Suy tuyến thượng thận có chữa được không và câu trả lời từ bác sĩ

Theo thống kê, tỷ lệ suy tuyến thượng thận đang dần có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Điều này khiến nhiều người quan ngại vì lo sợ những tác hại của bệnh. Câu hỏi “Suy tuyến thượng thận có chữa được không?” hiện là nỗi băn khoăn hàng đầu hiện nay. Hãy cùng các bác sĩ YouMed đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.

Suy tuyến thượng thận là gì?

Suy tuyến thượng thận (hay bệnh Addison) xảy ra khi tuyến thượng thận sản xuất không đủ lượng cortisol cần thiết nên dẫn đến các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Song bệnh phổ biến nhất ở độ tuổi từ 30 – 50.

Theo các bác sĩ, suy tuyến thượng thận được chia làm 2 loại chính là suy tuyến thượng thận nguyên phát và suy tuyến thượng thận thứ phát.

Suy tuyến thượng thận có chữa được không và câu trả lời từ bác sĩ
Suy tuyến thượng thận có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính

Suy tuyến thượng thận nguyên phát

Đây là trường hợp bệnh tương đối hiếm gặp. Nguyên nhân gây bệnh là do tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả. Tuyến thượng thận giữ vai trò sản xuất hormone để duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Do đó, khi tuyến bị tổn thương, nồng độ hormone cortisol và aldosterone cũng suy giảm đáng kể và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

Một số yếu tố sau đây có thể gây suy tuyến thượng thận nguyên phát:

  • Hệ miễn dịch tấn công tuyến thượng thận do nhầm với các tế bào lạ.
  • Mắc các bệnh nhiễm khuẩn nặng như lao, HIV hoặc nấm.
  • Do có khối u ở tuyến thượng thận.

Suy tuyến thượng thận thứ phát

Suy tuyến thượng thận thứ phát là sự suy giảm chức năng tuyến do thiếu hormone adrenocorticotropic (ACTH). Nguyên nhân gây bệnh có thể do dùng thuốc không hợp lý, đặc biệt là corticoid.

Xem thêm: Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không? để cùng tìm hiểu mức độ nguy hiểm của bệnh lý này.

Những triệu chứng của suy tuyến thượng thận

Suy tuyến thượng thận có chữa được không?” còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh. Nếu bệnh được chẩn đoán sớm, khả năng bệnh nhân có cuộc sống ổn định và khỏe mạnh là rất cao. Những triệu chứng sau đây thường được quan sát ở người suy tuyến thượng thận.

  • Cảm thấy mệt mỏi, suy nhược toàn thân, đau các cơ và khớp.
  • Chán ăn.
  • Da tối màu, đặc biệt ở mặt, cổ hoặc mu bàn tay.
  • Luôn cảm thấy buồn nôn.
  • Bị huyết áp thấp, choáng váng hoặc chóng mặt nhẹ khi thay đổi tư thế.
  • Thèm muối.
  • Phụ nữ có hiện tượng giảm lông nách, lông mu và nhu cầu tình dục.
  • Các biểu hiện của tình trạng hạ đường huyết như đổ mồ hôi, run rẩy, lo lắng hoặc tim đập nhanh thường xảy ra ở người suy tuyến thượng thận thứ phát.

Ngoài ra, suy tuyến thượng thận có thể là hệ quả của việc xuất hiện khối u ở tuyến yên hoặc hạ đồi. Do đó, người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện như vô sinh, rối loạn cương dương hoặc chậm dậy thì ở trẻ em.

Suy tuyến thượng thận có chữa được không và câu trả lời từ bác sĩ
Người bị suy tuyến thượng thận có thể bị chóng mặt khi thay đổi tư thế

Suy tuyến thượng thận có chữa được không?

Tuy những triệu chứng của suy tuyến thượng thận không quá nguy hiểm, bệnh lại ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do đó, “suy tuyến thượng thận có chữa được không?” vẫn luôn là nỗi trăn trở hàng đầu của nhiều người.

Theo các bác sĩ, hiện nay y học vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng này. Người bệnh thường được khuyên kết hợp liệu pháp thay đổi lối sống song song với dùng thuốc để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Mục tiêu của quá trình điều trị là giảm nhẹ các triệu chứng do thiếu hormone nhưng vẫn hạn chế nồng độ hormone vượt quá mức cho phép.

Dùng thuốc

Người bệnh được chỉ định dùng glucocorticoid hoặc mineralocorticoid đến hết đời. Androgen có thể được cân nhắc bổ sung cho phụ nữ.

