Tiểu đường có ăn được củ đậu không? Biết để điều chỉnh ăn uống

Củ đậu là món ăn giải nhiệt cho mùa hè cực kỳ được yêu thích nhờ kết cấu giòn, vị ngọt. Thậm chí, một số nước còn nghiên cứu sử dụng củ đậu làm thực phẩm tăng cường sức khỏe. Vậy, bệnh nhân tiểu đường

Củ đậu là món ăn giải nhiệt cho mùa hè cực kỳ được yêu thích nhờ kết cấu giòn, vị ngọt. Thậm chí, một số nước còn nghiên cứu sử dụng củ đậu làm thực phẩm tăng cường sức khỏe. Vậy, bệnh nhân tiểu đường có ăn được củ đậu không? Vị ngọt của loại củ này có gây tác động xấu đến chỉ số đường huyết hay không?

Mời bạn cùng Nhà thuốc Bắc Giang tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

Giá trị dinh dưỡng của củ đậu

Theo Đông y, củ đậu có vị ngọt thanh, tính mát; quy kinh phế, vị. Công dụng của củ đậu là chỉ khát, sinh tân, giải độc rượu; được dùng trong các trường hợp ngộ độc rượu và lở loét da.

Về thành phần dinh dưỡng, củ đậu gọt vỏ có chứa 90% nước, 2.4% tinh bột và 4.51% đường. Ngoài ra, theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng Quốc gia USDA, loại củ này giàu chất xơ; axit pantothenic; các loại vitamin như C, E, B6, folate và các khoáng chất khác như kali, mangan, magie, đồng, sắt. Củ đậu không có chất béo.

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được củ đậu không?

Với lượng dinh dưỡng dồi dào như vậy thì liệu người tiểu đường có ăn được củ đậu không? Câu trả lời là vì những lí do sau đây:

  • Một nghiên cứu năm 2015 của Chan Joo Park và Ji Sook Han cho thấy chiết xuất củ đậu ức chế hoạt động của các enzym thủy phân tinh bột là alpha-amylase và alpha-glucosidase, từ đó giúp ngăn ngừa tăng đường huyết sau khi ăn ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Sự ức chế này là rất đáng kể. 
  • Một nghiên cứu năm 2016 của Chan Joo Park, Hyun-Ah Lee và Ji Sook Han đã chứng minh rằng việc bổ sung chiết xuất củ đậu giúp tăng cường độ nhạy của insulin và điều chỉnh lượng đường trong gan ở chuột mắc bệnh tiểu đường.

Tiểu đường ăn củ đậu được không? Những nghiên cứu về tác dụng của củ đậu với bệnh tiểu đường mới chỉ được thực hiện trên động vật mắc tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, kết quả đều cho thấy củ đậu có tiềm năng được sử dụng như một chất bổ sung để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường trong tương lai.

Tiểu đường có ăn được củ đậu không? Biết để điều chỉnh ăn uống

Lợi ích sức khỏe của củ đậu với bệnh nhân tiểu đường

Bên cạnh đó, bạn không cần băn khoăn tiểu đường có ăn được củ đậu không còn vì những lợi ích sức khỏe liên quan khác như:

  • Củ đậu giúp giảm cân: Củ đậu chứa rất nhiều nước, giàu chất xơ, calo thấp (mỗi 100g củ đậu chỉ chứa 35 calo) và giàu dinh dưỡng sẽ giúp bạn no lâu, giảm thèm ăn. Vì vậy, ăn củ đậu có thể giúp giảm cân. Thừa cân cũng là tình trạng thường thấy ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
  • Củ đậu tăng cường hệ thống miễn dịch: 100g củ đậu đáp ứng được 40% lượng vitamin C mà cơ thể cần mỗi ngày. Vitamin này là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, góp phần chống lại tình trạng stress oxy hóa do bệnh tiểu đường gây ra. Bổ sung vitamin C từ củ đậu cũng là cách tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại bệnh tật, phòng ngừa bệnh tim mạch và ung thư.
  • Củ đậu tốt cho tiêu hóa: Không rõ chỉ số đường huyết của củ đậu là bao nhiêu. Tuy nhiên, củ đậu có chứa một chất xơ hòa tan tên là oligofstallose inulin. Chất xơ này có vị ngọt nhưng không tác động đến đường huyết, lại giúp no lâu. Đây cũng là lý do mà bạn không cần lo tiểu đường có ăn được củ đậu không vì vị ngọt của nó. Đó là chưa kể tác dụng ngăn ngừa táo bón, giảm mỡ máu, ổn định men gan.
  • Củ đậu cải thiện lưu thông máu: Củ đậu chứa nhiều đồng và sắt – thành phần quan trọng của việc tạo nên hồng cầu. Bổ sung đủ 2 loại khoáng chất này giúp tăng cường sức khỏe của hệ thống tuần hoàn.
  • Củ đậu tốt cho dạ dày: Nước và khoáng chất trong củ đậu có thể kiềm hóa dịch vị, làm giảm kích ứng dạ dày. Nếu bạn bị loét dạ dày thì ăn củ đậu cũng rất tốt.
  • Củ đậu có lợi cho phụ nữ tiền mãn kinh: Lượng phytoestrogen ở dược liệu này có hiệu quả tương tự estrogen, giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh hiệu quả nếu ăn lâu dài.
  • Củ đậu giúp làm đẹp da: Ăn và đắp mặt củ đậu giúp nuôi dưỡng làn da, giảm tàn nhang và thâm mụn.

Bạn có thể quan tâm:

Lưu ý khi người tiểu đường ăn củ đậu

Tiểu đường có ăn được củ đậu không? Biết để điều chỉnh ăn uống

Tiểu đường có ăn được củ đậu không thì rõ ràng là nên ăn, nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điểm dưới đây để sử dụng thực phẩm này an toàn:

  • Củ đậu không có độc. Bạn có thể ăn một lượng lớn trực tiếp hoặc để xào nấu, chế biến món ăn.
  • Lá và hạt của cây củ đậu có thể gây ngộ độc. Bạn nên lưu ý điều này để tránh ăn phải. Các triệu chứng ngộ độc bao gồm đau bụng dữ dội, hạ đường huyết, ói mửa liên tục, co giật, bất tỉnh, loạn nhịp tim, suy hô hấp và tử vong. Nếu bị ngộ độc phải gọi cấp cứu ngay.
  • Ăn quá nhiều củ đậu có thể gây ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu ở một số người. Vì vậy, tránh lạm dụng.

Bài viết này đã cung cấp cho bạn thông tin về giá trị dinh dưỡng của củ đậu, đồng thời giải đáp tiểu đường có ăn được củ đậu không. Hãy thêm củ đậu vào chế độ ăn uống hàng ngày một cách thông minh, đan xen với những thực phẩm khác để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể nhé!

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan