Tinh hoàn nhỏ: Liệu có dẫn đến vô sinh?

Chủ đề về kích thước cơ thể luôn là một trong những mối quan tâm tế nhị nhưng rất mật thiết đối với cánh mày râu. Bên cạnh cậu nhỏ, kích thước của 2 bên tinh hoàn cũng khiến không ít người hoang mang lo lắng. Sao bỗng dưng hôm nay phát hiện hai người anh em có chút không đồng đều? Một bên nhỏ đi có ảnh hưởng đến phong độ đàn ông của mình hay không? Liệu tinh hoàn nhỏ có dẫn đến vô sinh? Qua bài viết này, bác sĩ sẽ giải đáp những thắc mắc trên của các quý ông nhé!

Kích thước tinh hoàn như thế nào là bình thường?

Tinh hoàn nhỏ: Liệu có dẫn đến vô sinh?
Tinh hoàn có tính đối xứng thường không bằng nhau hoàn toàn

Bình thường, tinh hoàn nằm trong bìu. Thực tế trên cơ thể người, các bộ phận có tính đối xứng thường không bằng nhau hoàn toàn. Đối với tinh hoàn cũng như thế. Tinh hoàn ở bên trái thường xuống thấp hơn bên phải. Và kích thước của hai bên cũng có xê xích nhỏ tùy theo từng người.

Tinh hoàn mỗi bên trung bình nặng độ 20 gram, dài 4,5 cm, rộng 2,5cm và dày 1,5cm. Khi sờ thấy răn rắn và nắn sẽ có cảm giác đau đặc biệt.

Tuy nhiên, tình trạng tinh hoàn nhỏ đơn thuần thường không dự báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Điều cần lưu tâm là các triệu chứng kèm theo. Nhất là sự thay đổi của tinh hoàn có xảy ra đột ngột hay không? Và sự thay đổi kích thước này diễn tiến theo thời gian như thế nào?

Các nguyên nhân dẫn đến tinh hoàn nhỏ

Suy sinh dục nam

Suy sinh dục nam là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ testosterone. Testosterone là tên của một loại hóc môn sinh dục chính ở nam giới. Sự thiếu hụt testosterone ảnh hưởng đến sự phát triển cơ quan sinh dục và khả năng sinh sản tinh trùng (giảm số lượng, chất lượng). Hậu quả có thể là nguy cơ cao bị hiếm muộn.

Suy sinh dục nam có thể là một tình trạng bẩm sinh. Trong một số trường hợp, nó là hậu quả của một nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đến quá trình điều hòa sản xuất hóc môn sinh dục nam. Các nguyên nhân thường gặp gây suy sinh dục nam là:

Cơ địa Béo phì
Bệnh lí Quai bị, bệnh lí tan máu bẩm sinh, chấn thương tinh hoàn,…
Tác dụng phụ của thuốc Thuốc phiện, một số thuốc nội tiết,..

Giảm ham muốn tình dục.Các dấu hiệu và triệu chứng sớm nghi ngờ suy sinh dục nam

  • Rối loạn cương dương.
  • Giảm số lượng râu, lông, tóc trên mặt và trên cơ thể.
  • Giảm khối lượng, kích thước cơ bắp.
  • Vú phát triển mô mỡ, to hơn bình thường.
  • Loãng xương.
  • Những rối loạn về mặt tinh thần và cảm xúc.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Một nguyên nhân khác của tinh hoàn nhỏ là tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh. Trong các tĩnh mạch có hệ thống van để kiểm soát dòng máu lưu thông. Khi các van này suy giảm chức năng, lượng máu lưu thông bị đình trệ và các tĩnh mạch sẽ giãn nở, thành mạch suy yếu. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn nở hệ tĩnh mạch trong bìu. Hậu quả của tình trạng này là tinh hoàn mềm ra và co lại.

Sự ứ trệ lưu thông máu ở bìu có thể khiến người bệnh có triệu chứng sưng đau.

Đây cũng là một trong những tình trạng liên quan đến vô sinh. Khoảng 40% nam giới bị vô sinh có giãn tĩnh mạch thừng tinh. Tuy nhiên, không phải tất cả những người có vấn đề này đều bị suy giảm khả năng sinh sản.

Tinh hoàn ẩn

Trong thời kỳ bào thai, tinh hoàn không ở sẵn trong bìu mà nằm ở bụng. Thông thường, 2 tinh hoàn sẽ xuống 2 bên bìu trước khi bé trai chào đời. Tinh hoàn ẩn là hiện tượng một hoặc cả hai tinh hoàn không xuống bìu, hoặc chỉ xuống một phần. Điều này khiến cho kích thước bìu nhỏ đi so với bình thường.

Khoảng 5% các trẻ sinh ra bị tinh hoàn ẩn. Tỉ lệ này giảm xuống còn 2 hoặc 3% đến khi 6 tháng tuổi. Vì tinh hoàn đã tự xuống được bìu trong khoảng thời gian này.

Tinh hoàn nhỏ: Liệu có dẫn đến vô sinh?
Tinh hoàn ẩn thường gặp ở những trẻ sinh thiếu tháng

Tinh hoàn ẩn có thể tự xuống trong vòng 3 đến 6 tháng đầu sau sinh. Qua thời gian này, nam giới có thể cần đến can thiệp ngoại khoa để tinh hoàn về đúng vị trí. Vì cơ thể con người sau sinh khác với sinh lý trong thời kỳ bào thai. Nhiệt độ và môi trường chênh lệch sẽ ảnh hưởng lớn đến cấu tạo và chức năng của tinh hoàn.

Có khoảng 5% trường hợp hoàn toàn không có tinh hoàn. Nguyên nhân được cho là do máu không được cung cấp đầy đủ khiến tinh hoàn bị “chết” trong thời kỳ mang thai.

Rối loạn bẩm sinh

Một rối loạn bẩm sinh là một tình trạng hiện diện khi sinh. Một số rối loạn bẩm sinh hiếm gặp gây ra tinh hoàn rất nhỏ.

Hội chứng Klinefelter là một trong các rối loạn bẩm sinh thường gây tinh hoàn nhỏ. Biểu hiện của hội chứng này rất đa dạng và thay đổi tùy theo từng lứa tuổi.

Ở trẻ em, triệu chứng là yếu cơ, chậm phát triển vận động (chậm biết ngồi, biết bò, biết đi so với trẻ cùng lứa tuổi), chậm biết nói, tính cách khép kín, tinh hoàn không xuống bìu,…

Triệu chứng ở thời niên thiếu

Cao hơn tầm vóc trung bình, chân dài, thân ngắn hơn và hông rộng hơn so với các trẻ khác, không dậy thì, chậm dậy thì hoặc dậy thì không hoàn toàn. Sau tuổi dậy thì, cơ thể ít cơ bắp và ít lông trên cơ thể, ít râu so với trẻ khác, tinh hoàn nhỏ, dương vật nhỏ, vú to. Yếu xương, mức năng lượng thấp, nhút nhát, khó diễn đạt cảm xúc hoặc khó hòa nhập xã hội, có các vấn đề về đọc, viết, chính tả hoặc toán học

Triệu chứng ở tuổi trưởng thành

Vô sinh; tinh hoàn và dương vật nhỏ; cao hơn tầm vóc trung bình; yếu xương; giảm lông tóc trên khuôn mặt và cơ thể; vú to; giảm ham muốn tình dục,…

Ung thư tinh hoàn

Giảm kích thước tinh hoàn sau khi xoắn tinh hoàn có thể là một yếu tố nguy cơ ung thư tinh hoàn. Bất cứ ai nhận thấy rằng tinh hoàn của họ đột ngột nhỏ hơn nên đi khám bác sĩ.

Có thể khó phân biệt các triệu chứng ung thư tinh hoàn với các loại ung thư khác.

Một số triệu chứng của ung thư tinh hoàn

  • Có khối u ở tinh hoàn (nhìn hay sờ thấy)
  • Có dịch trong bìu
  • Ngực phát triển to
  • Cảm giác nặng nề ở tinh hoàn hoặc bìu
  • Xuất hiện cơn đau âm ỉ ở lưng hoặc bụng
  • Khó thở

Một số yếu tố nguy cơ ung thư tinh hoàn

  • Tinh hoàn ẩn.
  • Tiền căn gia đình có cha, anh em trai ruột bị ung thư tinh hoàn.
  • HIV. Những người nhiễm HIV, đặc biệt là những người nhiễm HIV giai đoạn 3, có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn.
  • Bản thân đã từng mắc ung thư tinh hoàn. Khoảng 3 – 4% trong số những người đã được chẩn đoán ung thư ở một tinh hoàn sẽ phát triển ung thư ở tinh hoàn khác.
  • Chủng tộc và dân tộc. Nam giới da trắng có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao gấp 4 đến 5 lần so với nam giới da đen và người Mỹ gốc Á.
  • Tuổi tác. Mặc dù ung thư tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến nam giới ở mọi lứa tuổi, nhưng gần 50% ung thư tinh hoàn xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 34 tuổi.

Khi nào nên khám bác sĩ?

Như đã đề cập, khi hai bên tinh hoàn có xê xích chút ít về kích thước và không có triệu chứng kèm theo thì chưa cần quá lo lắng. Điều quan trọng là theo dõi sự phát triển của tinh hoàn.

Tinh hoàn nhỏ: Liệu có dẫn đến vô sinh?
Nam giới nên đi khám nếu phát hiện kích thước tinh hoàn có thay đổi bất thường

Những tình trạng sau đây báo động cho một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần sự can thiệp y khoa

  • Kích thước tinh hoàn thay đổi đột ngột
  • Tinh hoàn xuống chậm, không thấy tinh hoàn ở bé trai từ 3-6 tháng sau sinh.
  • Tinh hoàn sưng, đau, rỉ dịch.
  • Chức năng tình dục suy giảm
  • Cảm thấy ngực to ra, nhiều mô mỡ hơn.
  • Lông, tóc và râu thưa thớt.

Chẩn đoán và điều trị

Đo kích thước tinh hoàn và đo nồng độ testosterone trong máu sẽ cung cấp những thông tin hiệu quả cho chẩn đoán.

Tùy từng nguyên nhân mà bệnh nhân sẽ được đề nghị các biện pháp chữa trị phù hợp.

Điều trị suy sinh dục

  • Clomiphene (Clomid) là một loại thuốc uống giúp tăng cường hormone cần thiết cho khả năng sinh sản. Bên cạnh tác dụng trên tình trạng suy sinh dục của nam giới, thuốc này còn có hiệu quả cho các phụ nữ khó mang thai.
  • Tiêm gonadotropin. Gonadotropin là hormone kích thích hoạt động trong tinh hoàn. Giúp tinh hoàn làm đúng và đủ chức năng sản xuất hóc môn sinh dục cho cơ thể.

Liệu pháp thay thế testosterone (TRT)

Liệu pháp này dùng để cải thiện các vấn đề sau cho bệnh nhân như:

  • Cung cấp năng lượng, giảm cảm giác mệt mỏi.
  • Tăng ham muốn tình dục.
  • Tăng khối lượng cơ bắp.
  • Cải thiện tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tuy nhiên, TRT nên được giám sát cẩn thận bởi bác sĩ của bạn. Có một số tác dụng phụ nghiêm trọng tiềm ẩn, chẳng hạn như các vấn đề về tuyến tiền liệt, thay đổi tâm tính và rối loạn hệ tim mạch.

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Không phải bất kì ai mắc tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh đều cần can thiệp ngoại khoa.

Nếu có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc sức khỏe của tinh hoàn, phẫu thuật sẽ là giải pháp tốt.

Biện pháp này có thể hồi phục tình trạng teo tinh hoàn. Ngoài ra cũng có thể làm tăng sản xuất tinh trùng.

Điều trị tinh hoàn ẩn

Có 2 cách điều trị tinh hoàn ẩn: tiêm hóc môn và phẫu thuật ngoại khoa. Trong đó, phẫu thuật được ưa chuộng hơn.

Ăn gì uống gì để làm tăng kích thước tinh hoàn?

Nói chung, không có quy trình an toàn và hiệu quả để tăng thể tích tinh hoàn. Hãy thận trọng về bất kỳ phương pháp điều trị nào được bán trên tạp chí, trực tuyến hoặc trên các kệ hàng. Tự theo dõi và tìm đến y tế là phương pháp cải thiện hiệu quả với tình trạng tinh hoàn nhỏ.

Kết luận

Thông thường, tinh hoàn hai bên sẽ không quá đều. Tình trạng giảm kích thước nhẹ và không có triệu chứng kèm theo không quá đáng lo. Đối với nam giới trưởng thành, sự thay đổi đột ngột về kích thước và các biểu hiện khác trên cơ thể mới là điều cần lưu tâm. Tình trạng râu, lông và tóc, ngực to ra, bìu sưng đau và suy giảm khả năng tình dục,.. là các dấu hiệu cảnh báo cần tìm đến sự giúp đỡ về y tế. Ngoài ra, các quy trình, thực phẩm chức năng được quảng cáo làm tăng kích thước tinh hoàn không mang lại hiệu quả. Hãy cẩn trọng, đừng để tiền mất tật mang.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa
Hình ảnh tin tức 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung thường được khuyến nghị cho trẻ từ 12-13 tuổi để bảo vệ và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trước khi có quan hệ tình dục lần
Hình ảnh tin tức Nên đeo bao cao su lúc nào khi quan hệ? Cách đeo bao cao su đúng cách
Sử dụng bao cao su để ngừa thai và bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục là một phương pháp phổ biến. Nhưng nên đeo bao cao su