Thành họng bị nổi những hạt gồ ghề là dấu hiệu của bệnh gì?

Đôi khi tự nhiên chúng ta nhận thấy trên thành họng (vòm họng) bỗng nổi lên các hạt gồ ghề khác thường, như thể chúng đã “nằm im” ở đó rất lâu mà bây giờ ta mới thấy, hoặc ta thấy nó nhờ có các triệu

Đôi khi tự nhiên chúng ta nhận thấy trên thành họng (vòm họng) bỗng nổi lên các hạt gồ ghề khác thường, như thể chúng đã “nằm im” ở đó rất lâu mà bây giờ ta mới thấy, hoặc ta thấy nó nhờ có các triệu chứng khác đi kèm. Đa số, nó là triệu chứng của các bệnh lý viêm nhiễm thông thường ở họng, tuy nhiên, trong một số ít các trường hợp, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý ác tính.

Tình trạng niêm mạc họng bị nổi cục, nổi hạt có thể là dấu hiệu cho thấy có sự viêm nhiễm hoặc kích ứng xảy ra ở họng. Dựa vào các đặc điểm như thời gian xuất hiện, hình dạng, màu sắc, các dấu hiệu đi kèm… Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân rồi đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp. Nếu muốn biết các bệnh lý có thể khiến cho họng bị nổi hạt thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Niêm mạc họng bị nổi cục, nổi hạt là do bệnh gì?

Bình thường, trong lớp niêm mạc của họng luôn có những tổ chức lympho nằm rải rác và kết tụ lại ở những vùng trọng yếu để bảo vệ cơ thể khi những vùng này tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố bên ngoài từ môi trường xung quanh. Những cấu trúc này là “tiền đồn” của hệ miễn dịch. Trong trạng thái bình thường, nó không “lồ lộ” tới “gai mắt” khi nhìn vào như thế nhưng khi nó bị “quá tải” do sự tác động quá nhiều của các tác nhân gây hại thì đương nhiên nó phải “xù lông, phùng mang” và trở lên “kềnh càng, to lớn”. Trong trạng thái phản ứng như vậy, tất nhiên nó sẽ gây ra các cảm giác khó chịu như ngứa, cộm, nuốt vướng. Các dấu hiệu đó báo hiệu cho chúng ta biết là đang có bệnh và cần phải được thăm khám, điều trị. Thông thường, có thể dựa trên màu sắc của các hạt để phán đoán sơ lược về loại bệnh có thể mình đang gặp phải.

Thành họng bị nổi những hạt gồ ghề là dấu hiệu của bệnh gì?

Trong họng nổi các hạt màu trắng

Khi thấy các đốm trắng nổi lên ở niêm mạc họng, thường là biểu hiện của việc tiếp xúc với các chất hóa học gây kích ứng lâu ngày hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, vi nấm. Những bệnh lý có khả năng gây ra hiện tượng này bao gồm:

  • Viêm họng liên cầu khuẩn
  • Viêm amidan
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng
  • Mụn rộp miệng
  • Nấm miệng
  • Bạch sản niêm mạc

Trong họng nổi hạt đỏ

Họng có các đốm đỏ thường do các nguyên nhân sau:

  • Vết loét ở họng
  • Nhiễm virus coxsackie
  • Bệnh tay chân miệng
  • Bệnh Herpangina
  • Hồng sản (erythroplakia)

Trong họng nổi cả hạt màu đỏ và trắng

Sự xuất hiện chồng chéo của các hạt đỏ và trắng ở họng có thể là do các bệnh lý sau:

  • Viêm họng hạt
  • Nấm miệng
  • Mụn rộp miệng (herpes)
  • Những sùi loét, có giả mạc ở trên vòm mũi họng thường là biểu hiện của Ung thư vòm họng

Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào mỗi một triệu chứng nổi hạt ở họng thì sẽ khó để phán đoán được chính xác là đang mắc phải bệnh lý gì. Mỗi bệnh sẽ có những đặc điểm và triệu chứng đi kèm riêng, do đó, nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi bạn cảm thấy trong họng “có vấn đề” hoặc tự nhìn qua gương mà thấy có những đốm, hạt bất thường thì nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra chúng. Mặc dù phần lớn các trường hợp nổi hạt ở trong họng đều là lành tính và không quá nghiêm trọng nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý nguy hiểm, do vậy, tốt nhất vẫn cần cẩn trọng.

Tùy vào các đặc điểm, tính chất của tổn thương mà bác sĩ sẽ đánh giá và có thể cho làm một số các xét nghiệm chuyên sâu, thậm chí phải sinh thiết để tìm ra bản chất của những tổn thương ấy, sau đó mới tiến hành điều trị.

Điều trị những đốm, hạt nổi trong họng như thế nào?

Thành họng bị nổi những hạt gồ ghề là dấu hiệu của bệnh gì?

Đối với trường hợp do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh kèm theo các thuốc giúp giảm nhẹ các triệu chứng như thuốc giảm đau, kháng viêm, tiêu đờm.

Nếu bị nhiễm nấm, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc kháng nấm, chẳng hạn như nystatin, itraconazol, fluconazol. 

Khi nhiễm virus như herpes miệng thì người bệnh sẽ được dùng thuốc kháng virus như famciclovir, acyclovir, valacyclovir.

Những bệnh lý mạn tính khác, tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể cho từng người bệnh. Ví dụ, khi nghi ngờ bị ung thư vòm họng, ung thư miệng, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết để có kết luận chính xác sau đó lựa chọn điều trị bằng hóa trị, xạ trị, phẫu thuật hoặc kết hợp.

Bên cạnh việc điều trị y khoa, nên thực hiện một số biện pháp giúp hỗ trợ điều trị tại nhà như:

  • Giữ vệ sinh răng miệng tốt để hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây viêm nhiễm.
  • Hạn chế hoặc tạm ngưng ăn uống các thực phẩm chứa nhiều đường và sữa vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm phát triển.
  • Tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng, nhất là những người từng có tiền sử dị ứng vì nó có thể khiến triệu chứng trầm trọng hơn.
  • Uống đủ nước.
  • Súc miệng, họng bằng nước muối mỗi ngày sẽ rất có ích trong việc trợ giúp giải quyết các vấn đề trong họng, bao gồm cả kích ứng và nhiễm trùng.
  • Tránh dùng những thực phẩm quá nóng, quá lạnh, quá cay, quá nhiều dầu mỡ, các thức uống có gas, có cồn
  • Lựa chọn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh hầm…
  • Giữ ấm cổ họng, lựa chọn các món ăn, thức uống có tác dụng kháng viêm, làm ấm như trà gừng, tía tô, tỏi…
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá

Xem thêm


7 cách chữa đau họng bằng gừng hiệu quả và đơn giản tại nhà

Tóm lại, những thứ “gồ ghề” nổi lên trong họng phần lớn là do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại những tác nhân gây hại và nó sẽ mất đi khi được điều trị đúng nguyên nhân. Đa số chúng là những bệnh phổ thông, tuy nhiên, cần phải cẩn trọng khi những dấu hiệu và triệu chứng kéo dài dai dẳng và có xu hướng ngày càng nặng. Nên đi khám để loại trừ những bệnh lý ác tính. 

Hy vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích trong việc chủ động chăm sóc và phát hiện sớm những tổn thương ở họng, biết khi nào cần đi khám để được điều trị kịp thời.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?
“Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để
Hình ảnh tin tức Uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không?
Mỡ máu cao hiện là một trong những tình trạng đáng báo động bởi không chỉ người lớn tuổi mà nhiều người trẻ cũng đang gặp phải. Mỡ máu cao gây ra
Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như