Theo dõi bệnh tại nhà sau xuất viện : Những điều cần lưu ý ?

Sau khi kết thúc một quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân được cho xuất viện kèm toa thuốc và lịch tái khám. Bệnh nhân xuất viện thường là những bệnh nhân đã được điều trị bệnh ổn định. Tuy nhiên chính vì cải thiện về tình trạng sức khỏe mà sau khi xuất viện bệnh nhân thường chủ quan, không tiếp tục tuân thủ điều trị và ít tái khám đúng hẹn. Nhiều tai biến bất ngờ hoàn toàn có thể xảy ra khi bệnh nhân xuất viện. Dó đó tìm hiểu về những lưu ý khi theo dõi bệnh tại nhà sau xuất viện rất cần thiết và hữu ích cho bệnh nhân và thân nhân.

1. Những điều cần lưu ý trước khi xuất viện

Theo dõi bệnh tại nhà sau xuất viện rất cần thiết và hữu ích cho bệnh nhân và thân nhân để tránh những hậu quả khó lường về sau có một vài lưu ý quan trọng, những câu hỏi bạn nên hỏi bác sĩ điều trị đó là :

  • Lý do bạn nằm viện điều trị lần này là gì ? Vì sao bạn được xuất viện ?
  • Những loại thuốc nào cần tiếp tục sử dụng ? có cần phải sử dụng thêm loại thuốc mới nào không ?
  • Khi đi tái khám, có thông tin quan trọng nào cần nhớ để thông báo với bác sĩ ở phòng khám hay không ?
  • Những dấu hiệu nguy hiểm nào cần phải quay lại bệnh viện ngay lập tức ?
  • Khi có những vấn đề thắc mắc thì có thể hỏi hay gọi cho ai ?
  • Có cần phải thay đổi lối sống hay chế độ ăn sau xuất viện hay không ?

Vì sao phải lưu ý những điều trên sẽ được bàn luận ở phần tiếp theo

2. Lý do nằm viện và xuất viện

Đây tưởng chừng là vấn đề rất thông thường tuy nhiên lại có nhiều bệnh nhân không thật sự hiểu vì sao họ phải nằm viện điều trị cũng như tại sao họ được xuất viện. Chính vì không hiểu rõ, bệnh nhân thường lo lắng và hoang mang cũng như hợp tác điều trị không được tốt khiến cho quá trình điều trị thêm khó khăn.

Vì vậy mà hãy tìm hiểu những vấn đề sau :

  • Bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh của bạn là gì ?
  • Bạn đã được điều trị như thế nào.
  • Có những diễn tiến hay biến chứng nào có thể xảy ra trong quá trình điều trị
Theo dõi bệnh tại nhà sau xuất viện : Những điều cần lưu ý ?
Lý do nằm viện và xuất viện

3. Toa thuốc xuất viện

Đa số bệnh nhân xuất viện có kèm theo toa thuốc. Đôi khi toa thuốc xuất viện chính là những loại thuốc bệnh nhân thường sử dụng khi điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên cũng có khi bác sĩ ngưng sử dụng những loại thuốc thường dùng thay bằng những loại thuốc mới trong toa xuất viện.

Do đó mà khi bạn vẫn đang điều trị ở bệnh viện và chuẩn bị được cho xuất viện  hay hỏi về những loại thuốc bạn được dùng trong bệnh viện và những loại thuốc có thể cho trong toa thuốc xuất viện. Nếu có sự thay đổi nào trong việc dùng thuốc hãy tìm hiểu lý do tại sao bác sĩ lại đưa ra sự thay đổi. Điều đó đặc biệt quan trọng nếu toa thuốc xuất viện có thêm những loại thuốc mới và được sử dụng cùng với các loại thuốc đã dùng trước đó.

Lưu ý rằng các loại thuốc điều trị thường có ít nhất hai tên gọi khác nhau, một là tên thuốc gốc, hai là tên thương mại. Điều này bệnh nhân cần tìm hiểu về tên gọi của các loại thuốc được bác sĩ sử dụng trong toa. Những trường hợp nhầm lẫn xảy ra khi bệnh nhân nhầm tưởng thuốc với tên gốc và tên thương mại là hai loại thuốc khác nhau dẫn đến dùng quá liều. Quá liều thuốc có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân.

4. Tái khám theo lịch hẹn

Sau khi xuất viện, điều quan trọng là cần ghi nhớ lịch tái khám và đi đúng như hướng dẫn của bác sĩ. Thường bệnh nhân được hẹn tái khám đúng với người bác sĩ điều trị trước đó để thuận tiện cho việc theo dõi đáp ứng điều trị và diễn tiến của bệnh.

Do đó khi xuất viện hay lưu ý hỏi bác sĩ về lịch tái khám và đi đúng lịch để được theo dõi bệnh tốt nhất.

5. Các triệu chứng cảnh báo nguy hiểm 

Xuất viện là quá trình điều trị và theo dõi thêm tại nhà, do đó bệnh nhân cần lưu ý nắm những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm để quay lại bệnh viện điều trị kịp thời.

Nếu có thể hãy giữ số liên lạc của bệnh viện hoặc bác sĩ điều trị để thông báo và hỏi ý kiến điều trị khi cần. Những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm thường được bác sĩ điều trị giải thích cho bệnh nhân trước xuất viện. Khi các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm xuất hiện cần quay lại cơ sở y tế ngay để được đánh giá và điều trị tiếp tục.

Các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm này khác nhau ở những bệnh lý và tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Dó đó hay đảm bảo bạn đã được bác sĩ tư vấn và nắm rõ được những thông tin này trước khi xuất viện cũng khi trong khi theo dõi bệnh tại nhà.

6. Thay đổi lối sống

Tùy thuộc vào từng loại bệnh lý khác nhau mà có những chế độ ăn uống và tập luyện có thể góp phần cải thiện tình trạng bệnh. Ví dụ như ở những bệnh nhân suy tim, việc ăn quá nhiều muối trong thức ăn có thể làm bệnh trầm trọng hơn. Do đó việc tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về việc ăn uống tập luyện sau xuất viện cũng rất quan trọng giúp quá trình lành bệnh diễn ra thuận lợi hơn và không xảy ra các biến chứng ngoài ý muốn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về những lưu ý khi xuất viện. Hy vọng cung cấp được những thông tin bước đầu giúp người đọc dễ dàng tiếp tục tìm hiểu thêm vấn đề này.

Đừng ngại để lại những thắc mắc ở phần bình luận, cũng như chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Mong nhận được những phản hồi cũng như đồng hành cùng bạn ở những bài viết kế tiếp.

(*) Bài viết chỉ mang tính tham khảo, vui lòng liên hệ bác sĩ của bạn để có thêm thông tin.

Có thể bạn quan tâm :

  • Hướng dẫn đặt lịch khám các bác sĩ, phòng khám dễ dàng qua YouMed

Bác sĩ : Ngô Minh Quân

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa
Hình ảnh tin tức 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung thường được khuyến nghị cho trẻ từ 12-13 tuổi để bảo vệ và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trước khi có quan hệ tình dục lần
Hình ảnh tin tức Nên đeo bao cao su lúc nào khi quan hệ? Cách đeo bao cao su đúng cách
Sử dụng bao cao su để ngừa thai và bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục là một phương pháp phổ biến. Nhưng nên đeo bao cao su