Các thuốc glucocorticoid

  • Bệnh nhân nên uống corticoid liều cao vào buổi sáng và liều thấp vào chiều hoặc tối muộn.
  • Các loại glucocorticoid tác dụng kéo dài như prednisone được ưu tiên sử dụng do bệnh nhân chỉ cần uống 1 lần/ngày. Tuy nhiên, bác sĩ cần điều chỉnh liều phù hợp để tránh khiến nồng độ hormone tăng cao quá mức.
  • Quá trình dùng thuốc của bệnh nhân nên được theo dõi chặt chẽ. Các biểu hiện như tăng cân hoặc phù mặt là dấu hiệu của việc dùng thuốc quá liều. Ngoài ra, bệnh nhân dùng corticoid trong thời gian dài có thể bị tăng nguy cơ gãy xương.
  • Liều thuốc corticoid sẽ được điều chỉnh tùy theo tuổi tác và cân nặng. Người béo phì có thể cần dùng liều cao hơn, trong khi trẻ em và người thiếu cân lại cần liều thấp hơn.

Các thuốc mineralocorticoid

Các thuốc loại mineralocorticoid (hay fludrocortisone) cũng là một lựa chọn được nhiều bác sĩ cân nhắc. Liều dùng của thuốc được hiệu chỉnh dựa trên huyết áp và thể tích dịch của người bệnh.

Các thuốc androgen

Đây là loại thuốc thường được chỉ định cho phụ nữ bị suy tuyến thượng thận. Thuốc giúp cải thiện ham muốn tình dục và tâm trạng của chị em phụ nữ.

Suy tuyến thượng thận có chữa được không và câu trả lời từ bác sĩ
Người bị suy tuyến thượng thận có thể phải dùng corticoid suốt đời

Điều chỉnh lối sống

Song song với liệu pháp dùng thuốc, bệnh nhân cũng cần xây dựng lối sống lành mạnh. “Suy tuyến thượng thận có chữa được không?” còn phụ thuộc khá nhiều vào chế độ sinh hoạt của bạn. Một số lời khuyên của nhân viên y tế như sau:

  • Đảm bảo tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn nên cố gắng uống thuốc đúng giờ, để thuốc ở nơi dễ tìm thấy và luôn mang theo thuốc khi đi du lịch hoặc đi công tác xa.
  • Cố gắng có lối sống khỏe mạnh, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và tập thể dục đều đặn.
  • Giữ tinh thần thoải mái, loại bỏ stress.

Lưu ý khi dùng thuốc chữa suy tuyến thượng thận

Sau khi trả lời được câu hỏi “Suy tuyến thượng thận có chữa được không?”, bạn cũng cần nắm vững những nguyên tắc trong quá trình dùng thuốc.

  • Bạn có thể trải qua những đợt mệt mỏi, đuối sức hoặc suy nhược cơ thể ở thời gian đầu.
  • Bạn cần đảm bảo dùng thuốc đúng giờ và đúng liều lượng. Nếu không, người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề về sức khỏe như kiệt sức, mất ngủ hoặc mắc đái tháo đường.
  • Bạn nên tái khám sau 6 – 12 tháng. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể cân nhắc tăng hoặc giảm liều.
  • Nếu bạn có các dấu hiệu như sốt trên 38 độ, gặp tai nạn, thực hiện các thủ thuật y tế như khám răng hoặc nội soi, bạn cần thông báo với bác sĩ. Khi đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh đơn thuốc để phù hợp với tình trạng của người bệnh.

Suy tuyến thượng thận là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi và giới tính nào. Tuy không để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, bệnh lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Hy vọng qua bài viết dưới đây, bạn đọc đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “Suy tuyến thượng thận có chữa được không?”. Nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào, đừng ngần ngại liên hệ bác sĩ để được tư vấn điều trị .

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Thuốc Oracortia có dùng được cho trẻ em không? Cách dùng ra sao?
Oracortia là thuốc giúp giảm viêm, sưng đau hiệu quả, thường được dùng để điều trị nhiệt miệng. Thế nhưng, vì đây là một loại thuốc thuộc nhóm
Hình ảnh tin tức Uống nước mía mỗi ngày có tốt không? Cần lưu ý những gì?
Nước mía không chỉ là thức uống xua tan cơn khát trong những ngày oi bức mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Chính vì vậy mà nhiều người lựa chọn
Hình ảnh tin tức Tìm hiểu tiểu đường tuýp 1 2 3 là gì? Tuýp nào nặng nhất?
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính cần phải được kiểm soát suốt đời. Vì bệnh có nhiều tuýp với một số đặc điểm khác nhau nên việc điều trị cũng có sự khác
Hình ảnh tin tức Nhận biết triệu chứng tăng đường huyết để xử lý kịp thời
Tăng đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao. Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường và sẽ trở nên nghiêm
Hình ảnh tin tức Người bệnh tiểu đường có ăn được trứng gà không?
Trứng gà là loại thực phẩm được sử dụng rất nhiều trong các món ăn của người Việt Nam bởi chúng vừa giàu dinh dưỡng, vừa thơm ngon, chế biến nhanh lại