Sốt xuất huyết uống nước dừa được không? Những lưu ý cần nhớ

Theo các chuyên gia y tế người bệnh sốt xuất huyết nên uống nhiều nước hoặc đồ uống có tác dụng bổ sung chất điện giải để hạn chế tình trạng mất nước, rối loạn chất điện giải. Nước dừa cũng là một

Theo các chuyên gia y tế người bệnh sốt xuất huyết nên uống nhiều nước hoặc đồ uống có tác dụng bổ sung chất điện giải để hạn chế tình trạng mất nước, rối loạn chất điện giải. Nước dừa cũng là một thức uống chứa nhiều chất điện giải, lại dễ tìm mua và có giá cả phải chăng. Vậy, người bị sốt xuất huyết uống nước dừa được không?

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, nóng sốt và dễ bị mất nước. Do đó, một trong những nguyên tắc điều trị sốt xuất huyết là bù nước cho cơ thể. Lúc này, nhiều người chọn nước dừa để bù nước và điện giải cho người bị sốt xuất huyết. Điều này có nên hay không? Cùng NT BacGiang tìm hiểu vấn đề “Sốt xuất huyết uống nước dừa được không?” qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé!

Giải đáp thắc mắc: Sốt xuất huyết uống nước dừa được không?

Khi điều trị sốt xuất huyết, việc khuyến khích người bệnh bù dịch lỏng sớm bằng đường uống là một trong những ưu tiên hàng đầu của các bác sĩ. Nguyên nhân là vì sốt xuất huyết thường gây mất nước. Thậm chí, nghiên cứu cũng cho thấy, việc uống nhiều nước trong 24 giờ trước khi được bác sĩ lâm sàng khám có liên quan đến việc giảm nguy cơ nhập viện ở bệnh nhân sốt xuất huyết.

Ngoài nước lọc, người bệnh có thể uống các loại nước bổ sung điện giải khác như dung dịch bù chất điện giải oresol, nước trái cây… Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Sốt xuất huyết uống nước dừa được không? Câu trả lời là “Được”.

Người bị sốt xuất huyết hoàn toàn có thể uống nước dừa để hạn chế tình trạng mất nước. Đây là nguồn bổ sung nước tự nhiên và cung cấp chất điện giải cũng như những khoáng chất cần thiết tốt cho cơ thể. Hơn nữa, nước dừa còn giúp giảm tình trạng suy nhược, giúp cơ thể người bệnh có sức sống hơn.

Có thể bạn quan tâm

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn uống gì để tăng tiểu cầu?

Khám phá 4 lợi ích của nước dừa đối với người bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết uống nước dừa được không? Những lưu ý cần nhớ

Không chỉ quan tâm đến vấn đề sốt xuất huyết có uống nước dừa được không, nhiều người còn tò mò về những công dụng của nước dừa đối với người bị sốt xuất huyết. Dưới đây là bốn lợi ích nổi bật:

1. Khắc phục tình trạng mất nước do sốt xuất huyết

Khi bị virus gây bệnh sốt xuất huyết tấn công, sự cân bằng dịch lỏng trong cơ thể trở nên rối loạn. Trong trường hợp này, việc bổ sung đủ lượng chất lỏng là quan trọng.

Với 94% thành phần là nước, nước dừa là một nguồn cung cấp chất lỏng tự nhiên cho cơ thể. Người bị sốt xuất huyết có thể uống nước dừa để bù nước nhờ vào đặc trưng này.

2. Bù điện giải cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Người bị sốt xuất huyết có thể bị mất nước và chất điện giải do đổ mồ hôi nhiều khi bị sốt cao. Lúc này, người bệnh có thể uống nước dừa để bổ sung chất điện giải. Đây là những khoáng chất giúp cơ thể giữ nước hiệu quả. Các chất điện giải trong nước dừa bao gồm kali, natri và mangan. Những khoáng chất này giúp điều chỉnh các cơ chế hoạt động của cơ thể.

Đọc thêm

Giải đáp: Bị sốt xuất huyết nên làm gì? 5 việc nên làm ngay để nhanh khỏi

3. Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Nước dừa chứa rất ít chất béo và calo, nhưng lại góp phần cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, chẳng hạn như protein, vitamin, carbohydrate, đường tự nhiên, kali, magiê, phốt pho, chất chống oxy hóa…

4. Hỗ trợ kháng khuẩn, kháng virus

Nhờ chứa chất chống oxy hóa và những dưỡng chất khác, nước dừa mang lại một số đặc tính dược lý như khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus, chống oxy hóa, chống viêm… Do đó, người bị sốt xuất huyết nên uống nước dừa để có thể nhận được các lợi ích này. 

Đến đây, lời đáp cho băn khoăn “Người bị sốt xuất huyết uống nước dừa được không?” đã hoàn toàn sáng tỏ.

Đọc thêm

Sốt xuất huyết có được gội đầu không? Hướng dẫn gội đầu đúng cách

Bị sốt xuất huyết cần lưu ý gì khi uống nước dừa?

Sốt xuất huyết uống nước dừa được không? Những lưu ý cần nhớ

Chắc hẳn là bạn không còn thắc mắc “Sốt xuất huyết uống nước dừa được không?” nữa rồi! Mặc dù nước dừa được xem là thức uống tốt cho sức khỏe và phù hợp với những người đang bị sốt xuất huyết, tuy nhiên, việc uống quá nhiều nước dừa có thể gây hại cho cơ thể.

Nếu bạn uống quá nhiều nước dừa, cơ thể sẽ hấp thụ nhiều kali. Điều này dẫn đến tình trạng mất cân bằng cơ chế điều hòa trong cơ thể và gây nguy hiểm cho sinh lý. Do đó, lời khuyên dành cho bạn là hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng nước dừa có thể uống mỗi ngày, nhất là trong trường hợp bạn có bệnh nền, huyết áp thấp… Trong giai đoạn phục hồi, người bị sốt xuất huyết chỉ nên uống không quá 2 ly nước dừa/ngày.

Bạn có thể quan tâm:

Như vậy, câu trả lời cho vấn đề bị sốt xuất huyết uống nước dừa được không đã được bật mí. Điều quan trọng là người bệnh sốt xuất huyết cần uống nhiều nước và các thức uống bổ sung điện giải khác để phòng ngừa tình trạng mất nước nghiêm trọng.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan