Thuốc bôi lợi cho trẻ mọc răng có thực sự cần thiết?

Mọc răng là quá trình trưởng thành răng miệng của bé. Quá trình này thường bắt đầu từ 6-24 tháng tuổi. Trong thời gian này, ngoài biểu hiện răng mọc, bé sẽ có những triệu chứng bất thường khác mà cha mẹ nên chú ý. Để giảm những triệu chứng khó chịu, thuốc bôi lợi cho trẻ mọc răng có cần thiết sử dụng không? Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi qua bài viết dưới đây.

Hiểu hơn về quá trình mọc răng của trẻ

Những chiếc răng đầu tiên mọc lên từ nướu là răng sữa, khi trẻ lớn hơn, chúng sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn. Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể thấy răng bắt đầu lú lên từ dưới nướu. Răng mọc cũng có một trình tự cố do định, thời gian có thể sớm hoặc trễ hơn tùy mỗi bé.

  • Răng cửa giữa mọc từ 6-12 tháng tuổi.
  • Răng cửa bên mọc từ 9-16 tháng tuổi.
  • Răng nanh mọc từ 16-23 tháng tuổi.
  • Răng hàm 1 mọc từ 13-19 tháng tuổi.
  • Răng hàm 2 mọc từ 22-24 tháng tuổi.

20 chiếc răng sữa đầu tiên sẽ mọc đầy đủ cho tới khi trẻ đến tuổi thay răng. Hiểu về quá trình này, phụ huynh có thể chú ý các cột mốc quan trọng trong thời kỳ bé mọc răng. Ngoài ra, những triệu chứng khác đi kèm có thể gây khó chịu, thuốc bôi lợi cho trẻ mọc răng có cần trong thời gian này?

Xem thêm: Các giai đoạn và thời gian mọc răng của trẻ mà mẹ nên biết

Những lưu ý cha mẹ cần quan tâm

Ngứa nướu, hàm là vấn đề thường gặp khi bé mọc răng. Một số bé có thể nhạy cảm hơn và vị trí mọc răng có thể bị sưng đỏ, phồng rộp,… Triệu chứng này càng rõ hơn khi bé mọc răng hàm vì răng to và diện tích bề mặt lớn. Hơn nữa, bé mọc răng có thể bị tăng nhẹ thân nhiệt do phản ứng của cơ thể trong quá trình này. Những triệu chứng mà bé có thể có khi mọc răng là:

  • Chảy nước dãi.
  • Ngủ ít, ngủ không ngon.
  • Ăn ít, chán ăn do đau nướu.
  • Khó chịu, khóc nhiều.
  • Đưa tay vào miệng.
  • Phát ban nhẹ xung quanh miệng do nước dãi làm kích ứng da.

Xem thêm: Sốt phát ban: Những điều cần biết

Thuốc bôi lợi cho trẻ mọc răng có thực sự cần thiết?
Bé thường xuyên cho tay và miệng là dấu hiệu của mọc răng

Tuy nhiên, những triệu chứng này là dấu hiệu bình thường và không nguy hiểm. Qua thời kỳ này, chúng sẽ mất đi tự nhiên. Nhưng lưu ý những triệu chứng khác có thể là dấu hiệu báo động như:

  • Sốt > 38 độ C.
  • Ho, tiêu chảy, chảy nước mũi.
  • Phát ban toàn thân.
  • Khóc thường xuyên.

Phụ huynh nên đưa bé đến gặp bác sĩ sớm khi có một trong những vấn đề trên xảy ra.

Xem thêm: Trẻ sốt mọc răng và những thông tin cha mẹ cần biết

Khi nào cần gặp nha sĩ?

Khuyến khích phụ huynh nên đưa trẻ đến khám răng lần đầu tiên khi bé bắt đầu có dấu hiệu mọc những chiếc răng đầu tiên, hoặc ít nhất trong năm đầu tiên. Bé sẽ được đánh giá sức khỏe răng miệng và có thể xem xét cần thuốc bôi lợi cho trẻ mọc răng không? Phụ huynh cũng cần lưu ý năm dấu hiệu của trẻ mọc răng cần khám nha sĩ là:

  • Bé thường cào, gãi mặt, má, tai do đau khi mọc răng hàm.
  • Chảy nước dãi rất nhiều có thể gây kích thích da.
  • Phồng rộp, sưng nướu.
  • Bỏ ăn, bỏ chơi nhiều hơn.
  • Nhai, cắn đồ vật thường xuyên.
Thuốc bôi lợi cho trẻ mọc răng có thực sự cần thiết?
Nướu sưng đỏ là dấu hiệu báo động cần đưa trẻ đi khám nha sĩ

Do đó, thời gian này rất cần sự hỗ trợ của cha mẹ giúp bé vượt qua giai đoạn mọc răng dễ dàng.

Thuốc bôi lợi cho trẻ mọc răng có cần thiết?

Các loại thuốc bôi lợi cho trẻ phải được chỉ định rõ ràng bởi bác sĩ, nha sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng. Phụ huynh không nên tự ý dùng và phải tuân thủ các khuyến cáo sử dụng. Các thuốc có đặc tính gây tê tại chỗ giúp giảm đau khi mọc răng.

Anbesol

Anbesol giúp giảm đau nướu khi bé mọc răng. Thuốc chỉ dùng cho trẻ trên 2 tuổi với thời gian sử dụng không quá bảy ngày. Thuốc có hai dạng là dạng uống và bôi. Ngoài ra, thuốc còn chứa chất khử trùng bảo vệ bé không bị nhiễm khuẩn nướu. Không có vị ngọt và có thể dùng cho người lớn.

Hurricaine

Là thuốc gây tê vùng đau tương tự như anbesol nhưng thuốc chỉ nên dùng cho trẻ trên hai tuổi. Không nên dùng thuốc quá bốn lần mỗi ngày trừ phi là chỉ định của bác sĩ. Khi dùng, bạn nên bôi một lớp mỏng cho lên vùng nướu bé, và tránh thuốc dính vào những vùng khác không cần thiết.

Lưu ý: Nên ngưng dùng thuốc và hỏi bác sĩ nếu bé xuất hiện những triệu chứng bất thường khác.

Orabase

Thuốc bôi lợi cho trẻ mọc răng này cũng không dùng cho bé nhỏ hơn hai tuổi. Dùng thuốc với lượng nhỏ nhất và chỉ dùng khi cần như bé quấy khóc nhiều, chán ăn,…

Lưu ý: Không nên dùng thường xuyên. Trước khi dùng, nên nhờ bác sĩ tư vấn nếu bé có tiền căn bệnh lý hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản,…

Thuốc bôi lợi cho trẻ mọc răng có thực sự cần thiết?
Orabase – thuốc bôi lợi cho trẻ trên 2 tuổi

Trên đây là một số loại thuốc mà bạn có thể tham khảo. Quan trọng nhất, bạn cần được hướng dẫn kỹ và có chỉ định phù hợp từ bác sĩ trước khi cho trẻ dùng.

Các biện pháp không dùng thuốc

Ngoài các thuốc bôi lợi cho trẻ mọc răng, có một số cách giúp giảm đau, sưng nướu tự nhiên cho trẻ khác. Nếu có chỉ định dùng thuốc, phụ huynh cũng có thể phối hợp thuốc và các biện pháp sau:

  • Cho bé cắn, nhai một chiếc khăn lạnh. Nhiệt độ lạnh giúp giảm đau hiệu quả.
  • Cho bé ăn một quả chuối lạnh hoặc các loại trái cây nhiều nước.
  • Có thể cho bé cắn núm vú giả bằng cao su được làm lạnh trước đó.
  • Uống nước mát nhiều.
  • Cho bé chơi những đồ chơi bằng cao su hay silicone, sẽ an toàn hơn nếu bé cắn hoặc nhai. Lưu ý khử trùng đồ chơi thường xuyên và lựa chọn đồ chơi cứng, dai.
  • Mát xa nướu bé bằng ngón tay. Dùng ngón tay của bạn thoa nhẹ nhàng lên nướu giúp bé dễ chịu hơn, dĩ nhiên bạn phải rửa sạch tay trước.

Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Thuốc bôi lợi cho trẻ mọc răng không phải lúc nào cũng cần thiết. Sử dụng không hợp lý không có lợi mà còn gây hại cho trẻ nhỏ. Hãy đưa bé đến nha sĩ khám khi trẻ có dấu hiệu mọc răng. Ngoài ra, cha mẹ nên áp dụng các phương pháp hỗ trợ khác giúp bé dễ chịu hơn và giảm nhu cầu sử dụng thuốc.

Nguồn: youmed.vn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Cách kiềm chế ham muốn ở nam: 4 giải pháp ít ai biết đến!
Nam giới thường có ham muốn tình dục cao hơn nữ giới do sự khác biệt về mặt sinh học. Tuy nhiên, ham muốn tình dục cao quá mức có thể gây ra những ảnh
Hình ảnh tin tức Mặt nạ tía tô trị nám: Giải pháp tự nhiên, hiệu quả cho làn da sáng mịn
Nám là tình trạng da liễu phổ biến với dấu hiệu đặc trưng là các mảng sẫm màu trên da mặt. Nó thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sử dụng
Hình ảnh tin tức Cholesterol toàn phần bao nhiêu là bình thường?
Cholesterol toàn phần là gì và cholesterol toàn phần bao nhiêu là bình thường là những thắc mắc thường gặp khi chúng ta nghe về tình trạng mỡ máu cao.
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc]: Thai chết lưu bao lâu thì ra máu?
Thai chết lưu có thể được nhận biết bằng các dấu hiệu như thai không máy trong thời gian dài, chuột rút, chảy máu âm đạo… Vậy thai chết lưu bao lâu
Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào