Tìm hiểu về tình trạng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em

Mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em hay còn gọi là Childhood Apraxia of Speech (CAS). Đây là một chứng rối loạn ngôn ngữ có liên quan đến khiếm khuyết thần kinh ở não bộ. Trẻ mất điều khiển lời nói chủ ý gặp khó khăn khi phát âm để có lời nói rõ ràng và trôi chảy. Như vậy, CAS do nguyên nhân nào gây ra? Có thể chẩn đoán và điều trị dễ dàng không? Sau đây, hãy cùng Youmed tìm hiểu về tình trạng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em.

1. Tổng quan về mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ

Mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ (CAS) là một chứng rối loạn ngôn ngữ không phổ biến. Trong đó trẻ gặp khó khăn khi thực hiện các cử động phát âm. Trong CAS, não phải vật lộn để phát triển các kế hoạch cho chuyển động của giọng nói. Với chứng rối loạn này, các cơ phát âm không yếu, nhưng chúng không hoạt động bình thường vì não gặp khó khăn trong việc điều phối các chuyển động.

Nói một cách chính xác, não bộ của bé phải học cách lập kế hoạch cho cơ tham gia phát âm. Để di chuyển môi, hàm và lưỡi tạo ra âm thanh và lời nói chính xác với tốc độ và nhịp điệu bình thường.

CAS thường được điều trị bằng liệu pháp ngôn ngữ. Trẻ em thực hành cách nói chính xác các từ, âm tiết và cụm từ với sự trợ giúp của bác sĩ chuyên gia ngôn ngữ

>> Tìm hiểu thêm Những điều cần biết về rối loạn ngôn ngữ Dysarthria

2. Các triệu chứng của mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em

Tìm hiểu về tình trạng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em
CAS là một chứng rối loạn ngôn ngữ không phổ biến.

Trẻ mắc chứng CAS biểu hiện nhiều triệu chứng, đặc điểm về giọng nói khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng.

Trẻ trong độ tuổi từ 18 tháng đến 2 tuổi

  • Nói những từ đầu tiên rất trễ
  • Số lượng từ được nói hạn chế
  • Số lượng phụ âm và nguyên âm hạn chế

Trẻ em từ 2 đến 4 tuổi

  • Biến dạng phụ âm và nguyên âm; lẫn lộn giữa luồng hơi đi qua mũi và miệng (ví dụ: “má” trở thành “bá”); hoặc âm hữu thanh và vô thanh (ví dụ: “đào” trở thành “tào”)
  • Tách các âm tiết trong hoặc giữa các từ
  • Nói cụm từ ngắn dễ hơn và rõ ràng hơn khi nói cụm từ, câu dài

Nhiều trẻ em bị CAS gặp khó khăn trong việc đưa hàm, môi và lưỡi của chúng đến vị trí chính xác để tạo ra âm thanh. Chúng cũng gặp khó khăn khi chuyển sang âm thanh tiếp theo một cách trôi chảy. Hay gặp các vấn đề về ngôn ngữ, chẳng hạn như giảm vốn từ vựng hoặc khó sắp xếp thứ tự từ.

Một số đặc điểm giúp phân biệt CAS với các dạng rối loạn ngôn ngữ khác.

  • Khó di chuyển trơn tru từ âm, âm tiết hoặc từ này sang âm khác
  • Các chuyển động bằng hàm, môi hoặc lưỡi để tạo lời nói
  • Các biến dạng về nguyên âm, chẳng hạn như cố gắng sử dụng nguyên âm chính xác, nhưng lại nói sai nguyên âm
  • Sử dụng cách nhấn mạnh như nhau trên tất cả các âm tiết
  • Tách các âm tiết, chẳng hạn như ngắt quãng hoặc khoảng cách giữa các âm tiết
  • Mắc các lỗi khác nhau khi cố gắng nói cùng một từ lần thứ hai
  • Khó bắt chước những từ đơn giản

3. Nguyên nhân gây ra chứng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ

Tìm hiểu về tình trạng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng CAS

CAS phần nhiều chưa tìm được nguyên nhân hay còn gọi là vô căn. Các bác sĩ không quan sát thấy một vấn đề trong não của một đứa trẻ bị CAS.

Trong một số trường hợp khác, các nguyên nhân có thể là:

  • Kết quả của chấn thương não chẳng hạn như đột quỵ, nhiễm trùng hoặc chấn thương sọ não.
  • Một triệu chứng của rối loạn di truyền, hội chứng hoặc tình trạng chuyển hóa. Ví dụ, CAS xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ em mắc bệnh galactosemia.

Những bất thường trong gen FOXP2 làm tăng nguy cơ mắc CAS và các rối loạn ngôn ngữ khác. Gen FOXP2 có thể liên quan đến cách các dây thần kinh và đường dẫn truyền trong não.

4. Các bệnh lý liên quan CAS

Nhiều trẻ mắc chứng CAS gặp những vấn đề ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của chúng. Những vấn đề này không phải do CAS, nhưng chúng có thể được tìm thấy cùng với CAS.

Các triệu chứng hoặc vấn đề thường xuất hiện cùng với CAS bao gồm:

  • Chậm ngôn ngữ: Chẳng hạn như khó hiểu lời, giảm vốn từ vựng, khó sử dụng ngữ pháp đúng khi ghép các từ lại.
  • Chậm phát triển trí tuệ và vận động: Gặp các vấn đề về đọc, đánh vần và viết
  • Khó khăn với các kỹ năng phối hợp vận động thô và tinh
  • Tăng nhạy cảm: Trẻ có thể không thích một số họa tiết trên quần áo; kết cấu của một số loại thực phẩm. Đôi khi trẻ không thích đánh răng.

>> Tìm hiểu thêm Cần làm gì khi con trẻ chậm nói?

5. Chẩn đoán CAS như thế nào?

Để đánh giá tình trạng, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng và bệnh sử của bé. Sau đó tiến hành kiểm tra các cơ được sử dụng để nói và cách bé tạo ra âm thanh. Ngoài ra, bác kĩ cũng kiểm tra vốn từ vựng, cấu trúc câu và khả năng hiểu lời nói của trẻ.

Chẩn đoán CAS không dựa trên bất kỳ thử nghiệm hoặc quan sát đơn lẻ nào. Các bài kiểm tra cụ thể sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, khả năng hợp tác và mức độ nghiêm trọng trong phát âm.

Điều quan trọng là phải xác định xem con bạn có biểu hiện các triệu chứng của CAS hay không. Vì CAS được điều trị khác với các rối loạn ngôn ngữ khác. Chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm có thể làm giảm nguy cơ vấn đề tồn tại lâu dài. Nếu con bạn gặp vấn đề về lời nói, bạn nên nhờ một bác sĩ đánh giá con bạn ngay khi bạn nhận thấy bất kỳ vấn đề nào về lời nói.

Các bài kiểm tra và xét nghiệm

Tìm hiểu về tình trạng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em
Kiểm tra thính giác để xác định xem các vấn đề về thính giác có góp phần gây ra các vấn đề về giọng nói của trẻ không.
  • Kiểm tra thính giác: Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra thính giác để xác định xem các vấn đề về thính giác có góp phần gây ra các vấn đề về giọng nói của trẻ hay không.
  • Đánh giá miệng-vận động: Kiểm tra môi, lưỡi, hàm và vòm miệng của trẻ để tìm các vấn đề về cấu trúc. Chẳng hạn như tưa lưỡi hoặc hở hàm ếch, hoặc trương lực cơ thấp. Giảm trương lực cơ thường không liên quan đến CAS. Nhưng nó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác.
  • Bác sĩ sẽ quan sát cách bé cử động môi, lưỡi và hàm khi thổi, cười và hôn.
  • Đánh giá lời nói: Khả năng tạo âm thanh, từ và câu.
  • Yêu cầu đặt tên cho các bức tranh để xem liệu trẻ có gặp khó khăn trong việc tạo ra âm thanh cụ thể hay không.
  • Khả năng phối hợp nhịp nhàng của chuyển động trong lời nói trong các nhiệm vụ nói.
  • Quan sát giai điệu và nhịp điệu trong lời nói của trẻ. Chẳng hạn như cách trẻ nhấn trọng âm các âm tiết và từ ngữ.

6. Phương pháp điều trị chứng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ

Các nhà bệnh lý học ngôn ngữ có thể điều trị chứng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em (CAS) bằng nhiều liệu pháp.

Liệu pháp ngôn ngữ

Tìm hiểu về tình trạng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em
Sử dụng liệu pháp ngôn ngữ cho trẻ

Vì trẻ bị CAS gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch chuyển động cho lời nói. Liệu pháp ngôn ngữ thường tập trung sự chú ý của con bạn vào âm thanh và cảm giác của chuyển động lời nói. Các nghiên cứu chỉ ra rằng CAS sẽ tiến bộ nhanh hơn khi điều trị 3 – 5 lần/tuần với chương trình tăng cường. Trẻ chỉ được điều trị cá nhân có khuynh hướng tốt hơn điều trị nhóm. Khi trẻ có cải thiện, thời gian điều trị giảm dần và trẻ tham gia điều trị nhóm sẽ tốt hơn.

Mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em không thể có tiến bộ nếu không điều trị. CAS không chữa hết hoàn toàn nhưng nếu can thiệp thích hợp thì trẻ sẽ có tiến bộ đáng kể.

Một số nguyên tắc chung quan trọng của liệu pháp ngôn ngữ cho CAS bao gồm:

  • Luyện tập diễn thuyết: Tập trung vào các bài luyện nói, chẳng hạn như yêu cầu con bạn nói các từ hoặc cụm từ nhiều lần trong một buổi trị liệu.
  • Các bài tập về âm thanh và chuyển động: Con bạn sẽ được yêu cầu lắng nghe bác sĩ chuyên khoa ngôn ngữ nói và quan sát miệng khi trẻ nói từ hoặc cụm từ đích. Bằng cách xem chuyển động của miệng, con bạn sẽ dễ dàng hình dung các chuyển động cùng với âm thanh.
  • Luyện nói: Thực hành các âm tiết, từ hoặc cụm từ. Trẻ em bị CAS cần thực hành chuyển động từ âm thanh này sang âm thanh khác.
  • Học theo nhịp độ: Nếu con bạn bị CAS nặng, có thể luyện tập đơn giản lúc đầu, và tăng dần số lượng từ khi bé tiến bộ hơn.

Luyện nói ở nhà

Bởi vì luyện nói rất quan trọng, bác sĩ có thể khuyến khích bạn tham gia vào quá trình luyện nói với trẻ ở nhà. Mỗi buổi luyện tập tại nhà có thể ngắn. Chẳng hạn như năm phút, và bạn có thể luyện tập với con mình hai lần một ngày.

Trẻ cũng cần thực hành các từ và cụm từ trong các tình huống thực tế. Tạo tình huống thích hợp để con bạn nói từ hoặc cụm từ một cách tự nhiên. Ví dụ, yêu cầu con bạn nói “Chào” mỗi khi mẹ bước vào phòng. Thực hành các từ hoặc cụm từ trong các tình huống thực tế sẽ giúp con bạn tự động nói các từ luyện tập dễ dàng hơn.

Các phương pháp giao tiếp thay thế

Nếu con bạn bị rối loạn ngôn ngữ nghiêm trọng và không thể giao tiếp hiệu quả, các phương pháp giao tiếp thay thế có thể rất hữu ích.

Các phương pháp giao tiếp thay thế có thể bao gồm ngôn ngữ ký hiệu hoặc cử chỉ tự nhiên, như chỉ tay hoặc giả vờ ăn hoặc uống. Ví dụ, con bạn có thể sử dụng các dấu hiệu để thông báo rằng mình muốn một cái bánh quy. Đôi khi các thiết bị điện tử, chẳng hạn như máy tính bảng điện tử, có thể hữu ích trong giao tiếp.

Điều quan trọng là sử dụng các phương pháp giao tiếp thay thế sớm. Sử dụng những phương pháp này có thể giúp con bạn bớt bực bội khi cố gắng giao tiếp. Nó cũng có thể giúp con bạn phát triển các kỹ năng ngôn ngữ như từ vựng và khả năng ghép các từ lại với nhau trong câu.

Khi giọng nói được cải thiện, các chiến lược và thiết bị này có thể không còn cần thiết nữa.

Chẩn đoán và điều trị chứng mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ ở giai đoạn sớm có thể làm giảm nguy cơ vấn đề tồn tại lâu dài. Nếu con bạn gặp vấn đề về lời nói, bạn nên nhờ một nhà bệnh lý học ngôn ngữ đánh giá con bạn ngay khi bạn nhận thấy bất kỳ vấn đề nào về lời nói.

Bác sĩ Nguyễn Văn Huấn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính
Hình ảnh tin tức Tại sao bôi kem chống nắng bị vón cục? Làm sao để khắc phục?
Ngày nay, việc sử dụng kem chống nắng đã trở thành bước bắt buộc phải có trong chế độ chăm sóc hằng ngày. Tuy nhiên, nhiều “sự cố” khi bôi kem chống