Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung: tất tần tật những điều bạn cần biết

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến đứng thứ 4 về số ca mắc mới do ung thư ở nữ giới. Thậm chí căn bệnh này có thể gây tử vong nếu không được phát hiện sớm. Trước thực trạng trên, việc tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là vô cùng cần thiết.

Có cần thiết phải tiêm phòng ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phụ khoa phổ biến hàng đầu ở nước ta. Theo HPV Information Centre, mỗi ngày tại Việt Nam có thêm 14 ca mắc mới và có đến 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung.

 Hiện nay, ung thư cổ tử cung có khả năng được trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên phần lớn người mắc không phát hiện bệnh do không có dấu hiệu rõ ràng. Điều này khiến bệnh trở nên phức tạp và khó điều trị hơn.

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung: tất tần tật những điều bạn cần biết
Bệnh ung thư cổ tử cung

 Nhiều người nhầm tưởng chỉ có phụ nữ từng quan hệ tình dục mới có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung nên chủ quan về những thay đổi nhỏ của cơ thể mình. Thực tế cho thấy, ngay cả những trẻ chưa thành niên vẫn có nguy cơ mắc bệnh do giặt chung đồ lót với người bị nhiễm HPV, vệ sinh không đúng cách hoặc do bị suy giảm miễn dịch.

 Do đó, rất cần thiết phải tầm soát và tiêm ngừa ung thư cổ tử cung từ sớm để có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung có tác dụng suốt đời không?

Ung thư cổ tử cung có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do virus HPV gây ra. Các vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung hiện nay đều tác động trên các chủng virus này.

Tuy không có tác dụng suốt đời nhưng các loại vắc xin này có hiệu quả lên đến 30 năm. Đây là một khoảng thời gian tương đối dài so với các loại vắc xin tiêm chủng khác.

Độ tuổi thích hợp nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung

Tại Việt Nam, vắc xin phòng ung thư cổ tử cung khuyến cáo sử dụng cho nữ trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bao gồm đã hoặc chưa từng quan hệ tình dục.

 Ngoài ra, tuy không được khuyến cáo nhưng phụ nữ ngoài 26 tuổi và bé trai vẫn có thể chích ngừa HPV dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ do những đối tượng này vẫn có nguy cơ nhiễm các chủng HPV khác có trong vắc xin.

Xem thêm chi tiết hơn về Độ tuổi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung: không nên chậm trễ

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung trên bệnh nhân đã nhiễm HPV có tác dụng không?

Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung vẫn có tác dụng khi tiêm cho những người đã từng nhiễm virus HPV. Bởi đặc thù của các chủng virus này sau khi được đào thải rất dễ tái nhiễm. Trong khi miễn dịch tự nhiên không đủ để phòng được thì vắc xin lại làm được điều đó.

 Mặt khác, HPV có nhiều chủng khác nhau. Việc bạn đã từng bị nhiễm HPV trước đây không đồng nghĩa bạn sẽ không bị mắc thêm các chủng HPV nào khác. Do đó tiêm ngừa ung thư cổ tử cung khi đã từng nhiễm HPV vẫn có những lợi ích nhất định.

Các loại vắc xin dùng để tiêm ngừa ung thư cổ tử cung

2 loại vắc xin tiêm phòng HPV phổ biến được lưu hành hiện nay: Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ).

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung: tất tần tật những điều bạn cần biết
Vắc xin ngừa HPV

Loại vắc xin Cervatrix của Bỉ có thể phòng 2 chủng HPV (16, 18). Trong khi đó, Gardasil của Mỹ có thể phòng tới 4 chủng HPV (6, 11, 16, 18). Ngoài phòng ngừa ung thư cổ tử cung, Gardasil còn ngừa các bệnh trên cơ quan sinh dục khác. Ví dụ: ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn.

Tuy nhiên cả 2 loại vắc xin này đều không được tiêm cho phụ nữ có thai.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần mấy mũi, mất bao lâu?

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung phải tiêm tổng cộng 3 mũi và thời gian hoàn thành lên tới 6 tháng. Trong đó, mũi thứ 2 được tiêm sau mũi đầu 2 tháng. Mũi thứ 3 được tiêm sau mũi đầu 6 tháng.

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung giá bao nhiêu? Giá tiền tối thiểu khi chích ngừa ung thư cổ tử cung

Tại Việt Nam, vắc xin HPV hiện đang được cung cấp dưới dạng vắc xin dịch vụ với giá từ 2,4 triệu đồng đến 4 triệu đồng tùy loại vắc xin và cơ sở y tế

Ngoài ra, vắc xin Gardasil được triển khai miễn phí bởi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia  bao gồm tiêm chủng tại trường học cho học sinh lớp 6 và tiêm chủng cho trẻ em gái tuổi 11 tại trạm y tế ở khu vực thành thị, nông thôn và miền núi.

Tác dụng phụ cần lưu ý khi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung: tất tần tật những điều bạn cần biết

Mặc dù đã được kiểm nghiệm và thử lâm sàng cẩn thận xong tùy cơ địa từng người mà vắc xin có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:

  •       Phản ứng đỏ, đau tại chỗ tiêm
  •       Sốt nhẹ;
  •       Nổi mề đay;
  •       Đau đầu;
  •       Mệt mỏi;
  •       Đau cơ;
  •       Đau khớp;
  •       Buồn nôn và nôn;
  •       Đau bụng, tiêu chảy;
  •       Quá mẫn…

Địa chỉ uy tín để tiêm ngừa ung thư cổ tử cung

Cả nước ta có đến 40 trung tâm tiêm chủng, bệnh viện có dịch vụ tiêm ngừa ung thư cổ tử cung với điều kiện cơ sở vật chất hiện đại và chi phí phải chăng. Hãy cùng NT BacGiang điểm qua một số địa điểm uy tín đảm bảo việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung an toàn, hợp lý, hiệu quả:

  •       Trung tâm tiêm chủng VNVC
  •       Phòng tiêm chủng SAFPO
  •       Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội
  •       Viện Pasteur

Xem thêm: 4 điều cần lưu ý khi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung tại Pasteur

Trên đây NT BacGiang đã cung cấp cho bạn tất tần tật những điều cần biết về tiêm ngừa ung thư cổ tử cung. Hy vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Hãy chủ động tầm soát và tiêm phòng HPV ngay khi có thể.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan