Tăng tiết mồ hôi toàn thân: sinh lý bình thường hay dấu hiệu bệnh lý

Tiết mồ hôi là hiện tượng sinh học bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, tăng tiết mồ hôi toàn thân xảy ra khi mồ hôi quá mức cần thiết mà nhiều khi chưa rõ lý do. Đổ mồ hôi có thể gặp ở nhiều vùng trên cơ thể như nách, tay, chân, lưng,… Vậy đây là quá trình bình thường hay dấu hiệu của một bệnh lý khác? YouMed sẽ cùng bạn tìm câu trả lời qua bài viết sau.

Tăng tiết mồ hôi toàn thân là gì?

Tăng tiết mồ hôi là một phản ứng do tuyến mồ hôi hoạt động quá mức. Điều này làm cho mồ hôi đổ rất nhiều, thậm chí ở những vị trí bình thường ít gặp. Ngoài ra, đổ mồ hôi xảy ra ngay cả những thời điểm không mong muốn như khi đang ngủ, tắm,… Vấn đề này rất ít gặp và thường người mắc không bận tâm và làm ngơ; do đó, rất khó đánh giá mức độ ảnh hưởng của triệu chứng đối với nhiều người.

Đổ mồ hôi đêm là triệu chứng than phiền thường gặp nhất. Mức độ có thể khác nhau tùy mỗi người, những người bị nặng thường làm ướt đẫm giường sau mỗi giấc ngủ và phải thay ga. Hơn nữa, ngủ phòng quá nóng hoặc quá nhiều mền gối càng làm đổ mồ hôi nhiều hơn.

Một số ít người bệnh có triệu chứng nóng ran người về đêm, ở những vị trí như ngực, bụng,… Vùng da tương ứng đỏ ửng và nóng kéo dài khoảng vài phút và không liên quan đến đổ mồ hôi. Đây có thể là triệu chứng thoáng qua của những cơn nóng bừng sinh lý, hay gặp ở phụ nữ sau mãn kinh.

Nguyên nhân thường gặp

Có hai nguyên nhân chính gây ra đổ mồ hôi với các mức độ khác nhau.

Nguyên nhân sinh lý

Tăng tiết mồ hôi toàn thân gặp ở người vận động nhiều và nặng, hoặc khi mãn kinh, thời tiết nóng,… Lo lắng, cảm xúc mạnh, stress quá mức cũng có thể gây tăng tiết mồ hôi. Đây là những dấu hiệu bình thường, không gây hại cho người mắc, xử trí cũng không quá khó khăn. Song, triệu chứng vẫn có thể gặp mà không có nguyên nhân nào phát hiện được. Tuy có gây khó chịu cho người bệnh, nhưng lành tính và được chẩn đoán vô căn.

Tăng tiết mồ hôi toàn thân: sinh lý bình thường hay dấu hiệu bệnh lý
Vận động thường xuyên và nặng làm đổ rất nhiều mồ hôi

Nguyên nhân bệnh lý

Rất nhiều bệnh lý mắc phải có thể là nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi toàn thân cho người bệnh. Một số bệnh có thể kể tới như:

  • Bệnh lý ác tính như ung thư.
  • Bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm virus, ký sinh trùng như: lao, HIV, sốt rét, thương hàn,…
  • Bệnh lý nội tiết như: cường giáp, u tủy thượn thận, to đầu chi, thay đổi hormone sinh dục,…
  • Bệnh lý thần kinh như tổn thương tủy sống, đột quị,…
  • Một số loại thuốc: thuốc điều trị tiểu đường, hormone ngoại sinh, thuốc hướng thần,…

Ngoài đổ mồ hôi nhiều, các triệu chứng khác cũng gợi ý một nguyên nhân bệnh lý đặc biệt. Để xác định liệu rằng đổ mồ hôi mà người bệnh đang mắc do bệnh lý hay sinh lý, người bệnh nên được tầm soát thêm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tăng tiết mồ hôi toàn thân quá mức khiến người bệnh quan tâm, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày có thể là dấu hiệu chỉ điểm bệnh lý. Việc phân biệt giữa đồ mồ hôi do bệnh hay không do bệnh có thể khó khăn vì triệu chứng không đặc trưng. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra, người bệnh nên gặp bác sĩ để được thăm khám tổng quát tìm những triệu chứng đi kèm khác. Đo thân nhiệt, nhịp tim, huyết áp, cân nặng, đánh giá dinh dưỡng là những thông số cần được ưu tiên.

Người bệnh cần chú ý các vấn đề sau và đến bệnh viện kiểm tra:

  • Tăng tiết mồ hôi đột ngột nhiều bất thường.
  • Tăng tiết mồ hôi kèm với những triệu chứng khác như chóng mặt, nôn ói, đau ngực,…
  • Tăng tiết mồ hôi ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, giao tiếp xã hội.

Với các thăm khám và xét nghiệm cơ bản, mức độ triệu chứng của bệnh nhân quyết định đến xử trí tiếp theo. Với người có triệu chứng nhẹ, không kèm sốt, có thể được tư vấn theo dõi và không can thiệp gì. Các dấu hiệu sốt, đổ mồ hôi nặng, triệu chứng mới vấn đề mà bệnh nhân có thể tự theo dõi tại nhà.

Tăng tiết mồ hôi toàn thân: sinh lý bình thường hay dấu hiệu bệnh lý
Đổ mồ hôi đêm là dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý

Đổ mồ hôi nặng cần phải kiểm tra bệnh nhân có sốt hay không, và thực hiện qui trình chẩn đoán nguyên nhân. Các xét nghiệm máu, nước tiểu, chức năng gan, tuyến giáp, lao, HIV, cấy máu được thực hiện tùy mức độ. Nhiều các xét nghiệm xâm lấn khác cũng được áp dụng đối với bệnh nhân khó xác định chẩn đoán.

Các cách điều trị

Điều trị nguyên nhân bệnh nền là cách hữu hiệu nhất cho người bệnh. Tăng tiết mồ hôi toàn thân có thể chấm dứt sau khi kiểm soát được bệnh nguyên. Ngược lại, tăng tiết mồ hôi sinh lý khó điều trị dứt điểm ngoài trừ làm giảm triệu chứng bệnh. Nhìn chung, điều trị có thể bao gồm những cách sau:

Thuốc

Các thuốc chống đổ mồ hôi sẽ giúp bịt kín các lỗ chân lông của tuyến mồ hôi. Từ đó, việc chế tiết mồ hôi cũng sẽ giảm, tuy nhiên tác dụng phụ có thể kích thích da. Chỉ định thuốc này tùy thuộc vào sự đánh giá của bác sĩ điều trị.

Thuốc kháng cholinergic làm hạn chế hoạt động tiết mồ hôi và giảm tình trạng lo lắng. Thuốc có thể phối hợp với nhau giúp đạt được mục tiêu hiệu quả và nhanh chóng. Song, thuốc có thể ảnh hưởng thị lực và rối loạn tiểu tiện như là một tác dụng phụ.

Một số thuốc an thần, chẹn beta cũng được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên các thuốc này cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Thay đổi thói quen sinh họat

Tất cả người bệnh tăng tiết mồ hôi toàn thân sẽ được khuyến cáo thực hiện các phương pháp sau để cải thiện triệu chứng:

  • Tắm rửa sạch sẽ và thường xuyên hơn trong ngày.
  • Mặc quần áo thoáng khí.
  • Làm việc, sinh hoạt trong môi trường mát mẻ.
  • Nên có khăn lau cá nhân.

    Tăng tiết mồ hôi toàn thân: sinh lý bình thường hay dấu hiệu bệnh lý
    Tắm rửa thường xuyên giúp hạ nhiệt nhanh giảm tiết mồ hôi

Các điều trị chuyên sâu

Các điều trị đặc biệt cũng có thể áp dụng như:

  • Phẫu thuật.
  • Công nghệ điện chuyển ion.
  • Tiêm botulinum.
  • Điều trị bằng vi sóng.

Những điều trị này mang tính chất can thiệp sâu, bác sĩ áp dụng cho những đối tượng nặng, khó điều trị bằng liệu pháp thông thường.

Tăng tiết mồ hôi toàn thân có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguyên nhân, ảnh hưởng đến sức khỏe người người. Song triệu chứng hiếm gặp và có nhiều cách điều trị khác nhau. Khi gặp những dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chăm sóc tốt nhất.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Hội chứng siêu nữ là gì? Chẩn đoán thế nào, điều trị ra sao?
Mới đây, thông tin về việc bé gái mắc hội chứng siêu nữ ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các mẹ bầu.
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang