Siêu âm tinh hoàn: Những thông tin phái mạnh cần biết

Khi được bác sĩ chỉ định siêu âm tinh hoàn, có phải phái mạnh đang có các vấn đề nghiêm trọng với “hai hòn ngọc quý” này? Phương pháp siêu âm tinh hoàn có thể giúp phát hiện những bệnh lý nào? Bài viết dưới đây của NT BacGiang có thể giúp giải đáp các thắc mắc này của bạn!

Tinh hoàn là cơ quan sinh sản quan trọng của nam giới. Các vấn đề bất thường ở tinh hoàn có thể là mối lo ngại hàng đầu cho sức khỏe sinh sản của phái mạnh. Trong đó, phổ biến nhất là tình trạng sưng tinh hoàn. Tình trạng này phổ biến ở cả trẻ em và người trưởng thành với nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau.

Siêu âm tinh hoàn gần như là thủ thuật được chỉ định hàng đầu trong chẩn đoán nguyên nhân gây sưng tinh hoàn. Vậy tại sao kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn và kỹ thuật này có để lại ảnh hưởng tiêu cực gì trên tinh hoàn hay không?

Siêu âm tinh hoàn là gì?

Siêu âm tinh hoàn hay siêu âm bìu là một kỹ thuật chẩn đoán cho kết quả hình ảnh của tinh hoàn và các mô bên trong bìu. Kỹ thuật này có thể cung cấp thông tin chi tiết về kích thước, vị trí và cấu tạo của bìu cũng như tình trạng của tinh hoàn. Đồng thời, đây là một thủ thuật không xâm lấn, không sử dụng tia xạ có nguy cơ để lại tác hại tiêu cực, không gây đau và an toàn.

Do đó, siêu âm bìu trở thành “tiêu chuẩn đầu vào” được bác sĩ lựa chọn để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến tinh hoàn, đặc biệt là u nang tinh hoàn, sưng tinh hoàn.

Các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh thậm chí có thể dựa trên kết quả siêu âm để đánh giá tình trạng khối u ở bìu là lành tính hay ác tính. Điều này rất có ý nghĩa trong việc xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Khi nào phái mạnh cần đi siêu âm tinh hoàn?

Siêu âm tinh hoàn: Những thông tin phái mạnh cần biết

Thông thường, các tình trạng sưng tinh hoàn, gây cảm giác đau vùng bìu được nam giới phát hiện khi tự kiểm tra hay ở những lần khám sức khỏe nam khoa định kỳ. Các trường hợp sau đây khi đến khám các bác sĩ nam khoa thường chỉ định siêu âm bìu:

  • Tiền sử chấn thương vùng bìu
  • Đau và sưng tinh hoàn
  • Nghi ngờ u nang tinh hoàn hay khối u tinh hoàn
  • Đánh giá nguyên nhân gây vô sinh
  • Nghi ngờ xoắn tinh hoàn
  • Nghi ngờ giãn mạch thừng tinh
  • Tìm vị trí của một tinh hoàn bị mất (tinh hoàn ẩn).

Trước khi chỉ định siêu âm tinh hoàn, các bác sĩ nam khoa sẽ thực hiện một số thăm khám trên tinh hoàn và vùng bìu của bạn để dự đoán nguyên nhân gây sưng tinh hoàn. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, các bác sĩ cần có hình ảnh bên trong bìu của người bệnh để đưa ra chẩn đoán chính xác.

Với kết quả siêu âm tinh hoàn, bác sĩ nam khoa có thể chẩn đoán được tình trạng tinh hoàn đang mắc phải và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp như:

  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng tinh hoàn.
  • Phẫu thuật cắt bỏ hay dẫn lưu ở người bị xoắn tinh hoàn, giãn mạch thừng tinh hay tinh mạc, ung thư tinh hoàn.
  • Hóa trị và xạ trị được chỉ định khi đã xác định u tinh hoàn ác tính di căn đến các mô lân cận.

Quy trình siêu âm tinh hoàn diễn ra như thế nào?

Siêu âm bìu là một thủ thuật ngoại khoa có thể thực hiện ở các khoa phòng bệnh viện hay các phòng khám đa khoa. Đây là một kỹ thuật đơn giản với thời gian thực hiện trong vòng 20-30 phút, bao gồm các bước:

  • Thay áo choàng bệnh viện. Đối với siêu âm bìu, bạn sẽ không cần sử dụng thuốc an thần, gây mê hay thuốc gây tê trước khi thực hiện.
  • Nằm ngửa trên bàn đệm, dang rộng hai chân. Kỹ thuật viên có thể dùng khăn hay dải băng đặt bên dưới để nâng cao bìu. Bạn cần nằm yên trong quá trình siêu âm.
  • Tiến hành siêu âm: Kỹ thuật viên sẽ bôi gel trơn lên bìu và lướt đầu dò trên bìu, xung quanh bìu và đầu dò được lướt trên bìu ở nhiều góc độ khác nhau. Lúc này, bạn có thể sẽ cảm thấy khó chịu nếu phần đầu dò tiếp xúc với vị trí tinh hoàn sưng đau.
  • Quy trình siêu âm được tiến hành trong vòng khoảng 20 phút, sau đó bìu sẽ được lau sạch gel và kết thúc quy trình.

Đối với thủ thuật này, bạn có thể sinh hoạt và ăn uống bình thường ngay sau khi thực hiện mà không cần chờ đợi.

Siêu âm tinh hoàn giúp phát hiện những bệnh lý nào?

Siêu âm tinh hoàn: Những thông tin phái mạnh cần biết

Các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ phân tích hình ảnh thu được từ siêu âm bìu và gửi cho bạn kết quả, ý nghĩa của kết quả chẩn đoán.

Chẩn đoán chỉ định

Việc có các dấu hiệu bất thường trong siêu âm tinh hoàn có thể chỉ điểm cho một trong các bệnh lý sau:

  • Nhiễm trùng tinh hoàn
  • U nang tinh hoàn
  • Giãn mạch thừng tinh: tĩnh mạch thừng tinh giãn rộng
  • Xoắn tinh hoàn: thừng tinh bị xoắn, hạn chế lưu lượng máu đến tinh hoàn
  • Tinh mạc: ứ đọng lượng lớn dịch lỏng trong bìu
  • Viêm ống sinh tinh, mào tinh: hình thành các u nang chứa đầy chất lỏng ở những vị trí này
  • Khối u tinh hoàn.

Nếu kết quả chẩn đoán nghi ngờ u nang tinh hoàn ác tính, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm xâm lấn để đưa ra được hướng điều trị phù hợp.

Chẩn đoán phân biệt

Siêu âm thường có thể giúp phân biệt ung thư tinh hoàn với đặc trưng các tế bào tinh hoàn bất thường so với các bệnh lý xoắn tinh hoàn và viêm biểu mô tinh hoàn.

Xoắn tinh hoàn là tình trạng cần can thiệp ngoại khoa còn viêm biểu mô tinh hoàn được điều trị bằng thuốc. Trong đó, xoắn tinh hoàn được đánh giá thuộc các bệnh lý yêu cầu phẫu thuật khẩn cấp để kịp thời cứu vãn tinh hoàn của bệnh nhân, tránh gây tình trạng vô sinh cho bệnh nhân.

Lúc này, siêu âm màu Doppler là cần thiết vì nó cho thấy lưu lượng máu giảm trong xoắn tinh hoàn với trường hợp bình thường hay tăng ở ung thư tinh hoàn và viêm biểu mô tinh hoàn. Điều mà siêu âm thường không phân biệt được Theo nhiều nghiên cứu, đối với xoắn tinh hoàn, siêu âm màu Doppler có độ đặc hiệu gần như 100%.

Song đó, siêu âm màu Doppler cũng giúp loại trừ nguyên nhân xoắn tinh hoàn, có thể giúp tránh các thăm dò phẫu thuật không cần thiết nếu bệnh nhân mắc các bệnh lý u tinh hoàn khác.

NT BacGiang hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã hiểu rõ vì sao cần siêu âm tinh hoàn, phương pháp này giúp ích cho cho việc thăm khám và điều trị.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ uống thuốc gì? 9 thuốc tiềm năng điều trị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan nhiều hơn mức bình thường. Tính đến tháng 3 năm 2024, chỉ có một loại thuốc duy nhất (Rezdiffra)
Hình ảnh tin tức Sau khi hút thai có nên đi lại nhiều? Chị em cần chú ý những gì sau hút thai?
Sau khi hút thai cơ thể chị em phụ nữ sẽ mất lượng máu, buồng tử cung, vùng kín có thể bị tổn thương ít nhiều. Do đó để tạo điều kiện cho tử cung,
Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm