Tác hại của iod phóng xạ và cách khắc phục

Dùng iod phóng xạ thực chất là liệu pháp xạ trị nên nhiều người lo ngại về tác hại của iod phóng xạ. Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ đề cập đến tác dụng phụ có thể xảy ra của phương pháp này trong

Dùng iod phóng xạ thực chất là liệu pháp xạ trị nên nhiều người lo ngại về tác hại của iod phóng xạ. Trong bài viết này, Nhà thuốc Bắc Giang sẽ đề cập đến tác dụng phụ có thể xảy ra của phương pháp này trong điều trị ung thư tuyến giáp. 

Tác dụng phụ của việc điều trị bằng iod phóng xạ khác nhau tùy thuộc vào tuổi tác của bệnh nhân, liều iod sử dụng và tình trạng sức khỏe tổng thể của từng người. Không phải ai cũng gặp tác dụng phụ sau điều trị và có người chỉ gặp một đến một vài tác dụng phụ.

Tác hại ngắn hạn của iod phóng xạ

Viêm tuyến nước bọt tạm thời

Một trong những tác hại của iod phóng xạ ngắn hạn là gây viêm tuyến nước bọt, khiến người bệnh bị sưng đau. 

Lúc này, bạn có thể dùng thuốc giảm đau thông thường để khắc phục.

Khô miệng

Thông thường, tình trạng khô miệng do ít tiết nước bọt sau khi sử dụng iod phóng xạ sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, cũng có người bị khô miệng vĩnh viễn.

Để giảm nguy cơ mắc phải tác dụng phụ này khi điều trị bằng iod phóng xạ, bạn nên:

  • Uống nhiều nước trong suốt thời gian nằm viện
  • Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng để kích thích tuyến nước bọt hoạt động
  • Sử dụng nước bọt nhân tạo xem có hiệu quả hay không.

Tác hại của iod phóng xạ là làm thay đổi khẩu vị

Trong thời gian ngắn, bạn có thể bị thay đổi khẩu vị và mùi vị tạm thời. Sau khoảng 4-8 tuần tình trạng này mới thuyên giảm.

Các bác sĩ khuyên bạn nên uống nhiều nước để cải thiện.

Tác hại của iod phóng xạ và cách khắc phục

Cổ bị sưng, đau, đỏ

Một số người có cảm giác căng cứng hoặc sưng tấy ở cổ trong vài ngày sau xạ trị với iod phóng xạ. Tình trạng này sẽ phổ biến hơn ở những người vẫn còn phần lớn tuyến giáp (chưa phẫu thuật cắt bỏ nhiều). Cũng có bệnh nhân bị đỏ bừng ở cổ nhưng hiếm khi đau.

Nếu bạn gặp những tác hại của iod phóng xạ này, hãy thông báo với bác sĩ. Họ sẽ kê đơn thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm cho bạn.

Buồn nôn

Vài ngày đầu sau khi uống iod phóng xạ, bạn có thể cảm thấy buồn nôn. 

Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc chống nôn để điều trị tình trạng này.

Tác hại của iod phóng xạ: Viêm dạ dày và viêm bàng quang

Iod phóng xạ có thể gây viêm niêm mạc dạ dày hoặc bàng quang.

Triệu chứng của viêm dạ dày bao gồm:

  • Khó chịu hoặc đau ở dạ dày
  • Ợ nóng
  • Tiêu chảy.

Triệu chứng của viêm bàng quang bao gồm:

  • Nóng rát hoặc đau khi đi tiểu
  • Mắc tiểu gấp hoặc thường xuyên hơn bình thường
  • Có cảm giác vẫn chưa đi tiểu hết dù vừa mới đi xong.

Bạn cần thông báo với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên.

Tác hại của iod phóng xạ về lâu dài

Những tác dụng phụ của iod phóng xạ trong thời gian dài có thể kế đến như:

Tác hại của iod phóng xạ là ảnh hưởng tới khả năng sinh sản

Tác hại của iod phóng xạ và cách khắc phục

Kể cả khi phải uống iod phóng xạ nhiều lần thì khả năng có con của bạn thường không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong khoảng vài tháng sau điều trị có thể xảy ra các tình trạng sau:

  • Nam giới uống iod phóng xạ nhiều lần: Số lượng tinh trùng và nồng độ testosterone giảm. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ cải thiện theo thời gian. Nam giới nên đợi ít nhất 4 tháng trước khi cố gắng sinh con. Trong một số trường hợp hiếm gặp, nam giới có thể bị vô sinh trong vòng 2 năm sau điều trị. Trước khi xạ trị, bác sĩ sẽ gợi ý việc lưu trữ tinh trùng.
  • Nữ giới: Hiện tượng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ đôi khi kéo dài tới 1 năm. Chị em nên đợi ít nhất 6 tháng trước khi cố gắng thụ thai. Sau thời gian này, nguy cơ bức xạ ảnh hưởng đến thai kỳ sẽ ít hơn. Bởi nếu có thai trong và ngay sau khi uống iod phóng xạ, thai nhi có thể bị tổn thương tuyến giáp và chậm phát triển trí tuệ không hồi phục.

Uống iod phóng xạ có mệt không?

Mọi bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi nhiều trong vòng 1 năm sau khi uống iod phóng xạ. Sau đó, cơ thể sẽ dần trở lại bình thường. Hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy khỏe hơn sau đó.

Mắt khô hoặc chảy nước

Điều trị bằng iốt phóng xạ đôi khi có thể ảnh hưởng đến tuyến lệ – là những tuyến tạo ra nước mắt. Hiếm khi, có một số người bị khô mắt và một số người bị chảy nước mắt.

Giảm số lượng tế bào máu

Tác hại của iod phóng xạ phải kể đến việc nó ảnh hưởng đến tủy xương – cơ quan tạo máu của cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ gây ra sự sụt giảm nhỏ về số lượng tế bào máu, thường không kéo dài và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong trường hợp bạn vừa uống iod phóng xạ, vừa xạ trị bên ngoài thì việc giảm số lượng tế bào máu sẽ đáng lo hơn. Cơ thể bị giảm khả năng đề kháng chống lại nhiễm trùng, mệt mỏi và khó thở, dễ bầm tím hoặc chảy máu hơn. Lúc này, bạn có thể phải xét nghiệm máu để theo dõi nồng độ tế bào máu.

Tác hại của iod phóng xạ với phổi

Điều này rất hiếm khi xảy ra. Iod phóng xạ làm mô phổi co giãn kém hơn, hay còn gọi là xơ hóa do bức xạ, khiến bạn thấy khó thở hơn.

Các bác sĩ sẽ theo dõi chức năng phổi thường xuyên để can thiệp kịp thời nếu xảy ra bất thường.

Tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư khác

Tác hại của iod phóng xạ và cách khắc phục

Sau phương pháp điều trị này, bạn có thể tăng nhẹ nguy cơ phát triển bệnh ung thư thứ hai trong tương lai. Dù chưa rõ nguy cơ tăng lên bao nhiêu nhưng hầu hết các nghiên cứu cho thấy là rất thấp.

Bác sĩ sẽ thảo luận vấn đề này với bạn nếu bạn lo lắng, giúp bạn cân nhắc nguy cơ với lợi ích khi điều trị ung thư tuyến giáp.

Tác hại của iod phóng xạ làm ảnh hưởng tới nồng độ hormone tuyến giáp

Vì iod phóng xạ gây phá hủy các mô tuyến giáp vĩnh viễn nên tình trạng suy giáp có thể xảy ra. Nồng độ hormone tuyến giáp có thể giảm xuống rất thấp hoặc thậm chí không có buộc người bệnh cần dùng thuốc thay thế hormone tuyến giáp để duy trì hoạt động sống bình thường của cơ thể. 

Trong trường hợp uống iod phóng xạ để điều trị cường giáp, người bệnh có nguy cơ bị cường giáp nặng hơn. Các triệu chứng thường đạt đỉnh điểm sau 10-14 ngày nhưng hầu hết chúng có thể kiểm soát được bằng thuốc chẹn beta. 

Rất hiếm khi, tác hại của iod phóng xạ có thể gây ra cường giáp nghiêm trọng gọi là cơn bão tuyến giáp.

Viêm tuyến nước bọt vĩnh viễn

Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, một số người bị viêm tuyến nước bọt vĩnh viễn, khiến họ bị khô miệng và thay đổi mùi vị.

Rủi ro của việc uống iod phóng xạ bao gồm:

Trong thời gian ngắn:
  • Viêm tuyến nước bọt tạm thời
  • Khô miệng
  • Thay đổi khẩu vị
  • Sưng, đỏ, đau cổ họng
  • Buồn nôn
  • Viêm dạ dày
  • Viêm bàng quang
Trong thời gian dài:
  • Ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản
  • Mệt mỏi
  • Mắt khô hoặc chảy nước
  • Giảm số lượng tế bào máu
  • Gây vấn đề về phổi
  • Tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư khác
  • Thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp
  • Viêm tuyến nước bọt vĩnh viễn.

Mặc dù các tác hại của iod phóng xạ, hay đúng hơn là tác dụng phụ, có thể xảy ra và có những vấn đề kéo dài. Tuy nhiên, uống iod phóng xạ trong điều trị ung thư tuyến giáp là cần thiết. Điều bạn cần làm là tuân thủ chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi nhất, giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa
Hình ảnh tin tức 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung thường được khuyến nghị cho trẻ từ 12-13 tuổi để bảo vệ và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trước khi có quan hệ tình dục lần