Sốt rét: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Sốt rét đã từng là vấn đề sức khỏe gây sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Muỗi là loài động vật gây lây truyền bệnh sốt rét. Đất nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi.

Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét có giảm đi nhiều phần. Tuy nhiên, đây vẫn là một bệnh nguy hiểm và dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều cần nắm biết thông tin về bệnh để có thể nhận ra, thăm khám và điều trị kịp lúc.

1. Bệnh sốt rét là gì?

Sốt rét là bệnh do nhiễm ký sinh trùng. (Ký sinh trùng là sinh vật rất nhỏ chuyên sống trên cơ thể người hoặc động vật lớn để lấy chất dinh dưỡng, dưỡng khí, nơi trú ẩn…). Muỗi bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét khi hút máu các con vật bị bệnh sốt rét. Ký sinh trùng phát triển trong muỗi và truyền sang con người qua vết chích độc hại.

Để hiểu rõ hơn về ký sinh trùng với những triệu chứng nhận biết kịp thời hãy tìm hiểu với bài viết: “Nhiễm ký sinh trùng: Dấu hiệu và những điều cần biết” của bác sĩ Đinh Gia Khánh

Sốt rét: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Hình minh họa về ký sinh trùng sốt rét: Những sinh vật kích thước rất nhỏ ký sinh trong tế bào hồng cầu trong máu người (Nguồn ảnh: WHO)

Sốt rét khá phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới. Bệnh có thể nhẹ và thể nặng. Sốt rét thể nặng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và thậm chí là tử vong.

2. Các triệu chứng của bệnh sốt rét là gì?

Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Sốt.
  • Ớn lạnh (Rét).

Vì có triệu chứng sốt và rét nên bệnh được đặt tên là sốt rét.

  • Đổ mồ hôi.
  • Nhức đầu.
  • Đau nhức cơ thể.
  • Mệt mỏi.
  • Các vấn đề về dạ dày – ruột: mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy.
  • Da trông có màu vàng – Bác sĩ gọi triệu chứng này là “vàng da.”
  • Ho.
  • Nhịp tim nhanh hoặc thở gấp.
Sốt rét: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Vàng da hay “da xanh như tàu lá” là biểu hiện của bệnh sốt rét. Chi tiết này thường được mô tả trong thơ văn thời kháng chiến ở nước ta.

Sốt rét nặng có thể gây ra các triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Lú lẫn.
  • Nhìn thấy hoặc nghe thấy những điều không thực sự ở đó (ảo giác).
  • Co giật.
  • Nước tiểu sẫm màu hoặc có máu.

3. Tôi nên đi khám bác sĩ?

Gặp bác sĩ ngay nếu bạn bị sốt trong khi đi du lịch hoặc sau khi bạn quay trở lại từ một “vùng dịch tễ sốt rét”. Vùng dịch tễ nghĩa là nơi có nhiều người bị bệnh này. Các vùng dịch tễ sốt rét có thể tham khảo trong thông báo của bộ y tế Việt Nam hay trên trang web của Tổ chức Y tế Thế giới. Hãy chắc chắn nói với bác sĩ nơi bạn đã đi, bao gồm cả sân bay quá cảnh.

>> Trước khi đi gặp bác sĩ thì bạn đã biết mình nên chuẩn bị gì chưa? Cùng tham khảo bài viết “Sốt rét: Những điều cần chuẩn bị trước khi đi khám” để có sự chuẩn bị thật tốt và đem lại hiệu quả cho buổi thăm khám.

4. Tôi sẽ cần làm xét nghiệm?

Đúng. Nếu bác sĩ nghĩ rằng bạn bị sốt rét thì họ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để tìm ký sinh trùng sốt rét. Có vài loại ký sinh trùng khác nhau, cách điều trị cũng khác nhau tùy loại. Nếu bạn bị sốt rét, bác sĩ cần biết bạn bị nhiễm loại nào để có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Xét nghiệm máu cũng có thể cho thấy nếu sốt rét đang gây ra các vấn đề sức khỏe khác.

Sốt rét: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Cần làm xét nghiệm máu để xác định loại ký sinh trùng sốt rét

5. Bệnh sốt rét được điều trị như thế nào?

Các bác sĩ cho thuốc để loại bỏ ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Đôi khi phải uống nhiều hơn một loại thuốc hoặc thậm chí phải nhập viện để truyền thuốc nếu bạn bị thể sốt rét nặng (còn gọi là sốt rét ác tính).

Sau khi bạn bắt đầu điều trị, bạn sẽ được xét nghiệm máu mỗi ngày trong vài ngày. Các xét nghiệm là để đảm bảo thuốc đang hoạt động tốt. Nếu không, bác sĩ có thể cho một loại thuốc khác.

6. Bệnh sốt rét có thể phòng ngừa được không?

Việc uống thuốc có thể giúp ngừa bệnh khi bạn sắp và đang đi đến khu vực dịch tễ của bệnh. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nếu bạn cần. Hãy uống chính xác như những gì được hướng dẫn, nếu không có thể sẽ chẳng có tác dụng gì cả. Uống thuốc sốt rét rất quan trọng ngay cả khi bạn đi du lịch đến một nơi bạn từng sống.

Việt Nam là quốc gia có khí hậu nóng ẩm quanh năm, nhiều cây xanh. Bệnh sốt rét thường rộ lên cùng thời điểm với mùa sinh sản mạnh của muỗi là đầu và cuối mùa mưa. Vùng có nhiều người bị mắc sốt rét thường là vùng rừng núi ở các tỉnh từ 20 độ Bắc trở xuống, gồm Bắc Trung Bộ, Miền Trung – Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Bạn đã nghe đến cây Ngải cứu chưa? Loài cây này sở hữu một nhóm khá rộng với những đặc tính trị liệu. Bao gồm: chống sốt rét, chống viêm, chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, ngừa tổn thương gan, chống co thắt và chống nhiễm trùng. Ngải cứu: Giá trị dược liệu quý chống sốt rét

6.1. Bạn cũng có thể giảm nguy cơ bằng cách ngăn muỗi đốt:

  • Ở trong nhà vào ban đêm – sau khi mặt trời lặn và trước khi mặt trời mọc vì đây là thời điểm hoạt động mạnh của muỗi.
  • Mang giày, áo sơ mi dài tay và quần dài khi ra ngoài.
  • Mang thuốc xịt hoặc kem có chứa DEET hoặc hóa chất picaridin, muỗi rất sợ các hóa chất này.
  • Ngủ trong có cửa sổ và cửa ra vào thông thoáng hoặc kín và có điều hòa không khí.
  • Ngủ trong mùng có tẩm thuốc chống muỗi.

Mọi người có thể bị sốt rét ngay cả khi đã dùng thuốc để phòng ngừa. 

Sốt rét: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
 Muỗi là sinh vật trung gian truyền ký sinh trùng sốt rét từ người bệnh hoặc động vật bệnh vào người khỏe

6.2. Nếu tôi có thai thì sao?

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh sốt rét cao hơn những người khác và họ có thể bị bệnh nặng hơn. Sốt rét có thể gây ra các vấn đề sau:

  • Sảy thai – Đây là khi thai kỳ tự kết thúc trước khi người phụ nữ mang thai được 20 tuần.
  • Trẻ sinh ra quá nhỏ, quá sớm hoặc bị nhiễm sốt rét.
  • Tử vong của mẹ hoặc em bé – Đứa bé có thể chết trước hoặc sau khi sinh.

Nếu có thể, các bà bầu nên tránh những khu vực thường gặp sốt rét cho đến khoảng 2 tháng sau khi sinh.

Như vậy, chúng ta đã biết sốt rét là bệnh được muỗi truyền qua con người qua vết chích. Cách tốt nhất để phòng ngừa sốt rét là tránh đi đến các vùng dịch tễ, hạn chế sự sinh sản của muỗi và tự bảo vệ mình khỏi bị muỗi chích.

Hãy cùng gia đình hưởng ứng các hoạt động diệt muỗi và lăng quăng do trạm y tế địa phương tổ chức, và hãy chuẩn bị kỹ cho mình và người thân nếu có việc phải di chuyển vào vùng dịch tễ, bạn nhé.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan