Suy dinh dưỡng ở trẻ: Bố mẹ phải làm gì?

Suy dinh dưỡng là tình trạng cá nhân không nhận đủ calo, protein hoặc vi chất dinh dưỡng. Đây là vấn đề phổ biến trên toàn cầu. Nó có thể dẫn đến kết cục tiêu cực về sức khỏe ngắn và dài hạn. Tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn đáng báo động. Gần một nửa số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi là do thiếu dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao hơn nhiễm trùng thông thường. Đồng thời, nó cũng làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng và làm chậm quá trình phục hồi bệnh.

Sự tương tác giữa thiếu dinh dưỡng và nhiễm trùng có thể tạo ra một chu kỳ nguy hiểm. Điều này làm bệnh nặng hơn và tình trạng dinh dưỡng xấu đi. Dinh dưỡng kém trong 1.000 ngày đầu đời của một đứa trẻ cũng có thể dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm lại. Đồng thời, có liên quan đến khả năng nhận thức kém và giảm hiệu suất học tập và công việc.

1. Suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng là một thuật ngữ nói về việc ăn uống kém. Nó xảy ra khi một người tiêu thụ ít calo năng lượng hơn mức cần thiết trong một khoảng thời gian dài. Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một chỉ số phổ biến về phân loại suy dinh dưỡng. Nó biểu thị trọng lượng của một người liên quan đến chiều cao. Chỉ số được xác định bằng cách chia trọng lượng cơ thể tính bằng kilogam cho chiều cao cơ thể (tính bằng mét) bình phương. Một người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 trở xuống được coi là suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng ở trẻ: Bố mẹ phải làm gì?

2. Triệu chứng suy dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng biểu hiện các triệu chứng như thường xuyện nhận thấy cơ thể yếu đuối, mệt mỏi và thờ ơ. Trong nhiều trường hợp, có sự chậm phát triển tinh thần, giảm khối lượng cơ bắp cũng như suy giảm phát triển trí tuệ.

3. Nguyên nhân 

Các nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng ở trẻ thường liên quan đến:

  • Nghèo đói
  • Nhiễm trùng
  • Nguồn nước không an toàn, không vệ sinh. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng năm 2008 trên toàn cầu, một nửa số trường hợp thiếu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là do nguồn nước không an toàn, không vệ sinh. Tình trạng này làm trẻ dễ bị tiêu chảy lặp đi lặp lại và nhiễm giun đường ruột do thiếu vệ sinh.

Suy dinh dưỡng ở trẻ: Bố mẹ phải làm gì?

  • Các yếu tố liên quan đến xã hội, bất bình đẳng xã hội. Ở hầu hết các quốc gia, nhóm trẻ em nghèo có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng về suy dinh dưỡng giữa trẻ em của các gia đình nghèo và giàu khác nhau giữa các quốc gia. Năm 2000, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cao hơn nhiều ở các nước thu nhập thấp (36%) so với các nước thu nhập trung bình (12%) và Hoa Kỳ (1%).

4. Các dạng suy dinh dưỡng

Một dạng suy dinh dưỡng ở trẻ em là thể Marasmus. Nó xảy ra ở trẻ không ăn đủ protein, calo, carbohydrate và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Suy dinh dưỡng ở trẻ: Bố mẹ phải làm gì?
Suy dinh dưỡng thể Marasmus

Dạng khác là thể Kwashiorkor. Kwashiorkor gây ra sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể có thể làm cho khuôn mặt trở nên tròn và bụng bị căng. Sự phình ra của bụng là do giữ nước trong khoang bụng và gan to ra. Kwashiorkor xảy ra ở những người bị thiếu protein nghiêm trọng. Trẻ em suy dinh dưỡng thể Kwashiorkor thường lớn hơn trẻ thể Marasmus. Chế độ ăn uống chủ yếu là carbohydrate có thể dẫn đến tình trạng này.

Suy dinh dưỡng ở trẻ: Bố mẹ phải làm gì?
Suy dinh dưỡng thể Kwashiorkor

5. Tác hại của suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến mọi hệ thống trong cơ thể và luôn dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác như bệnh lao. Biến chứng bệnh cũng gia tăng và trong những trường hợp rất nặng thậm chí gây tử vong.

Suy dinh dưỡng ở trẻ gây tổn thương trực tiếp lên cấu trúc não. Nó làm suy yếu sự phát triển và vận động của trẻ sơ sinh. Trẻ em thiếu dinh dưỡng trước hai tuổi, tăng cân nhanh chóng trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên có nguy cơ cao mắc các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng.

Các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa suy dinh dưỡng và tử vong trẻ em. Một khi suy dinh dưỡng được điều trị, tăng trưởng đầy đủ là một dấu hiệu tốt cho sức khỏe và phục hồi. Ngay cả khi trẻ đã hồi phục sau tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng, trẻ vẫn có thể bị còi cọc trong suốt quãng đời còn lại.

Mức độ suy dinh dưỡng nhẹ làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong đối với bệnh hô hấp, tiêu chảy và sốt rét. Nguy cơ này tăng lên rất nhiều trong các trường hợp suy dinh dưỡng nặng hơn.

Suy dinh dưỡng trước khi sinh có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất và mô hình sinh lý tăng trưởng bình thường. Nó có ảnh hưởng suốt đời đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trẻ em thiếu dinh dưỡng có nhiều khả năng bị thiếu hụt sinh lý ở tuổi trưởng thành, có thành tích giáo dục và tình trạng kinh tế thấp hơn và sinh ra những đứa trẻ nhỏ hơn. Trẻ em thường phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng trong độ tuổi phát triển nhanh, có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

6. Điều trị cho trẻ suy dinh dưỡng nặng

Điều trị suy dinh dưỡng phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mức độ suy dinh dưỡng của trẻ. Trẻ có thể được tư vấn để theo dõi tại nhà. Hoặc được hỗ trợ tại nhà bởi một chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Trong trường hợp nghiêm trọng, điều trị tại bệnh viện có thể cần thiết.

Suy dinh dưỡng ở trẻ: Bố mẹ phải làm gì?

Thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung các chất cần thiết. Một chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn cho trẻ về những thay đổi chế độ ăn uống phù hợp. Mục đích đảm bảo cho trẻ có đủ chất dinh dưỡng.

Họ có thể đề nghị:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng hơn.

  • Thay đổi chế độ ăn uống, chẳng hạn như ăn thực phẩm giàu năng lượng và chất dinh dưỡng

  • Ăn vặt giữa các bữa ăn

  • Đồ uống chứa nhiều calo

  • Bổ sung vitamin và khoáng chất

  • Bổ sung dinh dưỡng năng lượng cao và protein. Trong trường hợp, các phương pháp điều trị khác không đủ cung cấp dinh dưỡng cần thiết.

Trẻ suy dinh dưỡng nghiêm trọng cần được cho ăn và bù nước một cách cẩn thận. Chúng không thể được cho ăn bình thường ngay lập tức. Chúng thường sẽ cần được chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện. Khi đã đủ khỏe, trẻ có thể dần dần bắt đầu ăn một chế độ ăn bình thường và tiếp tục quá trình điều trị này ở nhà.

Nếu các biện pháp này là không đủ, các chuyên gia có thể khuyến nghị dùng thêm chất dinh dưỡng dưới dạng bổ sung. Những điều này chỉ nên được thực hiện theo lời khuyên của một chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Trẻ sẽ có các cuộc hẹn thường xuyên để kiểm tra xem có bất kỳ thay đổi nào đối với chế độ ăn uống. Thực đơn cần phải được điều chỉnh để làm cho nó hợp lý, hiệu quả hơn.

Suy dinh dưỡng ở trẻ: Bố mẹ phải làm gì?

Việc quản lý điều trị cho trẻ tuân theo chương trình 10 điểm theo Tổ chức Y tế Thế giới.

  • Điều trị lượng đường huyết thấp. Glucose có thể dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

  • Điều trị hạ thân nhiệt, tình trạng có thân nhiệt thấp bất thường. Đều đặn theo dõi nhiệt độ cơ thể. Chăn có thể cung cấp sự ấm áp cho trẻ.

  • Giảm mất nước bằng cách sử dụng các giải pháp bù nước đặc biệt cho suy dinh dưỡng. Cần thận trọng trong quá trình bù nước để tránh quá tải tuần hoàn và làm quá tải tim.

  • Điều trị rối loạn cân bằng điện giải. Điều này có thể được thực hiện bằng cách cho thêm kali và magiê vào thức ăn của trẻ.

  • Điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng. Do hệ thống miễn dịch ở trẻ suy dinh dưỡng cực kỳ yếu, nhiễm trùng có thể xảy ra mà không có triệu chứng. Vì vậy, để phòng ngừa, trẻ em nên dùng một loại kháng sinh ngăn ngừa một loạt các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, trẻ trong tình trạng ổn định được tiêm phòng sởi.

  • Bù đắp thiếu hụt dinh dưỡng, bổ sung vitamin và các nguyên tố vi lượng. Đặc biệt là vitamin A, kẽm, axit folic và sắt.

  • Cho ăn thận trọng. Trong giai đoạn ổn định, chế độ dinh dưỡng được bắt đầu cẩn thận để tránh làm quá tải cơ thể bị suy yếu. Ngoài ra, nên cung cấp đủ chất lỏng, khoảng 100-130 ml cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.

  • Thúc đẩy tăng cân. Trong giai đoạn phục hồi chức năng, một cách tiếp cận mạnh mẽ về chế độ ăn là cần thiết để nhanh chóng tăng cân. Sự tăng cân nên được quan sát đều đặn và lý tưởng lên tới khoảng 10 gram trên mỗi kilogram trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

  • Tạo ra một môi trường tích cực. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kéo theo sự chậm trễ trong quá trình phát triển tinh thần. Vì vậy, nên cần chú ý đến việc tạo cho trẻ một môi trường kích thích và được bảo vệ.

  • Kiểm tra và tiêm chủng thường xuyên.

7. Phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu dinh dưỡng

Các bà mẹ và gia đình cần được giáo dục về chế độ dinh dưỡng phù hợp và thân thiện với trẻ để ngăn ngừa suy dinh dưỡng. Các bà mẹ nên được khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ. Vì cho con bú đảm bảo sự phát triển toàn diện cho hệ thống miễn dịch của trẻ. Trong thời gian này, điều quan trọng không kém là các bà mẹ phải được nuôi dưỡng với chế độ ăn đúng cách.

Suy dinh dưỡng ở trẻ: Bố mẹ phải làm gì?
Cho con bú

Cũng quan trọng để có một chế độ ăn uống cân bằng. Ở nhiều vùng trong đó suy dinh dưỡng phổ biến, mọi người thường ăn thực phẩm thường có quá nhiều carbohydrate và quá ít vitamin. Chế độ ăn uống thường chứa các loại ngũ cốc như gạo hoặc kê. Chúng thiếu rau và trái cây cung cấp các vitamin thiết yếu. Chế độ dinh dưỡng tốt từ sơ sinh đến ba tuổi là nền tảng quan trọng nhất để bé phát triển khỏe mạnh về thể chất và tinh thần.

Tóm lại, suy dinh dưỡng là bệnh lý phổ biến ở trẻ. Nó để lại hậu quả nghiêm trọng lên sức khỏe ngắn hạn và dài hạn. Cũng như quá trình phát triển tinh thần của trẻ. Bên cạnh trang bị kiến thức đầy đủ về dinh dưỡng cho trẻ. Các bậc cha mẹ nên quan tâm giữ vệ sinh nguồn nước, vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tránh các bệnh nhiễm trùng. Khi có con bị suy dinh dưỡng,  cha mẹ cần đem trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị chế độ ăn phù hợp, kịp thời. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng có thể giúp trẻ phục hồi nhanh chóng. Và không ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần về sau.

Bác sĩ Hoàng Thị Việt Trinh

 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Chương trình Siêu khuyến mại tháng 8 - 9/2023
Chương trình tri ân Khách hàng đã tin tưởng sử dụng các sản phẩm tại Nhà thuốc Kiên Lý, Nhà thuốc Hoahoa, Nhà thuốc Kiên Lý triển khai chương trình
Hình ảnh tin tức Vivitrol là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý
Thuốc Vivitrol có công dụng là gì? Thuốc được dùng cho những đối tượng nào? Thuốc Vivitrol có cần lưu ý gì khi sử dụng không? Trong bài viết dưới đây
Hình ảnh tin tức Ăn gì sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp?
Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, tôi có cần kiêng cử gì không? Có cần bổ sung thức ăn hay thuốc gì không? Bao nhiêu lâu sau phẫu thuật vết thương sẽ
Hình ảnh tin tức Tinh chất chống lão hóa Paula’s Choice 0.3% Retinol + 2% Bakuchiol có tốt không? Lưu ý khi dùng
Theo thời gian, làn da của bất cứ ai cũng phải trải qua quá trình lão hóa. Điều này khiến rất nhiều người phải đau đầu và băn khoăn tìm cách giải
Hình ảnh tin tức Dung dịch tẩy da chết Paula’s Choice Skin Perfecting 2% BHA Liquid có tốt không? Lưu ý khi dùng
Tẩy da chết có thể xem là một quy trình quan trọng trong việc chăm sóc da hằng ngày. Việc loại bỏ da chết có thể giúp da bạn dễ dàng hấp thụ các dưỡng