Táo bón ở trẻ: Những điều các mẹ cần lưu ý!

Táo bón ở trẻ là tình trạng hoạt động không thường xuyên của nhu động ruột. Phần lớn các trường hợp xảy ra trong thời gian ngắn và điều trị được. Nếu bạn đã bị táo bón khi trưởng thành, bạn sẽ biết nó khó chịu đến mức nào. Bây giờ hãy tưởng tượng bạn là một đứa trẻ, trẻ mới biết đi hoặc trẻ nhỏ bị táo bón. Trẻ không nói cho bạn biết “con bị táo bón”, nhưng bé sẽ truyền “tín hiệu” cho mẹ. Các mẹ chú ý để “bắt” được nhé.

Khái quát về táo bón ở trẻ

Táo bón là một vấn đề thường gặp ở trẻ em. Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ. Các bệnh lý, biểu hiện, nguyên nhân, điều trị của trẻ thường khác với người lớn. Riêng với mỗi đứa trẻ các biểu hiện bệnh cũng không giống nhau.

Hầu hết trẻ em sẽ đi tiêu 1 hoặc 2 lần một ngày. Một số đứa trẻ khác có thể lâu hơn, 2 – 3 ngày mới mắc đi đại tiện, không thể áp dụng tiêu chí đi cầu ít hơn 3 lần/tuần thì là táo bón như người lớn được. Với trẻ em, nếu bé khỏe mạnh và có phân bình thường, không bị khô cứng. Bé đi tiêu cũng rất dễ dàng, không khó chịu hay đau đớn. Thế thì việc đi tiêu cứ sau 3 ngày có thể là kiểu đi tiêu bình thường. Quan trọng hơn đó là thói quen thường ngày của bé.

Trẻ bị táo bón thường có phân cứng, khô, khó đi hoặc rất đau khi đi cầu. Tình trạng này có thể xảy ra hằng ngày hoặc ít hơn. Hoặc với những bé có thói quen đi đại tiện mỗi ngày, bỗng 2-3 ngày mới đi, mẹ nên chú ý bé có thêm các biểu hiện bị táo bón không nhé.

Táo bón ở trẻ: Những điều các mẹ cần lưu ý!
Trẻ bị táo bón thường có phân cứng, khô, khó đi hoặc rất đau khi đi cầu

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Táo bón thường xuyên xảy ra vì nhiều lý do:

Chế độ ăn

Thay đổi chế độ ăn hoặc ăn không đủ chất xơ. Hoặc bé ít ăn thêm canh, ít uống nước, bé có thể bị táo bón.

Bệnh lý

Một số bệnh lý có thể khiến bé bị táo bón như suy giáp, bệnh thần kinh, nứt hậu môn… Ngoài ra khi uống một số loại thuốc ho, hạ sốt…bé cũng có thể bị táo bón. Hơn nữa khi bị bệnh bé thường mất cảm giác ngon miệng. Viêc này khiến bé ăn ít đi, lượng thức ăn ít không đủ để tạo phân.

Nhịn đi tiêu

Con bạn có thể cố nhịn đi đại tiện vì những lý do khác nhau. Có thể bé bị đau vùng hậu môn do phân cứng, sẽ tồi tệ hơn nếu bé bị hăm tã nữa. Hoặc chỉ đơn giản là bé mải chơi, không muốn vì vấn đề này mà bỏ dở cuộc chơi.

Đối với những bé lớn, việc đi cầu ở nơi công cộng như trường học, nhà vệ sinh công cộng khiến bé không thoải mái, thậm chí là xấu hổ.

Những thay đổi khác

Nói chung, bất kỳ thay đổi nào trong thói quen có thể ảnh hưởng đến hệ thống ruột hoạt động. Một chuyến đi chơi xa, thời tiết trở nên nóng bức hoặc bé đang gặp phải sự căng thẳng nào đó.

Nếu táo bón không được giải quyết, nó có thể trở nên tồi tệ hơn. Phân càng để lâu trong đường ruột, nó càng to, cứng và khô hơn. Sau đó, đi cầu trở nên khó khăn và đau đớn hơn. Điều này lại khiến con bạn không thích, không muốn, thậm chí là sợ đi đại tiện.

Táo bón ở trẻ: Những điều các mẹ cần lưu ý!
Nếu táo bón không được giải quyết, nó có thể trở nên tồi tệ hơn.

Triệu chứng táo bón ở trẻ

Các triệu chứng táo bón ở trẻ nói chung khác nhiều so với các triệu chứng ở người lớn. Chủ yếu là chúng không thể nói với bạn cảm giác hiện tại của bé. Vì thế các mẹ cần phải nhạy hơn với những cử chỉ không lời của các bé.

Trẻ sơ sinh

Bé có thể không có phân su (phân đầu tiên sau khi bé ra đời). Hoặc không đi đại tiện một vài tuần sau đó. Có thể kèm theo nôn, chướng bụng, sốt. Đây thường là biểu hiện của bệnh lý bẩm sinh như Hirschprung – không có hệ thần kinh ruột. Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay vì đây là bệnh lý có thể gây biến chứng rất nguy hiểm cho bé.

Trẻ nhũ nhi (trẻ dưới 1 tuổi)

Một số trẻ bú sữa công thức và bú sữa mẹ bị táo bón khi bắt đầu ăn dặm. Khi đó mẹ có thể bắt gặp các triệu chứng như:

  • Phân nhỏ.
  • Phân cứng, khô.
  • Khó đi ra phân, bé nhăn mặt, rên rỉ hoặc khóc khi đi cầu.
  • Số lần đi cầu ít lại.

Tần số đi cầu có thể thay đổi từ bé này sang bé khác. Vì vậy các mẹ đừng so sánh bé với “con nhà người ta”. Hãy so với thời gian trước đây, khi bé hoạt động bình thường. Nếu em bé của bạn bình thường đều đi ị mỗi ngày, nhưng nay đã 2-3 ngày chưa đi. Đó có thể là dấu hiệu của táo bón.

Trẻ lớn

Bé vẫn có thể có các triệu chứng tương tự như trên. Đồng thời mẹ có thể nhìn thấy các triệu chứng khác như:

  • Phân lớn bất thường.
  • Bụng chướng, đầy hơi.
  • Một số trẻ có thể nói bị đau bụng, hoặc chỉ chỗ đau ở “lỗ hậu” cho bố mẹ.
  • Có dấu máu trên giấy vệ sinh do bị nứt hậu môn.
  • Đôi khi còn có dấu vết của chất lỏng trong đồ lót do phân bị kẹt lại.

Một số trẻ khi nhịn đi cầu chúng có thể biểu hiện bắt chéo chân. Đồng thời nhảy lên nhảy xuống để ức chế cảm giác đi tiêu.

Điều trị táo bón tại nhà

Với trẻ em, táo bón là chuyện thường gặp. Chúng đa phần hiếm khi là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp làm mềm phân, bé dễ đi tiêu thoải mái hơn.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Em bé dưới 6 tháng tuổi khi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, bé bú theo nhu cầu là đủ. Một thìa nước lọc cũng trở nên dư thừa và là không nên cho. Thay vào đó người mẹ thường được khuyến khích thay đổi chế độ ăn, ăn nhiều chất xơ.

Bạn hãy chịu khó quan sát các dấu hiệu táo bón và các dấu hiệu cần đi khám (được trình bày ở dưới). Nếu triệu chứng không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa.

Trẻ dưới 1 tuổi

  • Uống nhiều nước

Táo bón ở trẻ xảy ra khi phân trở nên khô và cứng. Uống đủ nước có thể làm mềm phân, làm cho chúng dễ đi qua hơn. Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bạn có thể cho bé uống thêm từ 60-100 ml nước. Hãy nhớ rằng lượng nước này không thay thế thức ăn thông thường.

Bạn có thể cho bé uống nước lọc, hoặc bổ sung bằng nước ép trái cây, nước rau. Trong nước ép của một số loại hoa quả như táo, lê, mận… có chứa chất sorbitol – hoạt động như một thuốc nhuận tràng.

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ.

Ở tuổi này bé đã bắt đầu ăn thức ăn dặm, hãy kết hợp nhiều thực phẩm giàu chất xơ cho bé vào chế độ ăn. Mẹ có thể cho thêm rau củ xay nhuyễn vào bữa ăn của bé. Cho bé ăn thêm trái cây theo mùa vào các bữa phụ, đa dạng hóa thực phẩm cho bé. Ngừng bú mẹ hoặc sữa bò giàu lactose, ăn ít lượng bột lại.

Táo bón ở trẻ: Những điều các mẹ cần lưu ý!
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ

Trẻ lớn

  • Tăng lượng nước uống.

Cũng giống trẻ nhỏ, uống ít nước cũng góp phần gây táo bón ở trẻ. Hãy chắc chắn rằng con bạn uống ít nhất 1 lít nước mỗi ngày để táo bón trở nên dễ dàng hơn.

  • Tăng lượng chất xơ.

Một chế độ ăn ít chất xơ là một yếu tố góp phần gây táo bón ở trẻ. Hãy chắc chắn bao gồm nhiều lựa chọn giàu chất xơ hơn trong chế độ ăn uống.

Giảm lượng bột sử dụng cho bé.

Dùng ít nhất 1 lần/ngày các loại rau xanh nhiều chất xơ như rau dền, mướp, đầu hà lan, bên cạnh các thực phẩm đạm, chất béo khác.

Cho trẻ ăn nhiều trái cây.

Hạn chế uống sữa bò.

Tránh cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt và sô-cô-la.

  • Tăng cường hoạt động thể chất.

Trẻ ít vận động cũng góp phần gây ra táo bón. Khuyến khích trẻ chạy nhảy thay vì bắt chúng ngồi im có thể giúp kích thích co bóp ruột tăng nhu động ruột. Và bạn cũng nên chú ý tạo môi trường an toàn khi bé chạy nhảy trong nhà hoặc ngoài đường nhé.

Táo bón ở trẻ: Những điều các mẹ cần lưu ý!
Tăng cường hoạt động thể chất ở trẻ
  • Thử các thuốc nhuận trường.

Bạn có thể sử dụng thuốc nhuận trường hay thụt tháo khi bị táo bón ở người lớn. Nhưng với trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bạn không nên tự ý dùng thuốc. Với trẻ từ 4 tuổi trở lên, thuốc cũng khá an toàn có thể tự điều trị tại nhà để đi ị dễ dàng hơn.

Dù vậy bạn cần phải luôn luôn tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc. Tùy độ tuổi và cân nặng của trẻ mà các liều lượng thuốc sẽ khác nhau. Thuốc cũng không nên dùng quá 2 tuần.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Gặp bác sĩ nhi khoa nếu táo bón kéo dài hơn 2 tuần. Hoặc nếu con bạn xuất hiện các triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Sụt cân.
  • Sốt.
  • Bỏ bú, không chịu ăn.
  • Trướng bụng.
  • Đau bụng nhiều khi đi cầu.
  • Có máu khi đi tiêu.

6.  Biến chứng táo bón ở trẻ

Mặc dù táo bón ở trẻ có thể không thoải mái, nhưng nó thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu táo bón trở thành mãn tính, các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Kẹt phân.
  • Vết thương, đau ở vùng da xung quanh hậu môn (vết nứt hậu môn).
  • Sa trực tràng (tình trạng đoạn cuối của ruột lòi ra ngoài hậu môn), bị trĩ.
  • “Ị đùn” (Tình trạng này là do một lượng lớn phân bị kẹt lại trong ruột. Chỉ có chất lỏng mới đi qua được đoạn phân này và rỉ dịch ra ngoài. Dịch lỏng này có thể giống như phân lỏng, khiến ba mẹ và bác sĩ lầm tưởng là tiêu chảy).

7. Bí quyết phòng ngừa táo bón cho trẻ

Dưới đây là một số mẹo giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ em mà bố mẹ nên biết:

  • Không cho ăn thức ăn đặc cho đến khi bé được ít nhất 6 tháng tuổi.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như đậu, ngũ cốc, trái cây và rau quả.
  • Tăng lượng nước uống của con bạn lên phù hợp theo lứa tuổi.
  • Khuyến khích các hoạt động thể chất, chẳng hạn như đi xe đạp, đá bóng hoặc dắt chó đi dạo.
  • Dạy con bạn đừng bỏ qua hay nhịn đi cầu.
  • Giúp trẻ tạo thói quen đi tiêu sau bữa ăn (Cho bé ngồi bô 10 phút sau khi ăn để việc đi tiêu trở thành một phần trong thói quen).

Táo bón ở trẻ thường ngắn hạn và không liên quan đến tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Tuy nhiên, đây có thể là một triệu chứng của một bệnh lý khác. Thay đổi thói quen ăn uống vận động cho bé. Nếu không cải thiện cần đến gặp bác sĩ nhi khoa để điều trị.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa