Tiêm phòng trước khi mang thai: Những điều mà chị em cần biết

Để chuẩn bị cho thiên thần nhỏ xuất hiện, các bà mẹ luôn có trăm điều vạn thứ thắc mắc. Một trong những nỗi băn khoăn lớn chính là việc tiêm phòng trước khi mang thai như thế nào. Hãy cùng YouMed khám phá về vấn đề này để đảm bảo cho bé yêu một thai kì mạnh khỏe nhé.

1. Vì sao cần tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai?

Khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Do đó, tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cho mẹ và bé cưng trong hành trình mang thai 9 tháng. Nếu người mẹ không may bị mắc một số bệnh truyền nhiễm trong thời gian mang thai thì khả năng ảnh hưởng xấu đến bào thai rất cao. Thậm chí, có thể khiến thai nhi ngừng phát triển.

Hơn nữa, tiêm vắc xin cho bà bầu cũng là một cách để bảo vệ và hình thành hệ miễn dịch cho bé khi còn trong bụng mẹ. Nhờ vậy, trẻ sau khi chào đời có được miễn dịch thụ động từ mẹ. Từ đó, giảm nguy cơ mắc bệnh khi sức đề kháng còn non nớt.

>> Xem thêm: Hệ miễn dịch, chủng ngừa và phong trào ANTI-VACXIN

Cuối cùng, nếu tuân thủ đúng các quy định về an toàn tiêm chủng, các vắc xin tiêm trước khi mang thai rất an toàn, không ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Trên thực tế, thực hiện dịch vụ tiêm vắc xin cho mẹ bầu không phải là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến khích phụ nữ quan tâm tới vấn đề này.

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những điều mà chị em cần biết
Tiêm phòng trước khi mang thai là việc nên làm

2. Tiêm phòng trước khi mang thai gồm những loại vắc xin nào?

Các loại vắc xin được liệt kê ở dưới đây là những vắc xin cần thiết mà mỗi chị em nên tiêm trước khi có ý định làm mẹ.

2.1 Vắc xin cúm

Cúm là bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp gây nên bởi virus cúm, dễ lây truyền thành dịch. Với người bình thường, tiêm vắc xin cúm hằng năm là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng căn bệnh phổ biến này.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát và dự phòng dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị, phụ nữ mang thai vẫn cần tiêm vắc xin phòng cúm để bảo vệ cả mẹ và con.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, chị em nên chủ động tiêm phòng cúm trước khi mang thai 1 tháng. Trong trường hợp đã mang thai nhưng vẫn chưa được tiêm ngừa cúm, các mẹ bầu vẫn có thể tiêm vắc xin cúm (bất hoạt) để phòng bệnh.

2.2 Vắc xin 3 trong 1: Sởi – Quai bị – Rubella

Sởi – Quai bị – Rubella đều là những căn bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp nếu không được chủng ngừa bằng vắc xin trước đó. Hiện nay đã có vắc xin kết hợp giúp phòng ngừa cùng lúc 3 bệnh này. Vắc xin MMR II là phổ biến nhất. Nếu không được tiêm phòng, khi mắc bệnh sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nặng nề. Đặc biệt, trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai luôn là đối tượng nhạy cảm.

Thời gian tiêm phòng vắc xin MMR II được khuyến cáo là trước khi mang thai 3 tháng. Như vậy vừa giúp cơ thể có đủ thời gian sinh ra kháng thể phòng bệnh, vừa không ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi giống như các loại vắc xin sống giảm độc lực khác, MMR II không được tiêm ở phụ nữ biết mình có thai.

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những điều mà chị em cần biết
Vắc xin MMR II

Trong trường hợp bà bầu lỡ mang thai khi mới tiêm phòng (thời gian từ lúc tiêm vắc xin đến lúc có thai chưa được 01 tháng), người mẹ cần báo cho bác sĩ sản khoa biết để được tư vấn  biện pháp chăm sóc, theo dõi thai kì phù hợp.

2.3 Vắc xin thủy đậu

Nếu phụ nữ đang mang thai bị thủy đậu ở tuần thứ 8 – 20 của thai kỳ thì bào thai có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao. Nếu bị thủy đậu ngay trước hoặc sau khi sinh thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sơ sinh rất nguy hiểm. Do vậy, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nói chung, nhất là chị em đang có kế hoạch lập gia đình và mang thai nên đi tiêm phòng thủy đậu để tránh những rủi ro đáng tiếc.

Đối với vắc xin ngừa thủy đậu, Bộ Y tế khuyến cáo nên tiêm phòng trước khi mang thai tốt nhất là 3 tháng và tối thiểu là 1 tháng. Vắc xin thủy đậu cũng không được tiêm phòng khi biết mình mang thai

2.4 Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván

Vài tháng đầu đời là thời gian trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu, ho gà ,uốn ván cao nhất. Hậu quả dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, có nguy cơ cao đe dọa tính mạng. Hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh đều là trẻ sơ sinh chưa được bảo vệ bởi vắc – xin. Nguyên nhân là vì các bé còn quá nhỏ để được bảo vệ bởi việc tiêm vắc – xin phòng bệnh. Theo đó, chủng ngừa chỉ có thể bắt đầu khi trẻ được 2 tháng tuổi.

Để bảo vệ em bé trong khoảng thời gian đặc biệt nhạy cảm này, bà bầu nên tiêm vắc – xin uốn ván, bạch hầu và ho gà trong mỗi lần mang thai. Khoảng thời gian kiến nghị là tuần 27 – 36. Khi đó, vắc xin sẽ giúp bảo vệ em bé chống lại tác nhân gây bệnh ngay từ khi sinh ra. Bởi vì, bé yêu phải đợi đến 2 tháng tuổi mới có thể tiêm ngừa vắc – xin được.

2.5 Viêm gan B

Tiêm viêm gan B trước khi mang thai được chia làm 3 mũi 0-1-6. Nghĩa là, hai mũi đầu tiên tiêm cách nhau 1 tháng để tạo miễn dịch cơ bản ban đầu. Mũi thứ 3 tiêm cách mũi đầu 6 tháng.

Đối với tiêm ngừa thông thường, bác sĩ khuyên nên tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Đối với viêm gan B bạn có thể tiêm ngừa trước khi mang thai. Trong quá trình mang thai bạn vẫn có thể tiếp tục tiêm các mũi còn lại nếu chưa tiêm hết.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối bạn nên hoàn thành các mũi tiêm trước khi mang thai. Mục đích nhằm phòng tránh virus có thể tấn côn trong giai đoạn đầu của thai kì. Khi tiêm phòng, 3-6 tháng sau cơ thể mới tạo ra kháng thể. Bạn nên nắm rõ điều này để bảo đảm việc tiêm phòng mang lại tác dụng và hiệu quả thực sự. 

2.6 Vắc xin uốn ván

Phụ nữ khi đang ở độ tuổi sinh sản, chưa từng được tạo miễn dịch uốn ván cần được tiêm chủng để bảo vệ chính bà bầu và cả trẻ sơ sinh. Tổng số mũi tiêm phòng uốn ván là 5 mũi. Sau 5 lần, việc có tiêm nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào mũi tiêm cuối cùng cách thời gian bạn mang thai là bao lâu.

Lịch tiêm như sau:

Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc phụ nữ trong tuổi sinh sản. Thông thường, mũi tiêm được thực hiện ở tháng 4-5.

Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1 và tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng.

Đối với phụ nữ mang thai lần đầu, tiêm 2 mũi uốn ván trong thời kì mang thai là đủ.

Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kì có thai lần sau.

Các lần có thai sau: chỉ tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván nếu lần có thai trước đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván.

Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kì có thai lần sau.

Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kì có thai lần sau.

– Nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm.

2.7 Vắc xin HPV

Ngoài ra, với phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, đặc biệt dưới 26 tuổi thì nên tiêm phòng thêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV). Vắc xin phòng HPV gồm 3 mũi. Phác đồ tiêm là 0, 1, 6 tháng hoặc 0, 2, 6 tháng tùy theo hãng sản xuất vắc xin. Trong trường hợp đang trong quá trình tiêm vắc xin phòng HPV mà có thai thì cần dừng tiêm. Đến khi sinh xong, mẹ bỉm mới nên tiêm mũi tiếp theo. Tuy nhiên, thời gian hoàn tất ba mũi tiêm không được quá 2 năm.

Bên cạnh đó, nếu có điều kiện, các chị em nên tiêm phòng thêm vắc xin viêm gan A, viêm phổi do phế cầu… để bảo vệ sức khỏe của mình.

3. Mức giá tham khảo cho các loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai

Tùy cơ sở y tế và dịch vụ kèm theo, vắc xin sẽ có mức giá khác nhau. Dưới đây là bảng giá tham khảo các loại vắc xin thường tiêm.

STT

Loại vắc xin

Tên vắc xin

Nước sản xuất

Giá tham khảo trung bình

Lưu ý

1

Cúm

Influvac 0,5ml

Hà Lan

300.000 – 350.000

 

2

Vắc xin 3 trong 1: Sởi – Quai bị – Rubella

MMRII

Mỹ

200.000 – 300.000

Không được tiêm nếu biết mình có thai

3

Thủy đậu

Varivax

Mỹ

650.000 – 850.000

Không được tiêm nếu biết mình có thai

4

Vắc xin 3 trong 1: Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván

Adacel

Canada

550.000 – 630.000

 

5

Viêm gan B

Engerix B 1ml

Bỉ

200.000 – 250.000

Cần xét nghiệm trước khi tiêm

6

Uốn ván

VAT

Việt Nam

70.000 – 120.000

 

4. Lưu ý gì khi tiêm vắc xin

4.1 Lỡ có thai khi đang tiêm phòng?

Vắc xin sống được tạo ra bằng cách sử dụng các chủng virus sống. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai tiêm vắc xin sống có thể gây hại cho thai nhi. Do đó, sởi, quai bị, Rubella hay thủy đậu đều phải hoàn tất tiêm phòng trước thời điểm mang thai ít nhất 1 tháng.

Trong trường hợp phụ nữ vừa tiêm các loại vắc xin kể trên thì phát hiện bản thân mình lỡ mang bầu, cần báo ngay cho bác sĩ để theo dõi thai kì chặt chẽ. Tiêm vắc xin sống khi mang thai không phải là chỉ định cho chấm dứt thai kì

4.2 Tiêm phòng trước mang thai có tác dụng bao lâu?

Vắc xin cúm

  • Chỉ có tác dụng phòng bệnh trong vòng 1 năm, vì thế cần tiêm phòng cúm nhắc lại hàng năm.
  • Vắc xin sởi – quai bị – rubella.
  • Với MMRII, chỉ cần tiêm một liều duy nhất. Nếu có dịch tiêm nhắc lại.

Vắc xin viêm gan B

Chỉ cần tiêm hết một liệu trình gồm 3 mũi và 1 mũi nhắc lại sau một năm.

4.3 Sau tiêm có thể gặp phản ứng gì?

Sau khi tiêm phòng thường sẽ có tác dụng phụ là sốt nhẹ, đặc biệt khi tiêm uốn ván. Tiêm vắc xin cảm cúm có thể gây hiện tượng giả cúm như hắt hơi, sổ mũi vài ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là những phản ứng phụ thông thường. Chị em không cần lo lắng cũng như dùng thêm bất kì loại thuốc gì.

Người mẹ có thể thực hiện các biện pháp như chườm khăn ấm, dùng khăn ấm lau người, bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin để giảm nhẹ các triệu chứng. Nếu thời gian sốt quá lâu từ 3 đến 4 ngày, với các biểu hiện nặng như sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì thì nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những điều mà chị em cần biết
Sau khi tiêm phòng cúm có thể gặp hắt hơi sổ mũi

Như vậy, nhờ vắc xin, người mẹ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đây cũng là cách để bảo vệ và giúp em bé khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt sau khi chào đời. Nếu đang trong độ tuổi sinh sản, sắp kết hôn hay đã lên kế hoạch về chuyện có em bé trong tương lai gần thì bạn đừng ngần ngại việc tiêm phòng trước khi mang thai bạn nhé.

>> Xem thêm:

Kế hoạch mang thai: Tôi cần chuẩn bị những gì?

Gỡ rối thai kỳ: 10 câu hỏi quan trọng các mẹ nên hỏi khi đi khám thai

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Làm thế nào ổn định tâm lý sau khi đã đẩy lùi ung thư vú giai đoạn sớm?
Người bệnh ung thư vú có thể gặp phải các vấn đề tâm lý vì một số lý do như không chắc chắn về hiệu quả điều trị, các triệu chứng thực thể, sợ tái
Hình ảnh tin tức 4 lưu ý người bệnh cần biết sau điều trị ung thư vú giai đoạn sớm
Ung thư vú là loại ung thư có tỉ lệ mắc cao nhất và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư ở phụ nữ trên toàn cầu. Theo
Hình ảnh tin tức Giải đáp nhanh băn khoăn về cách “thích ứng” với những thay đổi của cơ thể và lịch thăm khám sau điều trị ung thư vú
Sau khi kết thúc thời gian điều trị, người bệnh ung thư vú sẽ dần quay lại với cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hồi phục sau
Hình ảnh tin tức Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường?
Việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi cho phụ nữ sau sinh, nhất là các mẹ sinh mổ.
Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai