻ ngâm mình trong nước quá lâu
  • Đảm bảo lau khô người cho bé sau khi tắm

Việc tắm nước ấm khi bé bị sốt do cảm lạnh giúp thân nhiệt trở về mức bình thường. Nếu trẻ không bị sốt, nước ấm cũng hỗ trợ làm dịu những cơn đau nhức. Hơn nữa, tắm rửa còn giúp cơ thể bé sạch sẽ, hạn chế sự tích tụ của bụi bẩn và vi khuẩn, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn cho bé.

Đọc thêm

Trẻ bị sốt có nên tắm không? Cách tắm đúng cho bé bị sốt

Trường hợp nào trẻ bị cảm lạnh không nên tắm?

Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không? Cách tắm giải cảm hiệu quả, an toàn

Mặc dù đã biết được câu trả lời cho thắc mắc “Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không?”, nhưng các bậc cha mẹ vẫn cần lưu ý 5 trường hợp không nên tắm rửa cho trẻ bị ốm sau đây:

  • Trẻ bị sốt cao: Khi thân nhiệt quá cao, bé nên được nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục. Việc tắm rửa trong lúc này có thể khiến bệnh trở nặng. Thay vào đó, cha mẹ có thể lau mát cơ thể bé với nước ấm, vừa giúp hạ sốt, vừa khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Trẻ ho liên tục hoặc các triệu chứng trở nặng: Khi trẻ ho liên tục hoặc các triệu chứng diễn tiến nặng, cha mẹ cần để bé nghỉ ngơi. Nếu tắm rửa trong thời điểm này thì trẻ dễ nhiễm lạnh hơn, khiến bệnh tình trầm trọng hơn.
  • Trẻ vừa ăn no: Khi bị cảm lạnh, cơ thể bé dễ mệt mỏi và yếu hơn bình thường. Việc tắm rửa cho bé ngay sau khi ăn khiến quá trình tiêu hóa bị cản trở, dễ gây ra các triệu chứng như đầy bụng, ợ hơi, nôn mửa.
  • Tắm khuya: Tắm khuya khiến cơ thể bé dễ bị nhiễm lạnh hơn, ngay cả khi bạn đã lau khô người bé sau khi tắm. Tắm ngay trước khi ngủ còn khiến trẻ khó ngủ hơn. Nghiêm trọng hơn, tắm vào ban đêm có thể khiến mạch máu não bị co lại đột ngột, dễ gây đột quỵ.
  • Tắm khi trẻ vừa thức dậy: Khi trẻ vừa thức dậy, cơ thể bé vẫn còn khá yếu. Nếu tắm cho bé ngay lập tức thì bé không kịp thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ.

Đọc thêm

Trẻ bị cảm lạnh nên ăn gì? Top 7 các món ăn giải cảm hiệu quả cho bé

Lưu ý khi tắm cho trẻ bị cảm lạnh

Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không? Cách tắm giải cảm hiệu quả, an toàn

Không chỉ nên quan tâm đến vấn đề trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không, các bậc cha mẹ cũng cần biết được cách tắm đúng cho trẻ bị ốm để đảm bảo an toàn cho bé, tránh gây nhiễm lạnh hay khiến bệnh trở nặng. Dưới đây là một số hướng dẫn khi tắm cho trẻ bị cảm lạnh mà bạn có thể tham khảo:

  • Xác định tình trạng của bé trước khi tắm để đảm bảo việc tắm rửa trong thời điểm này là phù hợp.
  • Nên tắm cho bé bằng nước ấm nhưng không quá nóng để tránh khiến trẻ bị bỏng. Đối với trẻ sơ sinh, nhiệt độ nước tắm lý tưởng là khoảng 37-38°C.
  • Nên tắm cho bé vào thời điểm ấm nhất trong ngày.
  • Đảm bảo phòng tắm không có gió lùa.
  • Tắm nhanh cho bé trong vòng 5-7 phút, tránh để trẻ ngâm mình trong nước quá lâu.
  • Lau khô người và mặc quần áo cho bé ngay sau khi tắm, vì để bé ướt hoặc lạnh trong thời gian dài có thể khiến bệnh trở nặng.
  • Nếu trẻ bị ho nhiều, sốt cao hoặc các triệu chứng nặng hơn, bạn có thể dùng khăn lau mình cho bé thay vì tắm cho trẻ thường xuyên.
  • Bạn có thể quan tâm:

    Hướng dẫn nấu nước tắm giải cảm cho bé

    Đến đây, chắc hẳn là bạn không còn băn khoăn “Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không?” nữa rồi. Ngoài cách tắm với nước ấm thông thường, một số phụ huynh còn băn khoăn “Trẻ bị cảm cúm tắm lá gì?” để bé mau khỏi bệnh. Cha mẹ có thể tham khảo một số mẹo nấu nước tắm giải cảm cho bé theo dân gian sau đây:

    1. Nấu nước gừng sả tắm cho trẻ bị cảm lạnh

    Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không? Cách tắm giải cảm hiệu quả, an toàn

    Gừng không chỉ là một loại gia vị mà còn được biết đến với vai trò như một dược liệu làm ấm cơ thể. Việc tắm cho bé bị cảm lạnh bằng nước gừng sả không chỉ giúp làm ấm cơ thể bé mà còn hỗ trợ đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Hương thơm từ nước gừng sả cũng mang lại cảm giác thư giãn, dễ chịu cho bé.

    Cách nấu nước gừng sả tắm giải cảm cho bé như sau:

    • Rửa sạch gừng, sả, cắt nhỏ rồi cho vào nồi, thêm 1 lít nước, đun sôi.
    • Nước sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp, để nguội bớt rồi pha loãng với nước nguội và tắm cho bé.

    2. Nước lá tía tô tắm cho trẻ

    Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm bằng nước lá tía tô không? Từ xa xưa, nhiều người đã truyền tai nhau cách dùng nước lá tía tô giải cảm. Không chỉ được dùng trong các món cháo, lá tía tô còn có thể dùng để nấu nước tắm trị cảm lạnh, cảm cúm.

    Cách nấu nước lá tía tô giải cảm rất đơn giản:

    • Rửa sạch lá tía tô tươi rồi giã nát.
    • Chắt lấy nước cốt rồi pha với nước ấm tắm cho bé.

    3. Nước trầu không tắm cho trẻ

    Lá trầu không có tính ấm nên thường được nhiều người lựa chọn nấu nước tắm giải cảm cho bé. Các tinh dầu có trong trầu không còn có hoạt chất kháng sinh mạnh, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn và virus bám trên da trẻ.

    Cách nấu nước lá trầu không tắm cho bé như sau:

    • Rửa sạch lá trầu không rồi bóp nát, cho vào nồi đun với 1 lít nước.
    • Sau khoảng 3 phút đun sôi thì tắt bếp, đậy nắp cho tinh dầu tiết ra.
    • Pha loãng với nước tắm cho bé.

    Trên đây là 3 mẹo dân gian nấu nước tắm giải cảm cho bé. Trước khi áp dụng những mẹo này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé.

    Đọc thêm

    Top các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả, dễ tìm và tốt nhất

    Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không. Thông qua bài viết, Nhà thuốc Bắc Giang mong rằng bạn đã “bỏ túi” được những mẹo giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình cảm lạnh, từ đó giúp bệnh mau khỏi. Nếu bệnh kéo dài lâu ngày hoặc các triệu chứng đột ngột trở nặng, cha mẹ nên đưa bé đi khám để được hỗ trợ điều trị.

    Đọc bài gốc tại đây.
    Ý kiến

    Hãy là người đầu tiên
    bình luận trong bài

    Tin tức mới nhất

    Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
    Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
    Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
    Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
    Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
    Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
    Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
    Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
    Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
    Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan