SỐT THUNG LŨNG VÀ NGUY CƠ BÙNG PHÁT THÀNH DỊCH

Nhân loại ngày nay phát triển giao thương mọi nơi trên Trái Đất. Chúng ta có thể nghe đến tên của những căn bệnh ở xa xít bên kia bờ đại dương. Với tốc độ giao thương, những căn bệnh này dễ lan truyền rất nhanh để thành các dịch và đại dịch. Vậy sốt thung lũng là gì?

I. LỊCH SỬ PHÁT HIỆN

  • Thế kỉ 20, với nền y học tương đối phát triển, loài người đã phát hiện nhiều chủng virus gây bệnh mới. Được phân lập đầu tiên vào năm 1910 tại đất nước Kenya, trong những thung lũng được cải tạo thành nơi chăn gia súc, chúng ta biết đến loài virus gây bệnh sốt thung lũng này. Nó thường được tìm thấy trong các khu vực phía đông và miền nam châu Phi, nơi cừu và gia súc được nâng lên, nhưng tồn tại ở hầu hết các tiểu vùng Sahara Châu Phi, bao gồm cả Tây Phi và Madagascar.
  • Các đợt bùng phát:

  • Sốt thung lũng là bệnh lây truyền phổ biến nhất ở các loài thú chăn nuôi, thuộc bộ móng guốc. Từ thế kỉ 19 đến thế kỉ 20, người Âu-Mỹ đã phát triển các trang trại chăn nuôi khổng lồ tại châu Phi. Bệnh gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Mặc dù bệnh chủ yếu được phát hiện ở động vật, tuy nhiên con người vẫn có nguy cơ mắc bệnh và diễn tiến từ nhẹ đến nặng, có thể gây viêm não và tử vong.
  • Do bệnh được phát hiện tại vùng thung lũng Kenya nên được gọi với tên: sốt thung lũng – cơn sốt do virus đến từ vùng thung lũng (RVF- RIFT VALLEY FEVER). Bệnh gây ra do một thành viên của chi Phlebovirus trong bộ Bunyavirales. Một số thành viên trong chi này cũng gây nên các bệnh sốt xuất huyết ở người (như bệnh sốt xuất huyết CONGO).

SỐT THUNG LŨNG VÀ NGUY CƠ BÙNG PHÁT THÀNH DỊCH

Thú non bị chết bởi RVFV

  • Mặc dù thường gây bệnh ở động vật, nhưng khi một lượng lớn gia súc bệnh, có khả năng lan truyền virus sốt thung lũng sang người.
  • Năm 1977, một đợt bùng phát lớn tại Ai Cập ghi nhận với hơn 600 cas tử vong ở người.
  • Năm 1987, sau một dự án thủy lợi tại Tây Phi, một đợt dịch khác ở cả người và động vật đã bùng phát tại đây. Vào tháng 9/2000, một đợt dịch được ghi nhận tại Saudi Arabia và Yemen.

SỐT THUNG LŨNG VÀ NGUY CƠ BÙNG PHÁT THÀNH DỊCH

Bản đồ các nước công bố dịch sốt thung lũng

II. CƠ CHẾ LÂY TRUYỀN SỐT THUNG LŨNG

Có hai cơ chế được phát hiện:

1. Cơ chế từ động vật – người:

  • Người thường bị bệnh thông qua tiếp xúc với máu và dịch tiết của động vật bị bệnh. Việc xảy ra trong thời gian chăm sóc vật bị bệnh hoặc quá trình giết mổ. Việc chạm tay vào phần thịt bị nhiễm bệnh, ăn không chín nấu không đủ cũng gây bệnh. Hoặc hiếm hơn: vô tình chạm lên mắt-mũi-miệng sau khi chạm vào dịch tiết gia súc bệnh.

2. Cơ chế trung gian truyền bệnh:

  • Con người sẽ mắc bệnh nếu bị muỗi mang virus đốt phải. Virus lan truyền trong nhiều loại côn trùng hút máu như ruồi trâu (rất hiếm gặp), ve, bọ chét,… Thường gặp nhất là muỗi ở hai giống Aedes và Culex.


Trường hợp đặc biệt:

  • Được ghi nhận: con người mắc sốt thung lũng khi hít phát không khí có chứa virus trong môi trường phòng thí nghiệm. Tại phòng phân lập virus, khi nồng độ virus cao trong không khí, khi hít phải, virus có thể xâm nhập niêm mạc. Sau đó gây bệnh trên người.


Chưa ghi nhận trường hợp gây bệnh sốt thung lũng truyền từ người sang người.


Chu kỳ truyền bệnh của RVFV (sốt thung lũng) có thể giống như thế này:

  • Virus có thể lây lan từ mosquitos cái đến con cái của chúng thông qua những quả trứng (truyền tải dọc).
  • Trong trứng, virus vẫn còn khả thi (lây nhiễm) trong nhiều năm trong điều kiện khô.
  • Lượng mưa quá nhiều cho phép nhiều trứng muỗi nở.
  • Khi các quần thể muỗi tăng lên, tiềm năng cho virus lây lan sang động vật và con người tăng lên.
  • RVFV bùng phát ở động vật, phổ biến nhất là chăn nuôi, dẫn đến xử lý tăng của động vật bị nhiễm bệnh, mà sau đó làm tăng nguy cơ tiếp xúc với virus cho người dân.
  • Một số loài muỗi có thể lây lan RVFV, phổ biến nhất là các Aedes và muỗi culex, và những khác nhau theo khu vực. Điều kiện môi trường, đặc biệt là lượng mưa, là một yếu tố nguy cơ quan trọng cho sự bùng phát ở cả động vật và con người. Các đợt bùng phát của RVF thường được liên kết với nhiều năm có lượng mưa lớn và lũ lụt. Mối liên hệ: muỗi lây lan bệnh và lượng mưa nặng cho phép nhiều trứng muỗi nở ra.

SỐT THUNG LŨNG VÀ NGUY CƠ BÙNG PHÁT THÀNH DỊCH

Chu trình lây bệnh của RVFV (nguồn CDC Mỹ)

III. TRIỆU CHỨNG SỐT THUNG LŨNG

  • Thời gian ủ bệnh từ 2-6 ngày sau khi nhiễm virus.
  • Bệnh có thể chỉ có triệu chứng nhẹ như đau mỏi cơ, sốt, nhức đầu.
  • Người bệnh có thể tự khỏi bệnh sau 2 ngày-1 tuần sau đó.
  • Tuy nhiên, từ 8-10% người bệnh sẽ diễn biến nặng. Các triệu chứng bao gồm:

  • Về mắt: tổn thương xảy ra sau 1-3 tuần sau khi nhiễm. Bệnh nhân giảm dần thị lực. Tổn thương có thể tự khỏi và biến mất sau 10-12 tuần. Tuy nhiên ở bệnh nhân bị tổn thương điểm vàng (trung tâm võng mạc), sẽ mất thị lực vĩnh viễn.
  • Viêm não: đau đầu, hôn mê và co giật. Chiếm tỉ lệ thấp, dưới 1%. Bệnh nhân khởi phát sau 1-4 tuần sau khi nhiễm virus. Bệnh tử vong do viêm não rất hiếm nhưng di chứng tổn thương não là vĩnh viễn.
  • Sốt xuất huyết: ít hơn 1% các trường hợp. Từ nhẹ, các chấm xuất huyết ở da, đến nặng hơn với việc xuất huyết ở tạng. Tiêu phân máu, suy gan, rất hiếm gặp. Tuy nhiên tỉ suất tử vong rất cao: trên 50% chỉ với tình trạng khởi phát sau 3-6 ngày.
  • Cơ địa đặc biệt: mang thai. Gần như 100% thai sẽ chết và dị tật.

IV. YẾU TỐ LÂY NHIỄM

  • Ngủ ngoài trời, không mắc màng, ở vùng có dịch đang hoành hành.
  • Dùng sản phẩm từ động vật ở vùng dịch tễ. Nấu không đủ chin.
  • Nhân viên trong phòng thí nghiệm.

ĐIỀU KIỆN NHIỄM SỐT THUNG LŨNG TẠI VIỆT NAM

  • Việc thông thương trao đổi, mua bán của Việt Nam và Châu Phi đang phát triển. Các tàu chở hàng và gia súc, thịt gia súc được đưa đến trong các container vượt đại dương. Các container có thể tiềm ẩn các virus hoặc muỗi có chưa virus sốt thung lũng.
  • Điều kiện ăn uống tại Việt Nam thích các món tươi, chế biến tái ở thịt bò. Thói quen ăn tiết canh cũng tiềm ẩn nguy cơ cao gây bệnh ở người.
    Các sản phẩm sữa không trải qua quá trình chế biến và tinh chế cũng chứa các mầm bệnh khả năng gây bệnh ở người và gia súc. Các sản phẩm có thể từ sữa, bơ, phomat,…
  • Ở Việt Nam, các vùng nông trại chăn nuôi có quần thể muỗi Culex lớn. Trong khi vùng thành thị muỗi Aedes chủ yếu. Tiềm ẩn nguy cơ phát triển thành dịch.
  • Du khách quốc tế đi qua vùng dịch, hoặc người từ vùng dịch trở về. Họ có nguy cơ mang virus.

V. CHẨN ĐOÁN

  • Bệnh khó chẩn đoán, nhất là trong thời gian đầu ủ bệnh. Người nhiễm bệnh không có triệu chứng gì đáng kể. Ngoại trừ yếu tố: người đó có đi đến vùng dịch hay sử dụng thực phẩm động vật từ vùng dịch.
  • Xét nghiệm máu là chủ yếu gồm hai xét nghiệm thường dùng là xét nghiệm miễn dịch ELISA và xét nghiệm Real time PCR
  • Khi được chẩn đoán xác định, bệnh phải được báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương và quốc gia.

VI. ĐIỀU TRỊ, VACCINE, VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

  • Hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng sốt thung lũng.
  • Chưa có vaccine ngừa bệnh.
  • Do đó, phòng bệnh là phương pháp triệt để nhất.

PHÒNG NGỪA

  • Tránh tiếp xúc với máu, dịch tiết, hoặc mô của động vật bị nhiễm sốt thung lũng.
  • Những người làm việc với động vật trong các khu vực đặc hữu nên mặc thiết bị bảo vệ thích hợp. Dùng găng tay, giày, tay áo dài, và một lá chắn mặt,… để tránh bất kỳ tiếp xúc với máu hoặc dịch mô của động vật có khả năng bị nhiễm bệnh.
  • Không dùng các sản phẩm động vật không an toàn. Tất cả các sản phẩm động vật (bao gồm cả thịt, sữa và máu) nên được nấu chín kỹ trước khi ăn hoặc uống.
  • Tự bảo vệ mình chống lại muỗi và côn trùng hút máu khác. Sử dụng chất đuổi côn trùng và lưới giường, và mặc áo sơ mi tay dài và quần dài để che da tiếp xúc.
  • Giám sát chặt chẽ các ca nhiễm nhiễm RVF ở động vật và con người.
    Thiết lập giám sát môi trường và hệ thống giám sát trường hợp có thể giúp đỡ để dự đoán và kiểm soát các dịch RVF trong tương lai.
  • Tiêm chủng động vật: Có vaccine cho động vật. Tuy nhiên chỉ được dùng để dập dịch. Vì khi tiêm, tuy cứu được các con thú lớn và ngăn ngừa lây nhiễm, những con mang thai vẫn bị thiệt hại.

SỐT THUNG LŨNG VÀ NGUY CƠ BÙNG PHÁT THÀNH DỊCH

Poster tuyên truyền phòng chống bệnh RVFV tại châu Phi


Vì bệnh rất hiếm gặp và có yếu tố dịch tễ rõ ràng, nên bạn nên cẩn trọng khi tiếp xúc với động vật hay sản phẩm của chúng. Nhất là các sản phẩm có nguồn gốc từ nguồn dịch hay nguồn gốc không rõ ràng khác.

Bác sĩ Nguyễn Quang Hiếu

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Thuốc Oracortia có dùng được cho trẻ em không? Cách dùng ra sao?
Oracortia là thuốc giúp giảm viêm, sưng đau hiệu quả, thường được dùng để điều trị nhiệt miệng. Thế nhưng, vì đây là một loại thuốc thuộc nhóm
Hình ảnh tin tức Uống nước mía mỗi ngày có tốt không? Cần lưu ý những gì?
Nước mía không chỉ là thức uống xua tan cơn khát trong những ngày oi bức mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Chính vì vậy mà nhiều người lựa chọn
Hình ảnh tin tức Tìm hiểu tiểu đường tuýp 1 2 3 là gì? Tuýp nào nặng nhất?
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính cần phải được kiểm soát suốt đời. Vì bệnh có nhiều tuýp với một số đặc điểm khác nhau nên việc điều trị cũng có sự khác
Hình ảnh tin tức Nhận biết triệu chứng tăng đường huyết để xử lý kịp thời
Tăng đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao. Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường và sẽ trở nên nghiêm
Hình ảnh tin tức Người bệnh tiểu đường có ăn được trứng gà không?
Trứng gà là loại thực phẩm được sử dụng rất nhiều trong các món ăn của người Việt Nam bởi chúng vừa giàu dinh dưỡng, vừa thơm ngon, chế biến nhanh lại