Sơ cứu bỏng: Cách xử lý và chăm sóc vết thương

Bỏng là tai nạn thường gặp ở trẻ em, nguyên nhân thường do lửa, nước sôi, điện, hóa chất….Cha mẹ cần nắm vững các bước sơ cứu bỏng ban đầu và cách chăm sóc cho trẻ sau khi sơ cứu bỏng. Đồng thời, phải đến bệnh viện kịp thời để hạn chế tổn thương do bỏng gây ra.

1. Mức độ bỏng

Bỏng có 3 mức độ tùy theo vị trí, độ sâu và diện tích vết bỏng. Dựa vào các mức độ bỏng mà ta có cách sơ cứu bỏng khác nhau:

  • Bỏng sâu (tổn thương nhiều lớp dưới da), cần phải ghép da để không bị sẹo
  • Sưng đỏ da nhiều, có vết phỏng nước, có thể kéo dài đến 3 tuần
  • Sưng đỏ da nhẹ, giống da bị rám nắng.

>> Cùng xem thêm: Bỏng và các cấp độ của bỏng

Sơ cứu bỏng: Cách xử lý và chăm sóc vết thương

2. Cách sơ cứu bỏng

Sơ cứu bỏng: Cách xử lý và chăm sóc vết thương

Nên làm mát các vết bỏng bằng nước lạnh càng sớm càng tốt, trong vòng tối thiểu 10 phút, không dùng đá đắp lên vết bỏng.

Sơ cứu bỏng: Cách xử lý và chăm sóc vết thương

Sau khi chườm mát nên băng vết bỏng bằng băng đã được tiệt trùng, không làm vỡ các vết phỏng.

Sơ cứu bỏng: Cách xử lý và chăm sóc vết thương

Khi sơ cứu bỏng, gọi cấp cứu ngay nếu:

  • Vết phỏng rộp > 5cm.
  • Vết bỏng ở mặt, bàn tay, bàn chân, cơ quan sinh dục.
  • Bỏng ở trẻ nhỏ.
  • Bỏng điện.

Cần ghi chú lại nếu vết bỏng của bạn nghiêm trọng, bao gồm các nội dung sau:

  • Địa điểm xảy ra tai nạn.
  • Vị trí bỏng.
  • Sơ cứu ban đầu.
  • Dụng cụ đã sử dụng để sơ cứu bỏng.

3. Chăm sóc vết thương sau khi sơ cứu bỏng

Việc chăm sóc vết bỏng rất quan trọng không kém sơ cứu bỏng. Vì nó có tác dụng giảm đau, giảm phù nề, giảm nhiễm trùng, độ sâu của vết bỏng và có thể giảm số trẻ cần nhập viện do bỏng. Tuy nhiên cần chú ý:

  • Không được bôi các chất, thuốc lên vết bỏng trước khi được bác sỹ thăm khám.
  • Trong trường hợp bị các vết bỏng nhỏ (độ 1), rửa vết bỏng nhẹ nhàng với nước ấm 1 lần / ngày.
  • Không cần dùng xà phòng trừ khi có bụi bẩn.
  • Nếu vết phỏng nước vỡ (bỏng độ 2) và lớp da đã biến mất, cần thoa kháng sinh theo chỉ định bác sĩ.
  • Cho trẻ uống giảm đau.

Cần đi khám bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:

  • Vết bỏng chảy dịch nhiều, có mủ, hôi, sưng đỏ, đau nhiều hơn.
  • Vết phỏng nước do bỏng nhiều.

4. Cách phòng ngừa bỏng

Sơ cứu bỏng: Cách xử lý và chăm sóc vết thương

Một số lưu ý:

  • Những người chăm sóc trẻ cần biết cách sử dụng dụng cụ phòng cháy chữa cháy. Lắp đặt thiết bị báo cháy ở những nơi dễ xảy ra tai nạn.
  • Dạy trẻ biết cách chạy thoát khi có cháy hoặc nếu quần áo trẻ có bị cháy thì dừng lại – té ngã – lăn trườn để dập tắt lửa ở quần áo.
  • Lắp đặt các thiết bị điện nơi an toàn.
  • Để diêm, hột quẹt, pháo hoa tránh xa tầm tay trẻ.
  • Không hút thuốc lá trong nhà.

>> Xem thêm: Cách xử trí và phòng ngừa bỏng

Thông điệp: Cần làm lạnh vết bỏng.

Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai
Hình ảnh tin tức Nguyên nhân viêm phế quản là gì và cách phòng ngừa ra sao?
Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân viêm phế
Hình ảnh tin tức Bật mí 2 cách làm tắc ngâm đường phèn ai cũng làm được
Khi gặp các về đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, khò khè… nhiều người thường áp dụng các phương pháp dân gian như dùng tắc ngâm đường phèn hay ngâm
Hình ảnh tin tức Giải đáp thắc mắc: Chị em khi đi khám phụ khoa cần chuẩn bị gì?
Vì sao chị em phụ nữ cần đi khám phụ khoa, khám phụ khoa cần chuẩn bị những gì là những băn khoăn rất thường gặp của không ít chị em khi lần đầu đi
Hình ảnh tin tức Mùa hè ăn xoài có nóng không? Có gây nổi mụn như nhiều người nghĩ không?
Xoài là loại trái cây nhiệt đới đặc trưng của mùa hè được nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon, tốt cho sức khỏe. Dù vậy, nhiều chị em cũng e