Tiểu đêm có phải là bệnh lý?

Tiểu dầm ban đêm là rối loạn đi tiểu không tự chủ phổ biến nhất ở trẻ em. Nó được định nghĩa là không có khả năng giữ nước tiểu trong đêm ở trẻ mặc dù đã đi vệ sinh trước ngủ. Tiểu đêm ảnh hưởng nhiều đến trẻ em ở độ tuổi đi học và thậm chí một số thanh thiếu niên. Đây không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, tiểu đêm có thể gây khó chịu cho trẻ em, cha mẹ và các thành viên trong gia đình.

1. Tiểu dầm về đêm ở trẻ em tuổi thiếu niên và thanh thiếu niên có phổ biến không?

Khoảng 20% ​​trẻ em có một số vấn đề với tiểu đêm khi 5 tuổi và có đến 10% vẫn còn ở 7 tuổi. Đến tuổi thanh thiếu niên, tỷ lệ này ước tính là từ 1% đến 3% trẻ. Tiểu dầm về đêm phổ biến ở bé trai gấp 2 đến 3 lần so với bé gái.

2. Các loại tiểu đêm

Có 2 loại:

  • Nguyên phát: là tình huống đứa trẻ chưa bao giờ kiểm soát bàng quang của mình vào ban đêm và luôn luôn làm ướt giường.
  • Thứ phát: một đứa trẻ đã kiểm soát bàng quang vào ban đêm trong khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng. Tuy nhiên, vì lý do nào đó, trẻ bị mất kiểm soát đó và bây giờ lại làm ướt giường.

Tiểu đêm nguyên phát phổ biến hơn nhiều. Tiểu đêm thứ phát ở trẻ lớn hơn hoặc thanh thiếu niên nên được đánh giá bởi bác sĩ. Triệu chứng xảy ra ở nhóm tuổi này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các vấn đề sức khỏe khác như vấn đề về thần kinh liên quan đến não, căng thẳng…

Tiểu đêm có phải là bệnh lý?
Tiểu đêm xảy ra ở khá nhiều trẻ

3. Một số nguyên nhân

Vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân của tình trạng này. Nó được cho là xuất hiện do sự chậm trễ trong quá trình phát triển ở ít nhất một trong ba cơ quan sau vào ban đêm:

  • Bàng quang: ít không gian trong bàng quang vào ban đêm.
  • Thận: nhiều nước tiểu được tạo ra vào ban đêm.
  • Não: không thể thức dậy trong khi ngủ.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, các liên kết giữa não và bàng quang chưa được hình thành đầy đủ. Bàng quang sẽ giải phóng nước tiểu bất cứ khi nào nó cảm thấy căng. Khi trẻ lớn hơn, các kết nối giữa não và hệ thống đường tiểu phát triển hơn. Điều này cho phép một đứa trẻ có thể kiểm soát làm bàng quang trống. Kiểm soát này thường phát triển vào ban ngày trước. Phải mất nhiều thời gian hơn trước khi nó xảy ra vào ban đêm.

4. Các nguyên nhân gây tiểu đêm khác

4.1. Di truyền

Nếu một phụ huynh làm ướt giường sau 5 tuổi thì 40% con cái của họ có thể có cùng một vấn đề. Nếu cả hai cha mẹ làm ướt giường khi còn nhỏ, mỗi đứa con của họ sẽ có khoảng 70% cơ hội gặp phải vấn đề tương tự.

4.2. Stress

Đây là một trong những lý do phổ biến nhất cho chứng tiểu đêm thứ phát. Trẻ em có thể bị căng thẳng khi chuyển đến nhà mới/trường học mới hoặc khi chúng trải qua một cuộc ly hôn của cha mẹ hay mất cha mẹ. Sự căng thẳng này có thể gây ra tiểu dầm về đêm. Điều trị giảm căng thẳng có thể ngăn chặn vấn đề này.

Tiểu đêm có phải là bệnh lý?
Căng thẳng cũng có thể dẫn đến tình trạng này

4.3. Giấc ngủ sâu

Giấc ngủ sâu có thể là một phần của sự phát triển bình thường của thanh thiếu niên. Điều này phổ biến trong tuổi dậy thì và đặc biệt là trong những năm học trung học.

4.4. Ngưng thở khi ngủ hoặc ngáy do tắc nghẽn đường thở

Trong một số ít trường hợp, đái dầm xảy ra do trẻ bị ngưng thở khi ngủ hoặc ngáy. Trẻ em có đường thở bị tắc một phần có thể ngừng thở trong giây lát khi ngủ. Điều này có thể thay đổi sự cân bằng hóa học của não và kích hoạt tiểu đêm.

4.5. Táo bón

Bàng quang và ruột nằm ở vị trí rất gần nhau trong cơ thể. Nếu ruột bị táo bón thì nó sẽ phồng lên, có thể đẩy vào bàng quang và khiến trẻ mất kiểm soát bàng quang. Điều trị táo bón thường là bước đầu tiên để điều trị chứng tiểu dầm về đêm trong những trường hợp này. Nếu con bạn bị đau hoặc căng cơ khi đi tiêu, điều này có thể góp phần vào việc tiểu đêm.

Tiểu đêm có phải là bệnh lý?
Táo bón ở trẻ

4.5. Bệnh bàng quang hoặc thận

Đây có thể là trường hợp nếu một đứa trẻ có cả vấn đề kiểm soát bàng quang vào ban ngày và ban đêm. Các triệu chứng tiết niệu khác như đau khi đi tiểu hoặc cần đi tiểu thường xuyên sẽ xuất hiện. Viêm bàng quang và nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang thần kinh, tắc nghẽn niệu đạo có thể là lý do cần điều trị.

4.6. Bệnh thần kinh

Đôi khi một vấn đề về quá trình phát triển tủy sống ở thời thơ ấu có thể gây ra đái dầm. Nếu con bạn có các triệu chứng khác như tê, ngứa ran hoặc đau ở chân, vấn đề về cột sống có thể được xem xét. Tuy nhiên, đây là một nguyên nhân rất hiếm gặp.

4.7. Bệnh lý khác

Trong một số ít trường hợp, nhiều bệnh lý khác như tiểu đường cũng gây tiểu đêm ở trẻ em. Đái tháo nhạt cũng là nguyên nhân nên tầm soát. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ bị rối loạn thiếu tập trung/hiếu động có nhiều khả năng bị đái dầm. Vấn đề này có thể là do sự khác biệt trong con đường hóa học của não. Một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ tiểu đêm.

5. Tác động cảm xúc khi tiểu dầm về đêm

Tiểu đêm có thể ảnh hưởng đáng kể tới cảm xúc của trẻ em và gia đình. Trẻ có thể xấu hổ, cảm thấy lo lắng và thiếu lòng tin. Điều này ảnh hưởng đến các mối quan hệ của chúng, chất lượng cuộc sống và việc học.

Trẻ em bị tiểu dầm về đêm có thể cảm thấy không thể đi ngủ với bạn bè hoặc cắm trại qua đêm. Anh chị em, cha mẹ có thể phải ngủ trong phòng riêng hoặc bị đánh thức khi trẻ đái dầm. Các thành viên trong gia đình có thêm công việc giặt giữ khăn trải giường và quần áo của chúng.

Điều quan trọng cần nhớ là tiểu đêm không phải lỗi của con bạn. Các thành viên trong gia đình không nên la mắng hay trừng phạt trẻ. Thay vào đó, hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và thực hiện các biện pháp để giúp đỡ cho trẻ.

Tiểu đêm có phải là bệnh lý?
Tiểu đêm tác động xấu đến tâm lý trẻ nên cha mẹ cần động viên con

6. Bác sĩ sẽ đánh giá tiểu dầm về đêm như thế nào?

Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi về bất kỳ triệu chứng đường tiểu nào khác của con bạn như:

  • Trẻ có muốn đi tiểu nhiều?
  • Cần phải chạy vào nhà vệ sinh rất nhiều?
  • Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu?
  • Giấc ngủ của con bạn ra sao?
  • Tần suất đi tiểu và sức khỏe của chúng.
  • Cha mẹ có làm ướt giường vào ban đêm khi còn nhỏ không?
  • Các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống của trẻ.

Con bạn cũng sẽ được kiểm tra thể chất đầy đủ bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: cho thấy dấu hiệu của bệnh lý nào đó hoặc nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm máu thường không cần thiết.
  • X quang bụng phẳng để loại trừ táo bón.
  • Siêu âm bàng quang và thận, cả trước và sau khi làm trống bàng quang.
  • Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) của cột sống nếu con bạn có kết quả kiểm tra thần kinh bất thường về các chi dưới. Có thể phát hiện khiếm khuyết cột sống thắt lưng.
  • Nghiên cứu niệu động học và nội soi bàng quang nếu bệnh nhân bị tắc nghẽn niệu đạo hoặc có bàng quang thần kinh hay rối loạn chức năng không cải thiện sau 3 tháng điều trị.
Tiểu đêm có phải là bệnh lý?
Các xét nghiệm cần thiết sẽ được tiến hành

7. Có nên điều trị tiểu đêm cho trẻ lớn và thanh thiếu niên không?

Việc điều trị chứng tiểu dầm về đêm trước tiên phụ thuộc vào việc nó có phải do nguyên nhân căng thẳng gây ra hay không. 

Chỉ có hai loại thuốc đã được phê chuẩn để điều trị đái dầm là Imipramine và Desmopressin. Điều quan trọng cần lưu ý là đái dầm thường quay trở lại sau khi ngừng thuốc, trừ khi trẻ đã trưởng thành trong việc kiểm soát đi tiểu về đêm.

  • Imipramine hoạt động tốt ở một số trẻ em bị tiểu dầm về đêm. Có một số trường hợp báo cáo quá liều thuốc này. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ phải kiểm soát chặt chẽ cách thức và thời điểm họ cho trẻ uống thuốc.
  • Desmopressin giúp giảm lượng nước tiểu mà cơ thể tạo ra, cải thiện đái dầm ở khoảng 40% đến 60% trẻ em. Desmopressin có cả dạng xịt mũi và thuốc viên, được uống trước khi đi ngủ. Không uống bất kỳ chất lỏng nào sau khi uống thuốc để giảm nguy cơ mất cân bằng điện giải. Ở những bệnh nhân không đáp ứng với Desmopressin đơn độc, thuốc bổ sung như Oxybutynin có thể được sử dụng kết hợp. 
Tiểu đêm có phải là bệnh lý?
Trẻ có thể dùng thuốc để điều trị

8. Lời khuyên cho các bậc cha mẹ có con bị tiểu đêm

  • Hạn chế cho con bạn ăn thực phẩm hoặc đồ uống có caffeine. Tránh đồ ăn, thức uống mặn, có đường, đặc biệt là vào buổi tối.
  • Khuyến khích con đi vệ sinh thường xuyên trong ngày (cứ sau 2 – 3 giờ) và ngay trước khi đi ngủ.
  • Đánh thức con bạn một lần trong đêm để đi tiểu, nếu cần thiết. Việc đánh thức trẻ nhiều hơn một lần/đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề ở trường vào ngày hôm sau.

>> Tham khảo thêm: Những phương pháp giúp trẻ cải thiện tình trạng đái dầm.

9. Tiểu dầm về đêm có xảy ra với con của tôi ở tuổi trưởng thành?

Tiểu dầm hầu như luôn tự biến mất. Hầu hết trẻ em sẽ kiểm soát được vấn đề này vào cuối những năm tuổi thiếu niên hoặc sớm hơn. Tiểu đêm thứ phát có thể biến mất khi tìm thấy nguyên nhân. Nếu tiểu đêm không dừng lại ở những năm cuối tuổi thiếu niên, con bạn nên được gặp bác sĩ.

Tóm lại, tiểu đêm là triệu chứng phổ biến ở trẻ. Đây là kết quả của quá trình phát triển sinh lý bình thường của trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện khi trẻ ngoài 5 tuổi, nó có thể báo hiệu vấn đề bệnh lý của cơ thể. Bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có các giải pháp phù hợp. 

Bác sĩ Hoàng Thị Việt Trinh

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan