Thuốc rối loạn tiền đình và những điều bạn cần biết

Mục Lục

    Thuốc rối loạn tiền đình và những điều bạn cần biết

      Thuốc rối loạn tiền đình và những điều bạn cần biết

      Rối loạn tiền đình được biết đến nhiều thông qua triệu chứng chóng mặt, hoa mắt và mất thăng bằng,… Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc rối loạn tiền đình để kiểm soát triệu chứng và giải quyết nguyên nhân gây bệnh, giúp bệnh nhân lấy lại nhịp sinh hoạt như bình thường.

      Rối loạn tiền đình uống thuốc gì?

      Về mặt lâm sàng, điều trị rối loạn tiền đình được chia thành 3 nhóm: điều trị triệu chứng, điều trị đặc hiệu và điều trị dự phòng. Cụ thể như sau:

      Thuốc rối loạn tiền đình kiểm soát triệu chứng bệnh

      Thuốc rối loạn tiền đình và những điều bạn cần biết

      Thuốc kiểm soát triệu chứng rối loạn tiền đình là các loại thuốc được chỉ định để làm giảm những triệu chứng như: chóng mặt, buồn nôn, da xanh xao, sưng tấy, tiết nước bọt, tiêu chảy và chướng bụng. Các thuốc trị rối loạn tiền đình này gồm có các nhóm sau:

      • Benzodiazepine gồm diazepam clonazepam, lorazepam và alprazolam là những thuốc thường được chỉ định trong điều trị trầm cảm và hoặc co giật, chúng cũng được xem là thuốc rối loạn tiền đình hiệu quả.

      Tác dụng phụ của nhóm thuốc này bao gồm: suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ té ngã và bù tiền đình nếu dùng lâu dài.

      • Thuốc kháng histamine bao gồm meclizine, dimenhydrinate, diphenhydramine và promethazine thường có thể ngăn ngừa say tàu xe và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình.

      Một số dụng phụ liên quan đến hoạt tính anticholinergic phải kể đến là khô miệng và mờ mắt.

      • Thuốc kháng cholinergic là thuốc ức chế tiền đình ức chế các nơron nhân tiền đình cũng như làm giảm vận tốc rung giật nhãn cầu tiền đình ở người bệnh. Trong đó, scopolamine thuốc nhóm kháng cholinergic thường được dùng để ngăn ngừa say tàu xe.

      Khô miệng, mờ mắt, giãn đồng tử và an thần là những tác dụng phụ nổi bật của nhóm thuốc này.

      • Thuốc chống nôn là những thuốc được chỉ định để kiểm soát triệu chứng nôn và buồn nôn ở bệnh nhân rối loạn tiền đình. Tùy vào từng tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống nôn đường tiêm (Dexamethasone và ondansetron) hoặc các loại thuốc chống nôn đường uống như meclizine hoặc dimenhydrinate.

      Tác dụng phụ nổi bật phải kể đến: an thần và hội chứng ngoại tháp (loạn trương lực cơ và Parkinson).

      Thuốc rối loạn tiền đình đặc hiệu

      Thuốc rối loạn tiền đình và những điều bạn cần biết

      • Thuốc chống viêm có hiệu quả trong việc điều trị rối loạn tiền đình do viêm dây thần kinh: methylprednisolone.
      • Các loại thuốc để kiểm soát đau nửa đầu tiền đình gồm: thuốc chẹn kênh beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm và chất ức chế anhydrase carbonic như acetazolamide.
      • Thuốc betahistine được chỉ định điều trị trường hợp chóng mặt liên quan đến bệnh Meniere. Đây là loại thuốc làm tăng lưu lượng máu ở tai trong, làm giãn mạch cục bộ và tăng tính thấm, do đó làm giảm áp lực từ tai trong.
      • Carbamazepine hoặc oxcarbazepine cho hiệu quả điều trị ở liều lượng nhỏ khi rối loạn tiền đình xuất phát do chèn ép mạch thần kinh của dây thần kinh ốc tai

      Thuốc dự phòng là những nhóm thuốc không chữa được rối loạn tiền đình nhưng được dùng để làm giảm tần suất xuất hiện của triệu chứng hoa mắt, chóng mặt ở bệnh nhân.

      Bạn có thể tham khảo thêm: Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình giúp bạn nhanh khỏe hơn

      Rối loạn tiền đình nên làm gì? Không chỉ cần dùng thuốc

      Thuốc – vật lý trị liệu – chế độ sinh hoạt, ăn uống được xem là ba yếu tố cân bằng trong điều trị rối loạn tiền đình. Vì thế, bên cạnh việc dùng thuốc rối loạn tiền đình đúng cách thì người bệnh rối loạn tiền đình cũng cần lưu ý:

      • Thường xuyên thực hiện các bài tập phục hồi chức năng tiền đình và bài tập giữ thăng bằng.
      • Bỏ hút thuốc lá và tránh khói thuốc. Thành phần nicotine trong thuốc lá có thể gây kích hoạt các triệu chứng rối loạn tiền đình.
      • Cố gắng uống đủ nước mỗi ngày, có thể thay thế nước lọc bằng các loại trà thảo mộc không đường để uống được nhiều nước hơn.
      • Rối loạn tiền đình nên ăn gì để cải thiện triệu chứng chóng mặt cũng là mối quan tâm của nhiều người. Trong chế độ ăn uống, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6 như thịt gà, cá, cam, chuối, hạnh nhân, bơ, các loại đậu,…để giúp bảo vệ hệ thần kinh tiền đình.

      Ngoài ra, chóng mặt cũng có thể do thiếu vitamin C nên hãy ăn nhiều loại trái cây như cam, quýt, ổi và bông cải xanh, ớt chuông, cà chua,…

      Lưu ý: bệnh nhân rối loạn tiền đình cần hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu chất béo và nhiều đường. Kiểm soát tốt đường huyết và cholesterol trong máu cũng là cách để bạn kiểm soát các cơn chóng mặt.

      Các bài viết của NT BacGiang chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

      Nguồn tham khảo

      Medication – VeDA

      https://vestibular.org/article/diagnosis-treatment/treatments/medication/

      Ngày truy cập: 25/8/2022

      Vestibular Balance Disorder | Johns Hopkins Medicine

      https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/vestibular-balance-disorder

      Ngày truy cập: 25/8/2022

      What to eat to help with dizziness and loss of balance — PositivePause

      https://www.positivepause.co.uk/hot-help-for-dizziness-and-loss-of-balance/what-to-eat-to-help-with-dizziness-and-loss-of-balance

      Ngày truy cập: 25/8/2022

      Understanding Vestibular Migraines – ENT Health

      https://www.enthealth.org/be_ent_smart/understanding-vestibular-migraines/

      Ngày truy cập: 25/8/2022

      Nutraceuticals for Peripheral Vestibular Pathology: Properties, Usefulness, Future Perspectives and Medico-Legal Aspects – PMC

      https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8538675/

      Ngày truy cập: 25/8/2022


      Bài viết liên quan

      7 loại rau quả người rối loạn tiền đình không nên bỏ qua

      8 cách xử lý khi bị chóng mặt hiệu quả chỉ trong 5 phút


      Nguồn: hellobacsi.com

      Share
      0
      +1
      0
      Tweet
      0
      Để lại bình luận của bạn

      Tin cùng chuyên mục

      Hotline tư vấn

       0986 956 311