Nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách điều trị

Ho về đêm – một bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Khi trẻ bị ho về đêm sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, cũng như tâm lý của cha mẹ. Vậy các bạn đã biết gì về loại bệnh này rồi? Hãy cùng các chuyên gia của YouMed tìm hiểu về chủ đề này nhé!

Nguyên nhân trẻ bị ho về đêm

Ho vào ban đêm có thể gây khó chịu cho trẻ và cha mẹ hoặc người chăm sóc của chúng. Tuy nhiên, ho vào ban đêm không có gì đáng lo ngại. Vì đây rất có thể là triệu chứng khi nhiễm một loại virus hay vi khuẩn nào đó và sẽ tự khỏi.

Khi trẻ bị ho, âm thanh trẻ phát ra hoặc các triệu chứng kèm theo có thể giúp xác định nguyên nhân.

Chúng có thể do nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như:

  • Cảm lạnh thông thường
  • Hen suyễn
  • Trào ngược acid dạ dày
  • Nhiễm trùng xoang
Nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách điều trị
Ho vào ban đêm có thể gây khó chịu cho trẻ

Ho do hội chứng chảy dịch mũi sau

Trong cơ thể, chất nhầy bao phủ đường thở giúp giữ và loại bỏ các chất gây kích ứng và chống lại sự nhiễm trùng. Nhưng một số tình trạng, như nhiễm trùng và dị ứng, có thể khiến trẻ cảm thấy chất nhầy tích tụ hoặc chảy xuống cổ họng.

Khi chất nhầy dư thừa chảy xuống cổ họng của trẻ, nó được gọi là chảy dịch mũi sau. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ho và đau họng vào ban đêm. Tuy nhiên, ho do hội chứng chảy dịch mũi sau thường không bao gồm ho sâu hoặc thở khò khè.

Giúp trẻ ngủ ở tư thế cao hơn có thể làm giảm các cơn ho do chảy dịch mũi sau. Nếu trẻ bị ho về đêm nhiều trong một số thời điểm nhất định trong năm hoặc sau khi chơi với một số động vật, chúng có thể bị dị ứng. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dị ứng có thể giúp xác định trẻ  bị dị ứng gì và xác định phương pháp điều trị tốt nhất.

Viêm thanh khí phế quản

Viêm thanh khí phế quản phổ biến nhất ở trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi. Các triệu chứng bao gồm:

  • Ho khan đặc trưng, có xu hướng trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm;
  • Khó thở;
  • Âm thanh bất thường khi thở;
  • Khàn tiếng;
  • Sốt.

Đôi khi, các triệu chứng giống như cảm lạnh có thể xuất hiện trước bệnh viêm thanh khí phế quản . Tình trạng này phát triển khi khí quản và dây thanh quản bị sưng và viêm. Bé trai có nhiều khả năng mắc bệnh viêm thanh khí phế quản hơn bé gái.

Mặc dù ngủ với máy tạo độ ẩm có thể là một cách điều trị hiệu quả đối với một số chứng ho kèm theo tắc nghẽn và cảm lạnh. Nhưng các chuyên gia cho rằng nó không hữu ích cho trẻ bị bệnh viêm thanh khí phế quản. Bác sĩ có thể kê đơn epinephrine khí dung khi trẻ bị mắc bệnh viêm thanh khí phế quản  trung bình đến nặng.

Ho gà

Ho gà là tình trạng xuất hiện tiếng gà kêu khi trẻ thở hổn hển sau khi ho. Ngày nay, nhiều trẻ em được chủng ngừa ho gà từ khi còn nhỏ nên các triệu chứng có xu hướng được giảm nhẹ.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp, trẻ không có khả năng miễn dịch với ho gà. Do đó, khi bị nhiễm trùng, các cơn ho của trẻ có thể trở nên dữ dội. Nôn ói cũng có thể là tình trạng phổ biến ở trẻ em mắc bệnh này. Bệnh ho gà rất nguy hiểm, vì trẻ sơ sinh nếu bị có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng do vi khuẩn là nguyên nhân gây ra bệnh ho gà. Vì vậy, các  bác sĩ có thể điều trị bệnh này bằng thuốc kháng sinh. Khi điều trị ho gà, các bậc phụ huynh hãy đảm bảo cho trẻ uống đúng và đủ liều thuốc. Đồng thời, các bạn cũng nên cho trẻ uống nhiều nước và chia nhỏ bữa ăn của trẻ để giúp ngăn ngừa nôn ói kèm theo cơn ho dữ dội.

Ho kèm theo thở khò khè

Ho và thở khò khè vào ban đêm có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn ở trẻ em. Các triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ em bao gồm:

  • Ho và thở khò khè;
  • Hụt hơI;
  • Tức ngực;
  • Thở nông và nhanh;
  • Các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn khi tiếp xúc trực tiếp với khói, phấn hoa hoặc các tác nhân gây ho khác;
  • Cảm lạnh thường xuyên.

Nếu một đứa trẻ có bất kỳ triệu chứng ở trên, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt.  Việc bắt đầu điều trị sớm có thể tránh các biến chứng, chẳng hạn như cơn hen suyễn. Điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ bao gồm việc điều trị phòng ngừa lâu dài và cắt nhanh các cơn hen suyễn.

Ho kèm theo nôn ói

Ho về đêm kèm theo nôn ói khiến trẻ và cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ rất bất an. Đôi khi, những triệu chứng này là do trẻ nhỏ không thể ho ra chất nhầy một cách hiệu quả. Vì vậy nôn ói là cách cơ thể chúng đẩy các chất nhầy ra khỏi cơ thể và làm sạch đường thở.

Trong các trường hợp khác, nôn ói và ho có thể gợi ý một tình trạng nghiêm trọng hơn như hen suyễn hoặc viêm phổi. Nếu một đứa trẻ bị mất nước do nôn ói, điều này có thể gây ra các cơn hen suyễn. Điều quan trọng là cha mẹ hoặc người chăm sóc phải theo dõi khi trẻ bị ho về đêm và thở khò khè kèm nôn ói.

Khi bị viêm phổi, trẻ cũng có thể ho, nôn ói và kèm theo các triệu chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Các triệu chứng này bao gồm:

  • Nhịp thở nhanh;
  • Ớn lạnh;
  • Đau, tức ngực,
  • Sốt;
  • Mệt mỏi.

Nếu trẻ gặp một số triệu chứng này cùng với ho và nôn, hãy đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Trẻ sẽ được điều trị tình trạng này bằng thuốc kháng sinh khi bác sĩ chẩn đoán viêm phổi.

Ho kèm theo sốt

Nếu cha mẹ hoặc người chăm sóc nhận thấy trẻ bị ho và sốt vào ban đêm, bạn không nên lo lắng. Thay vào đó, bạn có thể hạ sốt cho trẻ và theo dõi các triệu chứng để xem liệu chúng có trở nên tồi tệ hơn hay không. Trẻ em và trẻ sơ sinh bị ho có thể gặp phải:

  • Sốt;
  • Ho khan;
  • Nôn ói;
  • Thay đổi hành vi như chán ăn

Khi trẻ bị ho về đêm kèm theo sốt, điều quan trọng là bạn phải hạ sốt cho trẻ và cho trẻ uống đủ nước. Ngoài ra, cha mẹ và người chăm sóc trẻ bị ho nên nói chuyện với bác sĩ. Nếu tình trạng xấu đi mà không được điều trị, trẻ của bạn có thể bị nhiễm trùng tai giữa và các vấn đề nghiêm trọng khác.

Nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách điều trị
Khi trẻ bị ho và sốt vào ban đêm, bạn không nên lo lắng.

Cũng cần lưu ý rằng ho và sốt là hai trong số các triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19. Nếu cha mẹ hoặc người chăm sóc tin rằng con bạn bị COVID-19, bạn nên nói chuyện với bác sĩ, bắt đầu cách ly và yêu cầu xét nghiệm. Điều này đặc biệt quan trọng nếu trẻ gần đây gặp những người dương tính với căn bệnh này.

Khi điều trị sốt cho trẻ, cha mẹ không nên cho trẻ uống aspirin. Vì aspirin gây ra hội chứng về não Reye ở trẻ em. Thay vào đó, bạn nên dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để hạ sốt.

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ tăng cường miễn dịch, chống chọi với bệnh ho. Tìm hiểu ngay trẻ bị ho nên ăn gì, kiêng gì thông qua bài viết của bác sĩ. 

Mẹo giúp hạn chế nguy cơ trẻ bị ho về đêm tại nhà

Các bước sau đây có thể giúp giảm bớt cơn ho ở trẻ em vào ban đêm:

  • Tắm nước ấm hoặc tắm trước khi đi ngủ;
  • Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi nhiều;
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước;
  • Luôn đeo khẩu trang cho trẻ khi ra khỏi nhà và khi ở nơi công cộng.

Mật ong cũng  là một phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả cho chứng ho vào ban đêm. Điều này là do mật ong đặc tính kháng viêm và làm dịu cảm giác đau họng. Tuy nhiên, không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi dùng vì nó có nguy cơ ngộ độc.

Nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách điều trị
Luôn đeo khẩu trang cho trẻ khi ra khỏi nhà và khi ở nơi công cộng.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Ho là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em. Mặc dù ho vào ban đêm thường tự khỏi, nhưng nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn, hãy nói chuyện với bác sĩ, người có thể giúp chẩn đoán và điều trị.

Đặc biệt, bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ:

  • Đang sốt;
  • Ho ra máu;
  • Chảy nước dãi và khó nuốt;
  • Ho hơn 2-3 tuần.

Để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu, hãy đặt khám cùng các bác sĩ Nhi uy tín trên Ứng dụng YouMed ngay khi cần. Cùng trải nghiệm cảm giác an tâm, nhanh chóng và tiện lợi mà YouMed mang lại cho bạn.

Nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách điều trị
YouMed – Ứng dụng đặt lịch khám dễ dàng

Trẻ bị ho về đêm có nhiều nguyên nhân. Nghe âm thanh của tiếng ho và các triệu chứng khác có thể giúp cha mẹ hoặc người chăm sóc xác định lý do cơ bản. Nếu trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như sốt hoặc ho kéo dài hơn 2 tuần, hãy liên hệ với bác sĩ. Hãy luôn quan tâm và theo dõi sức khỏe của trẻ trước khi xảy ra tình trạng xấu nhất nhé.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Sau khi hút thai có nên đi lại nhiều? Chị em cần chú ý những gì sau hút thai?
Sau khi hút thai cơ thể chị em phụ nữ sẽ mất lượng máu, buồng tử cung, vùng kín có thể bị tổn thương ít nhiều. Do đó để tạo điều kiện cho tử cung,
Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm
Hình ảnh tin tức Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa?
Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa? Đây là câu hỏi chung của nhiều người khi đối mặt với tình trạng gàu xuất hiện liên tục trên da đầu dù đã