Tiểu đường ăn khoai lang được không và câu trả lời từ bác sĩ

Khoai lang là một loại lương thực chính ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là nguồn cung cấp chất xơ, kali, vitamin và các dưỡng chất thiết yếu khác. Nhưng không phải vì chúng giữ nhiều giá trị dinh dưỡng mà có nghĩa là chúng luôn là lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Vậy người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không? Cùng Bác sĩ Đỗ Trúc Anh tìm câu trả lời qua bài viết sau.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong khoai lang

Khoai lang chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Thành phần dinh dưỡng trung bình trong 100 gram khoai lang bao gồm:1

  • Năng lượng: 86 kcal
  • Nước: 77%
  • Carbohydrate: 20 gram trong đó 4.2 gram là đường và 3 gram chất xơ
  • Protein: 1.6 gram.
  • Lipid: 0.1 gram
  • Vitamin A: 823 microgram (mcg)
  • Beta-carotene: 9,470 mcg
  • Sắt: 0.7 mg
  • Canxi: 50.8 mg
  • Magie: 19.8 mg
  • Selenium: 0.9 mcg
  • Folate: 7.44 mcg
  • Kali: 337 mg
  • Natri: 55 mg
  • Ngoài ra, khoai lang cũng chứa vitamin B, các vitamin và khoáng chất cần thiết khác.
Tiểu đường ăn khoai lang được không và câu trả lời từ bác sĩ
Khoai lang là loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng

Những tác động của khoai lang đối với bệnh đái tháo đường

Khoai lang có một lượng lớn carbohydrate, nhưng chúng thường có chỉ số đường huyết thấp.2

GI (Glycemic Index – GI) định nghĩa là một chỉ số từ 0 đến 100 được gán cho thực phẩm có chứa carbohydrate (chất đường bột). GI đại diện cho mức tăng tương đối đường huyết sau 2 giờ tiêu hóa loại thức ăn đó.3

Thực phẩm được phân loại là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, trung bình hoặc cao. Thực phẩm có chỉ số GI thấp nếu từ 55 trở xuống, chỉ số GI trung bình nếu từ 56 đến 69, và GI cao nếu trên 70.3

Vì khoai lang là thực phẩm có GI thấp, nên giải phóng glucose vào máu rất chậm. Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp cũng có lợi cho tuyến tụy; bằng cách giúp cho tuyến tụy không làm việc quá mức và tạo cảm giác no lâu hơn.2

Một nghiên cứu cho thấy rằng khoai lang còn có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, nhờ vào khả năng làm tăng nồng độ adiponectin – một loại hormone được tạo ra bởi các tế bào của mô mỡ – giúp cơ thể điều hòa chuyển hóa insulin.4

Ăn khoai lang có lợi ích gì đối với bệnh tiểu đường?

Cải thiện độ nhạy cảm insulin ở người bệnh đái tháo đường

Trong một nghiên cứu năm 2008, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chiết xuất từ ​​khoai lang vỏ trắng giúp cải thiện độ nhạy insulin ở những người mắc bệnh đái tháo đường típ 2.5

Trước đó, vào năm 2000, một thí nghiệm được thực hiện trên chuột bằng cách cho chúng ăn khoai lang vỏ trắng hoặc troglitazone – một chất làm tăng nhạy cảm với insulin, trong 8 tuần. Mức độ đề kháng insulin đã được cải thiện ở những con chuột ăn khoai lang.6

Tuy nhiên, đây là nghiên cứu trên động vật, cần nhiều nghiên cứu hơn ở người để xác nhận những lợi ích này.

Chất xơ trong khoai lang cũng rất quan trọng. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ăn nhiều chất xơ hơn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 thấp hơn. Một khẩu phần với 100 gram khoai lang sẽ cung cấp khoảng 3 gram chất xơ.7

Ngoài lợi ích trên đường huyết, người bị đái tháo đường ăn khoai lang còn có các lợi ích dưới đây.8

Duy trì mức huyết áp khỏe mạnh

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Association) khuyến khích mọi người tránh ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều muối. Thay vào đó, nên tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu kali hơn để duy trì một hệ thống tim mạch khỏe mạnh.9

Một khẩu phần 100 gram khoai lang cung cấp 337 mg kali, hoặc khoảng 5% nhu cầu hàng ngày cho một người trưởng thành.

Giảm nguy cơ ung thư

Khoai lang là một nguồn cung cấp beta-carotene, cơ thể chuyển hóa nó thành dạng vitamin A hoạt động.

Tác dụng chống oxy hóa của beta-carotene có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các loại ung thư khác nhau, bao gồm cả ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi.10

Chất chống oxy hóa như beta-carotene có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào gây ra bởi các phân tử không ổn định được gọi là gốc tự do. Nếu mức độ gốc tự do trong cơ thể quá cao, tổn thương tế bào có thể xảy ra, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh. Hấp thụ chất chống oxy hóa từ các nguồn thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa các bệnh như ung thư.

Ngăn ngừa béo phì

Một nghiên cứu trên loài gặm nhấm cho thấy, khoai lang tím giúp giảm viêm và giúp giảm trọng lượng cơ thể bằng cách ngăn chặn sự phát triển của các tế bào mỡ, ngăn ngừa béo phì.11

Cải thiện hệ thống tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ trong khoai lang có thể giúp ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn nhiều chất xơ có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.12

Bảo vệ mắt

Như đã đề cập ở trên, khoai lang là một nguồn cung cấp vitamin A dồi dào dưới dạng beta-carotene – một yếu tố cần thiết cho sự hình thành các thụ thể phát hiện ánh sáng bên trong mắt.

Vitamin A cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa, cùng với các chất chống oxy hóa khác, nó có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều tình trạng sức khỏe.

Tiểu đường ăn khoai lang được không và câu trả lời từ bác sĩ
Khoai lang giúp cải thiện độ nhạy insulin ở người bệnh tiểu đường, bảo vệ mắt, ngăn béo phì,…

Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Người mắc bệnh đái tháo đường không cần phải tránh xa khoai lang hoàn toàn. Điều quan trọng là phải chú ý số lượng, loại, cũng như là cách chế biến và các món ăn kèm khi ăn khoai lang.13

Có thể thấy, khoai lang là một lựa chọn thực phẩm tốt cho bệnh nhân đái tháo đường, vì chúng chứa nhiều chất xơ và chỉ số đường huyết thấp.

Mặc dù khoai lang là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân đái tháo đường, nhưng điều quan trọng cần nhớ là chúng vẫn chứa carbohydrates.13

Nếu lựa chọn ăn khoai lang, thì số lượng và cách chế biến khoai lang rất quan trọng. Trong mỗi bữa ăn, người bệnh nên ăn ít hơn 200 gram khoai lang. Nếu ăn quá nhiều khoai lang có thể khiến tích tụ đường trong máu và làm đường huyết tăng đột biến sau khi ăn. 188 gram khoai lang (1 củ vừa) có lượng carbohydrate tương đương với một chén cơm trắng. Vì vậy, nếu đã dùng khoai lang, người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm chứa tinh bột khác để cân bằng lượng carbohydrate trong cơ thể.

Thêm vào đó, người bị tiểu đường cũng cần kết hợp thêm rau xanh trong khẩu phần ăn để giảm bớt lượng đường hấp thu.

Cách chế biến cũng ảnh hưởng đến lượng đường có trong khoai lang. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 10 năm 2011 trên The Journal of Nutrition and Metabolism (Tạp chí Dinh dưỡng và Trao đổi chất) cho thấy rằng một số phương pháp nấu ăn thực sự làm tăng GI của khoai lang.14

Nghiên cứu đã cho thấy, khoai lang luộc có giá trị GI thấp nhất, khoai lang chiên hoặc nướng có chỉ số GI cao nhất. Điều này có thể là do tác dụng làm mềm tự nhiên của nước sôi đối với tinh bột.14

Nhìn chung, việc chế biến khoai lang bằng phương pháp luộc là phương pháp nấu ăn tốt nhất cho người bệnh tiểu đường. Thậm chí, việc luộc khoai lang cũng ảnh hưởng đến lượng đường huyết khi đưa vào cơ thể. Người bệnh cần lưu ý luộc khoai càng lâu càng tốt. Ví dụ khi luộc trong 30 phút, khoai lang có giá trị GI thấp khoảng 46, nhưng chỉ luộc trong 8 phút thì GI trung bình lên đến 61.14

Các loại khoai lang người bệnh đái tháo đường có thể lựa chọn

Khoai lang nhật

Khoai lang Nhật Bản là một loại khoai lang mà một số chuyên gia cho rằng có thể có lợi cho bệnh đái tháo đường.

Đây là một loại khoai lang có màu tím ở bên ngoài và màu vàng ở bên trong. Chúng có xu hướng có nhiều tinh bột hơn, và do đó có vị ngọt hơn. Loại khoai lang này có chứa chất caiapo, chất này đã được chứng minh là làm giảm đáng kể lượng đường trong máu.15

Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất caiapo có thể làm giảm đáng kể mức đường huyết lúc đói và trong hai giờ cũng như cholesterol ở những người tham gia khi so sánh với giả dược.15

Một nghiên cứu trên chuột, được công bố vào tháng 7 năm 2014 trên tạp chí Food and Function, đã phân tích những cách mà thân và lá khoai lang Nhật Bản có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường khi ăn chúng. Điều này được cho là do polyphenol giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Polyphenol là chất chống oxy hóa, cũng có thể làm giảm nguy cơ lâu dài mắc bệnh tim mạch, đây là mối quan tâm đặc biệt đối với những người bệnh đái tháo đường do tăng nguy cơ mắc bệnh này.16

Khoai lang cam13

Khi so sánh với khoai tây, khoai lang cam có hàm lượng chất xơ cao hơn. Điều này mang lại cho chúng chỉ số GI thấp hơn và giúp chúng trở thành một lựa chọn lành mạnh hơn cho những người mắc bệnh đái tháo đường.

Tiểu đường ăn khoai lang được không và câu trả lời từ bác sĩ
Khoai lang cam là một trong những lựa chọn lành mạnh cho người bệnh đái tháo đường

Khoai lang tím

Khoai lang tím cũng là một lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 7 năm 2011 trên The Chinese Journal of Zhejiang University (Tạp chí Trung Quốc của Đại học Chiết Giang), được thực hiện trên những con chuột mắc đái tháo đường. Nghiên cứu cho thấy rằng, những con chuột ăn khoai lang màu tím làm giảm mức độ lipid và lượng đường trong máu sau khi ăn. Các tác giả đã ghi nhận mối liên hệ giữa kết quả này và flavonoid tự nhiên được tìm thấy trong khoai lang tím.17

Khoai lang tím được biết đến là loại thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Màu tím là do có thành phần anthocyanins, một chất mà các nghiên cứu chỉ ra rằng có thể đảo ngược hoặc ngăn ngừa nguy cơ béo phì và bệnh đái tháo đường típ 2 bằng cách cải thiện tình trạng đề kháng insulin.18

Người bệnh đái tháo đường cần lưu ý gì khi ăn khoai lang?

Việc bổ sung khoai lang vào thực đơn có thể giúp đa dạng hóa các món ăn, và làm người bệnh tiểu đường cảm thấy ngon miệng hơn trong việc ăn uống.

Tuy nhiên, việc ăn nhiều khoai lang không thích hợp cho tất cả người bị bệnh đái tháo đường. Ví dụ, vì hàm lượng chất xơ cao hơn, khoai lang có thể gây ra các bệnh tiêu hóa nhẹ khi bạn ăn lần đầu tiên, giống như việc tăng cường chất xơ trong bất kỳ thức ăn nào trong chế độ ăn uống của bạn. Các triệu chứng bao gồm đầy hơi, đau bụng và phân lỏng.

Bên cạnh đó, khoai lang rất giàu kali. Khi người bệnh đái tháo đường dùng khoai lang chung với các loại thuốc làm tăng nồng độ kali trong cơ thể, chẳng hạn như thuốc chẹn beta, chúng có thể gây ra các vấn đề liên quan đến lượng kali hấp thụ quá mức vào cơ thể.8 19

Những người có vấn đề về thận cũng cần phải tránh ăn quá nhiều khoai lang vì thận hoạt động không tốt không thể loại bỏ kali ra khỏi cơ thể, khiến lượng kali cao có thể gây hại cho họ.8 19

Ngoài ra, khoai lang chứa nhiều oxalat có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận canxi-oxalat.19

Do khoai lang chứa beta-carotene, và việc tiêu thụ quá nhiều chúng có thể dẫn đến tăng vitamin A (ngộ độc vitamin A), trong đó lượng vitamin A dư thừa sẽ tích tụ trong gan. Mặc dù nó không được coi là có hại, nhưng màu da và móng tay có thể chuyển sang màu cam.19

Và cuối cùng, khoai lang cũng rất giàu carbohydrate. Do đó, những người bị đái tháo đường nên hạn chế ăn quá nhiều để tránh tình trạng tăng đường huyết quá mức.8 13 19

Mặc dù khoai lang là một loại thực phẩm giàu tinh bột, nhưng người bị bệnh đái tháo đường vẫn có thể thưởng thức chúng như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Người bệnh cần lưu ý lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn và điều quan trọng là phải thảo luận với bác sĩ điều trị của bạn để hiểu cách tiêu thụ khoai lang thích hợp khi bạn bị đái tháo đường. Ngoài việc trả lời cho bạn đọc về việc tiểu đường ăn khoai lang được không, hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Read the original article at here.
Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong