Sốt siêu vi ở trẻ: Những điều không thể bỏ qua!

Sốt là khi nhiệt độ cơ thể cao hơn giới hạn bình thường. Đa số nguyên nhân thường gặp ở trẻ là do nhiễm siêu vi. Bệnh thường tự giới hạn và không gây hại nhiều đến sức khỏe của trẻ.

1. Những phương pháp đo nhiệt độ nào được sử dụng?

Trẻ được chẩn đoán có sốt khi đo nhiệt độ:

  • Ở hậu môn hoặc tai trên 38,0°C.
  • Ở miệng trên 37,8°C.
  • Ở nách trên 37,2°C.

Phương pháp đo nhiệt độ ở hậu môn là chính xác nhất. Ngoài ra, nhiệt độ tai (đo ở màng nhĩ) không đáng tin cậy đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Vài cha mẹ có thói quen nghĩ trẻ bị sốt vì cảm thấy nóng khi chạm vào cơ thể trẻ. Kiểm tra sốt theo cách này đôi khi chính xác hơn chúng ta thường nghĩ. Tuy nhiên, cách tốt nhất để xác định trẻ thật sự sốt vẫn là dùng nhiệt kế.

Sốt siêu vi ở trẻ: Những điều không thể bỏ qua!

Nhiệt độ trung bình của cơ thể thay đổi ở từng bộ phận khác nhau trong cơ thể. Nó cũng biến động theo thời điểm trong ngày hay một số hoạt động của trẻ. Ví dụ, khi đo bằng miệng, nhiệt độ thông thường có thể thay đổi từ 35,5°C vào buổi sáng đến 37,5°C vào buổi chiều. Nhiệt độ tăng nhẹ từ 38 đến 38,5°C liên quan tập thể dục, mặc nhiều quần áo, tắm nước nóng hoặc thời tiết nóng. Nếu bạn nghi ngờ có những yếu tố trên ảnh hưởng đến nhiệt độ của trẻ, hãy đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

2. Nguyên nhân sốt siêu vi là gì?

Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể đối với nhiễm trùng. Sốt giúp chống lại nhiễm trùng bằng cách bật hệ thống miễn dịch của trẻ. Hầu hết các cơn sốt (nhiệt độ từ 37,8 đến 40°C) đều không gây hại. Hầu hết, sốt là phản ứng gây ra bởi các bệnh do virus như cảm lạnh hoặc cúm. Đây còn gọi chung là sốt siêu vi. Một số nguyên nhân do vi khuẩn như viêm họng do liên cầu hoặc nhiễm trùng ở phổi. Lưu ý, một sự thật là hiện tượng mọc răng ở trẻ không gây sốt.

3. Sốt siêu vi thường sẽ kéo dài trong bao lâu?

Hầu hết các cơn sốt siêu vi kéo dài từ 2 đến 3 ngày. Nói chung, sự dao động nhiệt độ sốt không liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tổn thương não chỉ xảy ra nếu nhiệt độ cơ thể trên 42°C hay còn gọi là sốt ác tính. Tuy nhiên, trung tâm điều nhiệt của não luôn hoạt động giữ cho nhiệt độ cơ thể dưới ngưỡng này.

Trong tất cả trẻ bị sốt, chỉ có 4% trẻ có cơn co giật ngắn liên quan đến sốt. Cơn co giật này đa số là lành tính. Nếu trẻ bị co giật do sốt, trẻ cần được Bác sĩ thăm khám để chắc chắn không có vấn đề gì nghiêm trọng.

>> Triệu chứng co giật khi sốt cao ở trẻ rất nguy hiểm. Nắm vững cách nhận biết và xử trí kịp thời khi trẻ co giật là cách tốt nhất để bảo vệ bé yêu!

4. Bạn nên chăm sóc trẻ như thế nào?

Bù thêm dịch và để thoáng

Khuyến khích trẻ uống thêm nhiều nước. Có thể những đồ uống lạnh như nước trái cây. Cơ thể trẻ dễ bị mất nước trong khi sốt vì đổ mồ hôi. Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ.

Quần áo nên được hạn chế ở mức tối thiểu vì phần lớn nhiệt bị mất qua da. Cho trẻ mặc những quần áo ngắn tay, chất liệu mát dễ chịu. Đừng ủ ấm trẻ vì có thể gây sốt cao hơn. Nếu trẻ cảm thấy lạnh hoặc run rẩy, hãy đắp cho trẻ một chiếc chăn mỏng.

Không cần phải kiêng cử việc tắm. Ngược lại, vệ sinh sạch sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn, đồng thời cũng giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh.

Sốt siêu vi ở trẻ: Những điều không thể bỏ qua!
Vệ sinh tắm rửa sạch sẽ cho trẻ

Thuốc hạ sốt

Bởi vì sốt giúp trẻ chống lại nhiễm trùng. Sốt chỉ cần được điều trị bằng thuốc nếu sốt gây khó chịu cho trẻ, thường gặp khi sốt trên 39°C.

Thuốc hạ sốt bắt đầu có tác dụng trong khoảng 30 phút đến 2 giờ sau khi sử dụng. Thuốc sẽ giảm thêm nhiệt độ cơ thể trẻ từ 1°C đến 1,5°C. Thuốc không giúp đưa nhiệt độ xuống mức bình thường trừ khi nhiệt độ không quá cao trước khi dùng thuốc. Nếu trẻ đang ngủ, đừng đánh thức trẻ dậy để cho uống thuốc dù trẻ đang sốt.

Liều thường dùng tính theo cân nặng của trẻ. Có thể lặp lại mỗi 4 đến 6 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt. Không bao giờ cho trẻ dùng quá 5 liều trong một ngày.

  • Ibuprofen

Ibuprofen được cho phép sử dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Ưu điểm của ibuprofen so với acetaminophen là tác dụng kéo dài hơn (6 đến 8 giờ thay vì 4 đến 6 giờ). Do đó, giúp giảm sốt hiệu quả hơn

Một số điểm cần lưu ý

Không sử dụng acetaminophen và ibuprofen cùng với nhau trừ khi có sự chỉ định của Bác sĩ. Đa số trường hợp, việc này không cần thiết và có thể gây nhầm lẫn.

Tránh dùng aspirin: Các bác sĩ khuyên rằng trẻ em không nên dùng aspirin khi bị sốt. Nếu trẻ uống aspirin trong khi bị nhiễm virus, như thủy đậu hoặc cúm, có thể liên quan đến một căn bệnh nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye.

Sốt siêu vi ở trẻ: Những điều không thể bỏ qua!
Cần thận khi cho trẻ ống thuốc hạ sốt. 

Lau mát

Không bao giờ lau mát trẻ mà không cho trẻ uống thuốc hạ sốt trước. Chỉ lau mát trẻ khi sốt cao hơn 40°C và đã giảm nhiệt độ sau khi uống thuốc 30 phút. Lau mát với nước ấm ở nhiệt độ từ 29 đến 32°C. Ngưng lau mát khi nhiệt độ trẻ dưới 38,3°C.

5. Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Đưa trẻ khám Bác sĩ NGAY LẬP TỨC nếu:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi có sốt.
  • Sốt trên 40°C và không cải thiện sau 2 giờ dùng thuốc hạ sốt.
  • Trẻ có sốt kèm theo đau đầu dữ dội, nói sảng, co giật, khó thở, phát ban hoặc không chịu uống thuốc.

>> Có thể bạn quan tâm: Xử trí thế nào khi trẻ bị sốt cao co giật?

Đưa trẻ đi khám Bác sĩ nếu:

  • Trẻ sốt hơn 24 giờ mà không có nguyên nhân rõ ràng hoặc dấu hiệu gợi ý vị trí nhiễm trùng trẻ dưới 2 tuổi.
  • Trẻ sốt hơn 3 ngày.
  • Sốt ngưng trong hơn 24 giờ và sau đó sốt lại.
  • Bạn có những mối quan tâm hoặc câu hỏi khác.

Sốt siêu vi rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là triệu chứng thường do virus và tự giới hạn sau vài ngày. Ngoài những chăm sóc cơ bản như thuốc hạ sốt, bù thêm dịch và lau mát cho trẻ, cha mẹ cũng cần chú ý đến những dấu hiệu nguy hiểm để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế nhé.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Hội chứng siêu nữ là gì? Chẩn đoán thế nào, điều trị ra sao?
Mới đây, thông tin về việc bé gái mắc hội chứng siêu nữ ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các mẹ bầu.
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang