Tìm hiểu xét nghiệm xác định virus HPV

HPV là tên một loài virus gồm rất nhiều chủng virus khác nhau. Khoảng 40 chủng HPV lây nhiễm qua đường tình dục. Đa số chúng không gây ra một biểu hiện nào và bị cơ thể đào thải ra ngoài nhanh chóng.

Tuy nhiên, virus HPV có thể phát triển âm thầm và gây ra các tổn thương tiền ung thư, thậm chí là ung thư. Vì ung thư thường biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn trễ, do đó,  việc xét nghiệm HPV là vô cùng quan trọng.

1. Các xét nghiệm HPV hiện nay.

HPV là gì? về cơ bản có thể chia thành 3 nhóm:

  • Nguy cơ cao: Có khả năng gây ra các tổn thương tiền ung thư, ung thư.
  • Nguy cơ trung bình: Có ít khả năng gây ra các bệnh lý ung thư.
  • Nguy cơ thấp: Có khả năng gây ra các tổn thương sùi mào gà.
Tìm hiểu xét nghiệm xác định virus HPV
Minh hoạ Virus HPV.

Tuy nhiên, một người có thể mắc cả 2 loại HPV cùng lúc. Do đó, dù đã bị sùi mào gà vẫn có thể bị ung thư liên quan HPV.

Gần như mọi trường hợp bị ung thư cổ tử cung đều do HPV gây ra. Tuy nhiên hầu hết trường hợp nhiễm HPV sẽ tự khỏi và không gây bệnh. Hiện tượng này chủ yếu do sự tự đào thải HPV của cơ thể người.

HPV lây qua đường nào? HPV lây nhiễm qua sự tiếp xúc da kề da:

  • Giữa khu vực nhiều virus (ở người nhiễm) và vùng chảy máu, trầy xước (ở người lành).
  • Quan hệ tình dục.
Tìm hiểu xét nghiệm xác định virus HPV
Tỉ lệ biểu hiện triệu chứng của bệnh nhân nhiễm HPV rất thấp.

Theo hình trên, ta dễ dàng nhận thấy các trường hợp biểu hiện triệu chứng của HPV chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Cũng như không phải trường hợp nào xét nghiệm máu và biến đổi tế bào liên quan HPV cũng có biểu hiện lâm sàng. Do đó, việc xét nghiệm tìm HPV trước khi chúng có biểu hiện triệu chứng là rất quan trọng. Điều này có thể giảm thiểu tối đa nguồn lây nhiễm, cũng như tầm soát bệnh lý ung thư tốt hơn.

Các xét nghiệm hiện nay giúp chẩn đoán HPV bao gồm:

  • Soi cổ tử cung và test acid acetic.
  • Sinh thiết tế bào.
  • DNA test (xét nghiệm HPV – PCR, RT PCR, HC2).
  • PAP test.

Trong phạm vi bài viết hôm nay, chúng ta chỉ nói đến 2 xét nghiệm căn bản là PAP test và PCR HPV.

1.1. PAP test.

Đây là phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung được đề cập đầu tiên bởi Papanicolaou và Traut. Bên cạnh việc phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư, PAP có thể phát hiện việc nhiễm HPV và Herpes ở mô được xét nghiệm.

Khi kết quả PAP test – xét nghiệm HPV dương tính, các bác sĩ có thể đề nghị:

  • Thực hiện lại PAP test sau một thời gian.
  • Tiến hành soi cổ tử cung và test acid acetic, sinh thiết cổ tử cung khi cần.
  • Xét nghiệm DNA như PCR.

Có 2 loại PAP test:

  • Pap test cổ điển (Que gỗ): Được sử dụng phổ biến ở những năm 1940 đến nay. Đây là phương pháp xét nghiệm kinh điển trong tầm soát ung thư cổ tử cung.
  • Pap test cải tiến (ThinPrep): Được phát minh gần đây. So với Pap cổ điện, ThinPrep có khả năng phát hiện tình trạng bệnh lý tốt hơn và giảm tỷ lệ chẩn đoán sai lầm. Do đó, từ năm 1996 FDA (Cục quản lý thuốc và thực phẩm của Mỹ) đã cấp phép sử dụng ThinPrep để tầm soát ung thư cổ tử cung thay cho phương pháp Pap cổ điển.

Thủ thuật:

Bước 1: Chuẩn bị. Bệnh nhân sẽ nằm trên giường thủ thuật. Bác sĩ sản sẽ sử dụng “mỏ vịt” để quan sát cổ tử cung.

Bước 2: Sử dụng que hoặc bàn chải để phết tế bảo ở cổ tử cung.

Tìm hiểu xét nghiệm xác định virus HPV
Tóm lược các bước của thủ thuật PAP.

Bước 3: Nhúng các tế bào thu được vào dung dịch đặc biệt. Bước này giúp việc quan sát tế bào qua kính hiển vi dễ dàng hơn.

Điểm yếu của PAP test: 

Mặc dù đây là một phương pháp an toàn, nhanh chóng để tầm soát ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên nó có thể đưa ra các kết quả xét nghiệm HPV âm tính giả – có những tế bào bất thường/ác tính nhưng không phát hiện được. Nguyên nhân là:

  • Phết không đủ tế bào: Đối tượng hậu mãn kinh có lớp tế bào mỏng hơn.
  • Số lượng tế bào bất thường quá ít.
  • Bệnh nhân bị viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, dẫn đến quá nhiều tế bào viêm, che lấp các tế bào bất thường.

Dù có thể đưa ra kết quả xét nghiệm HPV âm tính giả, những PAP test vẫn rất tốt vì ung thư cần nhiều năm để phát triển. Và nếu 1 test ban đầu âm tính giả thì test kế sau đó (3 – 5 năm) gần như sẽ phát hiện được tế bào bất thường.

1.2. Kỹ thuật DNA.

Xét nghiệm sinh học phân tử PCR là một phương pháp xét nghiệm xác định sự hiện diện của virus thông qua phát hiện vật liệu di truyền của virus HPV – hay nói cách khác là một bộ phận của virus. Đây là phương pháp có độ chính xác cao, chuyên biệt để tìm virus HPV. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi các hệ thống máy chuyên dụng và thực hiện tại phòng thí nghiệm.

Xét nghiệm Real time (RT) – PCR có thể cho ra kết quả định lượng nồng độ virus tại thời điểm xét nghiệm. Kết quả có thể giúp bác sĩ tiên lượng tiến triển bệnh, cũng như đánh giá được hiệu quả điều trị.

Ưu điểm của PCR so với PAP và một số loại xét nghiệm khác đó là phân biệt được chủng HPV nào có khả năng gây ung thư (nguy cơ cao) và chủng hiếm khi liên quan đến ung thư (nguy cơ thấp). Ngoài ra, PCR có thể phát hiện được một đối tượng đang nhiễm bao nhiêu loại HPV và nhiễm loại nào. Điều này rất quan trọng vì đối với chủng HPV nguy cơ thấp ta có thể không cần tái khám thường xuyên.

Độ tin cậy của kỹ thuật PCR rất cao, lên đến 97 – 100% tuỳ vào từng nghiên cứu khác nhau. Sai lệch có thể xảy ra khi mẫu xét nghiệm bị vấy bẩn, không vô trùng.

Tuy nhiên, xét nghiệm vật chất di truyền virus HPV không nên được áp dụng ở những đối tượng trẻ hơn 30 tuổi. Nguyên nhân vì người trẻ có khả năng đào thải HPV rất tốt và hầu hết chỉ bị nhiễm thoáng qua. Do đó, ở người trẻ từ 21 đến 30 tuổi, chỉ cần thực hiện PAP test thường quy là đủ.

2. Xét nghiệm HPV bao lâu có kết quả?

Đối với PAP test, thời gian có kết quả thường có trong vòng 1 ngày kể từ khi thực hiện. Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở y tế mà đối tượng xét nghiệm. Đối với những cơ sở y tế có lượng bệnh nhân đến xét nghiệm quá đông thông thường cần sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng thường không quá 3 ngày.

Đối với Real time PCR, là một xét nghiệm chuyên biệt do HPV. Xét nghiệm này thường tốn khoảng 4 – 6 tiếng kể từ lúc xét nghiệm để cho ra kết quả. Khác biệt với PAP test, cần được quan sát chủ yếu bởi các nhà giải phẩu bệnh thì PCR real time chạy trên máy tính và thường ít khi trễ hẹn trả kết quả.

Xem thêm: Virus HPV 6, 11, 16 và 18 dễ gây ra ung thư cổ tử cung

3. Xét nghiệm HPV ở đâu? Giá bao nhiêu?

Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc có thể thực hiện được 2 loại xét nghiệm này. Hầu hết tất cả các bệnh viện tỉnh, bệnh viện hạng 1, 2 trên toàn quốc có thể thực hiện được. Rất nhiều cơ sở y tế tư nhân cũng vậy.

Chi phí:

  • Đối với PAP Smear (que gỗ), giá dao động khoảng 220.000 đến 350.000 đồng/lần.
  • Đối với PAP ThinPrep (que mũi tên), giá khoảng 500.000 đến 650.000 đồng/lần.
  • Còn với Real time PCR, chi phí dao động khoảng 700.000 đến 800.000 đồng/lần.
  • Ngoài ra, đối với xét nghiệm chuyên sâu hơn là soi cổ tử cung thường có giá khoảng 150.000 đến 200.000 đồng/lần.
  • Nếu cần sinh thiết cổ tử cung, chi phí thêm vào khoảng từ 350.000 đến 400.000 đồng/lần.

Nhiễm HPV nguy cơ cao thường không có biểu hiện gì. Tuy nhiên, đến khi có triệu chứng thì bệnh lý thường rơi vào giai đoạn ung thư tiến triển.

Các xét nghiệm chủ yếu hiện nay nhằm phát hiện HPV và/hoặc ung thư cổ tử cung gồm:

  • PAP tests (cổ điển; ThinPrep).
  • DNA HPV (PCR; RT – PCR; HC2).
  • Soi cổ tử cung; acid acetic test; sinh thiết cổ tử cung.

Trong đó, PAP Test và DNA HPV là 2 xét nghiệm cơ bản trong chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung ở nhiều quốc gia.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường?
Việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi cho phụ nữ sau sinh, nhất là các mẹ sinh mổ.
Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai
Hình ảnh tin tức Nguyên nhân viêm phế quản là gì và cách phòng ngừa ra sao?
Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân viêm phế
Hình ảnh tin tức Bật mí 2 cách làm tắc ngâm đường phèn ai cũng làm được
Khi gặp các về đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, khò khè… nhiều người thường áp dụng các phương pháp dân gian như dùng tắc ngâm đường phèn hay ngâm
Hình ảnh tin tức Giải đáp thắc mắc: Chị em khi đi khám phụ khoa cần chuẩn bị gì?
Vì sao chị em phụ nữ cần đi khám phụ khoa, khám phụ khoa cần chuẩn bị những gì là những băn khoăn rất thường gặp của không ít chị em khi lần đầu đi