Nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ có thai: Những điều cần biết

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là một bệnh lý phổ biến ở phụ nữ mang thai. Đây là một thách thức điều trị lớn, vì nguy cơ biến chứng nghiêm trọng ở cả mẹ và con đều cao. Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị được lựa chọn. Ở phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các loại nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ có thai, và sự ảnh hưởng của chúng đến thai nhi và sản phụ nhé.

1. Nhiễm trùng tiểu là gì? 

Nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary tract infection – UTI) là một bệnh nhiễm trùng ở bất kỳ phần nào trong hệ thống tiết niệu của bạn – thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các nhiễm trùng tiểu  liên quan đến đường tiết niệu dưới – bàng quang và niệu đạo.

2. Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng tiểu là gì? 

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo và bắt đầu phát triển lên trong bàng quang.

Nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ có thai: Những điều cần biết

Mặc dù hệ thống tiết niệu được thiết kế để ngăn chặn những kẻ xâm lược siêu nhỏ như vậy, những hệ thống phòng thủ này đôi khi thất bại. Trong thai kỳ, do tử cung quá to, chèn ép vào niệu quản hay bàng quang làm giảm tốc độ chảy của nước tiểu. Vi trùng sẽ dễ dàng đi ngược dòng từ bên ngoài da vào niệu đạo, bàng quang.

Khi xâm nhập được vào hệ tiết niệu, vi khuẩn có thể xâm lấn vào mô đường tiểu và phát triển thành một bệnh nhiễm trùng trong đường tiết niệu. UTI phổ biến nhất xảy ra chủ yếu ở phụ nữ và ảnh hưởng đến bàng quang và niệu đạo.

Nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang):

Loại UTI này thường do Escherichia coli (E. coli), một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong đường tiêu hóa (GI). Tuy nhiên, đôi khi các vi khuẩn khác là nguyên nhân gây ra bệnh lý này.

Nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ có thai: Những điều cần biết

Nhiễm trùng niệu đạo (viêm niệu đạo):

Loại UTI này có thể xảy ra khi vi khuẩn đường ruột lây lan từ hậu môn đến niệu đạo.

Ngoài ra, do niệu đạo nữ gần với âm đạo, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như herpes, lậu, chlamydia và mycoplasma, có thể gây viêm niệu đạo.

>> Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể gây viêm niệu đạo ở phụ nữ. Tìm hiểu ngay cách phòng ngừa các bệnh này tại đây nhé!

Nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ có thai: Những điều cần biết

Viêm thận – bể thận:

Ở phụ nữ mang thai, hầu hết là do vi trùng đi từ niệu đạo – bàng quang – đến niệu quản và cuối cùng là thận gây ra viêm thận bể thận.

Do đó, đa số trường hợp là do nhiễm trùng tiểu ở niệu đạo – bàng quang không điều trị tiến triển thành. Cũng như hầu hết trường hợp là do tử cung quá to (3 tháng cuối của thai kỳ). 80 – 90% trường hợp viêm thận bể thận xuất hiện ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.

Nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ có thai: Những điều cần biết

3. Yếu tố nguy cơ gây ra nhiễm trùng tiểu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là phổ biến ở phụ nữ, và nhiều phụ nữ trải qua nhiều hơn một lần nhiễm trùng trong suốt cuộc đời của họ.

Các yếu tố nguy cơ cụ thể đối với phụ nữ mắc UTI bao gồm:

  • Cấu trúc cơ thể. Một người phụ nữ luôn có niệu đạo ngắn hơn đàn ông, điều này rút ngắn khoảng cách mà vi khuẩn phải di chuyển để đến bàng quang.
  • Hoạt động tình dục. Phụ nữ hoạt động tình dục có xu hướng bị nhiễm trùng tiểu nhiều hơn phụ nữ không hoạt động tình dục. Có một đối tác tình dục mới cũng làm tăng nguy cơ của bạn.
  • Một số biện pháp tránh thai.
  • Mãn kinh.

Các yếu tố nguy cơ khác của UTI bao gồm:

  • Dị dạng đường tiết niệu.
  • Tắc nghẽn trong đường tiết niệu.
  • Hệ thống miễn dịch bị ức chế: Bệnh tiểu đường và các bệnh khác làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Vai trò hệ miễn dịch là bảo vệ cơ thể chống lại vi trùng. Do đó khi nó suy yếu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu.
  • Sử dụng ống thông.
  • Mang thai là một trạng thái liên quan đến thay đổi đường sinh lý, cấu trúc và chức năng thúc đẩy vi trùng đi lên từ bên ngoài vào niệu đạo.
    • Không giống người bình thường nói chung, tất cả phụ nữ mang thai nên được kiểm tra nhiễm trùng tiểu bằng nuôi cấy nước tiểu. Cũng như nhiễm trùng tiểu không triệu chứng phải được điều trị, đặc biệt khi có nguyên nhân là GBS. 

4. Triệu chứng của nhiễm trùng tiểu là gì?

Không phải lúc nào nhiễm trùng tiểu cũng gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, nếu có thì thường trong 2 trường hợp:

Triệu chứng của đường tiểu dưới (viêm niệu đạo, bàng quang):

  • Nước tiểu đục.
  • Tiểu buốt.
  • Tiểu lắt nhắt.
  • Cảm giác muốn đi tiểu dù vừa đi xong.

Nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ có thai: Những điều cần biết

Triệu chứng của đường tiểu trên (viêm thận – bể thận):

  • Đau hông lưng.
  • Sốt, lạnh run.
  • Buồn nôn, nôn ói.
  • Đôi khi có thể xuất hiện triệu chứng của đường tiểu dưới.

Nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ có thai: Những điều cần biết

5. Chẩn đoán nhiễm trùng tiểu như thế nào?

Ở đối tượng có triệu chứng, chỉ cần xét nghiệm nước tiểu bằng que test nhanh, đôi khi cần phải soi cấy vi trùng để chẩn đoán bệnh.

Ở sản phụ không có triệu chứng, ta cần tầm soát nhiễm trùng tiểu cho họ.

6. Cần tầm soát nhiễm trùng tiểu không triệu chứng cho thai phụ như thế nào? 

Nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ có thai: Những điều cần biết

Nhóm nguy cơ không cao:

Ở một số quốc gia như Canada, Mỹ, Anh, thì thời gian soi cấy vi trùng ở nước tiểu thai phụ để tầm soát nhiễm trùng tiểu không triệu chứng là 12 – 16 tuần. Một số hướng dẫn khác cho rằng cần làm sớm hơn, thực hiện ngay ở lần đầu tiên đến khám thai.

Nhưng cũng có một số luồng ý kiến cho rằng, việc tầm soát này không mang lại bất kỳ lợi ích nào ở những phụ nữ ít nguy cơ có nhiễm trùng tiểu.

Và khi tầm soát lần đầu âm tính thì không cần tầm soát lại.

Nhóm nguy cơ cao:

Cũng được tầm soát nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ có thai lần đầu vào tuần 12 – 16 với những bằng chứng khoa học ủng hộ nhiều hơn.

Bao gồm:

  • Đái tháo đường.
  • Đã phát hiện có dị tật đường tiểu.
  • Có tiền căn sinh non.
  • Bệnh lý hồng cầu (Hemoglobin S).

Dù kết quả tầm soát lần đầu âm tính cũng nên thực hiện tầm soát nước tiểu lần thứ 2 ở nhóm thai phụ nguy cơ cao này.

Tầm soát nhiễm trùng liên cầu trước khi sanh:

Ngoài ra, khoảng tuần thai 35 – 37 (trước sanh), cần phải tầm soát nhiễm trùng liên cầu (GBS) ở thai phụ vì GBS làm tăng một số nguy cơ có hại cho trẻ. Để tầm soát, bác sĩ sẽ phết dịch hậu môn, âm đạo và cấy nước tiểu.

7. Điều trị nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ có thai như thế nào?

Kháng sinh là điều trị mấu chốt. Bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn kháng sinh phù hợp, không ảnh hưởng đến tình trạng thai nhi.

Nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ có thai: Những điều cần biết

  • Ở trường hợp nhiễm trùng không triệu chứng, thời gian điều trị thường là 4 – 7 ngày.
  • Thai phụ có triệu chứng nhiễm trùng tiểu dưới, thời gian điều trị là 7 ngày.
  • Nếu thai phụ có biểu hiện nhiễm trùng tiểu trên, dùng kháng sinh truyền trong 2 ngày đầu. Nếu triệu chứng giảm thì chuyển thành kháng sinh uống. Tổng thời gian điều trị thường là 10 – 14 ngày.

8. Ảnh hưởng của nhiễm trùng tiểu ở mẹ và trẻ như thế nào?

Nhiễm trùng tiểu không triệu chứng:

Theo nghiên cứu của Cochrane, việc điều trị kháng sinh ở thai phụ nhiễm trùng tiểu không triệu chứng nói chung ở mọi thai phụ chỉ có thể làm giảm tình trạng sinh con nhẹ cân. Còn riêng điều trị tình trạng nhiễm trùng tiểu không triệu chứng do GBS gây ra có thể làm giảm tình trạng sinh non, vỡ ối sớm cũng như giảm khả năng nhiễm trùng sơ sinh ở trẻ.

>> Nhiễm trùng tiểu có thể gây nên những hệ quả nghiêm trọng cho mẹ và bé. Nhấn vào đây để tìm hiểu thêm về những điều cần lưu ý trong điều trị nhiễm trùng tiểu!

Nhiễm trùng tiểu có triệu chứng:

Ở mẹ:

15 – 20% phụ nữ viêm thận – bể thận có nhiễm trùng huyết: đây là tình trạng vi trùng xâm nhập vào máu, đi đến nhiều cơ quan. Tình trạng này làm suy đa cơ quan, dẫn đến tử vong.

Các biến chứng khác cũng có thể xuất hiện nếu điều trị viêm thận – bể thận chậm trễ:

  • Suy thận cấp.
  • Thiếu máu.
  • Tăng huyết áp.
  • Tiền sản giật.
  • Tán huyết.
  • Suy hô hấp cấp.

Ở trẻ:

  • Làm tăng nguy cơ sanh non.
  • Nhiễm trùng sơ sinh.

9. Kết luận

Nhiễm trùng tiểu là một bệnh lý thường gặp ở nữ, đặc biệt là thai phụ. Nhiễm trùng tiểu có tên gọi khác nhau tùy thuộc vị trí vi trùng ảnh hưởng. Thai phụ mắc nhiễm trùng tiểu không triệu chứng do vi khuẩn thường gặp như E.coli ít ảnh hưởng đến thai nhi, có thể không cần điều trị.

Ngược lại, nếu do liên cầu khuẩn thì việc điều trị là bắt buộc. Nhiễm trùng tiểu có triệu chứng luôn cần phải điều trị. Nếu bệnh diễn tiến trễ có thể xuất hiện viêm thận – bể thận cấp.

Bác sĩ Nguyễn Đoàn Trọng Nhân

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ uống thuốc gì? 9 thuốc tiềm năng điều trị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan nhiều hơn mức bình thường. Tính đến tháng 3 năm 2024, chỉ có một loại thuốc duy nhất (Rezdiffra)
Hình ảnh tin tức Sau khi hút thai có nên đi lại nhiều? Chị em cần chú ý những gì sau hút thai?
Sau khi hút thai cơ thể chị em phụ nữ sẽ mất lượng máu, buồng tử cung, vùng kín có thể bị tổn thương ít nhiều. Do đó để tạo điều kiện cho tử cung,
Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm